(Bài viết của Trần Xuân Toàn trên Phương Mai.- 1995.- Số 10 (1.518).
(Coi nguyên bổn ở đây)
Lần đầu tiên tôi đến thăm Văn Cao vào một chiều thu tháng Tám trên căn gác nhỏ, 108 Yết Kiêu - Hà Nội. Anh bạn họa sĩ mà tôi mới quen biết, anh Hòa, ở trường Đại học Mỹ thuật gần đấy, là cháu của nhạc sĩ, đã dẫn đường cho tôi.
Tiếp chúng tôi là bác Băng - vợ nhạc sĩ - một con người cởi mở, vui tính. Bấy giờ đang trưa nắng. Văn Cao còn đang nghỉ trên chiếc đi-văng bên cạnh bàn. Chúng tôi chào hỏi và nói chuyện làm ông tỉnh giấc. Nghe giới thiệu có người ở Bình Định ra thăm, Văn Cao trở mình ngồi dậy một cách khó khăn, nhưng không cho ai đỡ cả. Đấy là một ông già đầu tóc bạc phơ, loã xoã như bờm sư tử. Chỉ sau đó, trong câu chuyện với nhau, tôi mới thật sự cảm nhận ra được một Văn Cao như đã từng nghe biết: hoạt bát, tinh anh, đầy nghị lực.
Câu chuyện của chúng tôi lúc đầu chỉ là hỏi thăm sức khoẻ của những người quen biết. Và sức khoẻ của ông. Được biết, vì sức khoẻ mà Văn Cao đã mấy lần không đi Pháp theo lời mời của họ. Tác giả Quốc ca đang hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ, nhưng chủ yếu vẫn là do y, bác sĩ mến mộ người nghệ sĩ tài năng mà thôi.
Bao khúc ca cách mạng và yêu nước, bao khúc ca trữ tình khác đã đi vào lòng người. Con người đầy sức sáng tạo mãnh liệt và tha thiết với cuộc sống ấy vốn am hiểu rất sâu về âm nhạc cổ truyền dân tộc. Đó là hồn dân tộc kết tinh thành dòng suối nhạc tuyệt vời trong những ca khúc của ông.
Tôi chợt nhìn quanh căn phòng. Trên tường treo hai bức tranh: Một là chân dung người vợ yêu quý thời son trẻ. Một nữa là bức tranh miêu tả bốn người đang leo cột, người trên đạp kẻ dưới như tranh dân gian.
Tôi chợt hỏi ông: "Thưa bác, cháu biết bác là nhạc sĩ nổi tiếng. Nhưng bác còn làm thơ và yêu thích hội họa nữa. Vậy thì trong ba loại hình nghệ thuật ấy, bác nghiêng tâm hồn mình về phía nào ạ ?"
- Hội họa - ông trả lời ngay - Hội họa là khởi nguyên của tôi và từ đó tôi đến với thi ca và nhạc...Lúc này, bác lại quay về với hội họa. Cháu nhìn xem, những khung, giá vẽ đằng kia là để chuẩn bị cho những tác phẩm hội họa mới. Bác muốn làm một cái gì đó thật riêng cho mình lúc cuối đời, cháu ạ !
Văn Cao đã đưa ra bảng phân loại những nghệ thuật mà mình đã trải qua: hội họa - thơ ca - âm nhạc. Nếu không phải chính lời ông nói, thì khó mà tin được thứ tự phân hạng như thế. Ông đến với âm nhạc tuy muộn nhưng lại sớm chia tay với nó, để trở về với hội họa và thi ca. Cái nguyên lý mỹ học phương Đông đã trở thành triết thuyết cụ thể trong thực tiễn sáng tạo của ông: " Thi trung hữu họa". Những dòng thơ của ông như là từ những hình ảnh, những sắc màu của hội họa hoá thân vào vậy.
Cách đây đã lâu, mùa hè năm 1985, Văn Cao cùng một số văn nghệ sĩ khác, làm một cuộc hành trình vào phương Nam, đến Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường, hai ông bà Văn Cao cùng ghé lại Qui Nhơn - Bình Định. Còn nhớ, lúc ấy tôi còn là sinh viên Văn khoa của trường Đại học sư phạm Qui Nhơn, nghe Văn Cao sẽ tới trường nói chuyện, chúng tôi háo hức lắm. Nhưng dịp may đã lỡ. Hôm ấy ông mệt không thể vào trường được.
Chuyến đi Quy Nhơn - Bình Định ấy hóa ra để lại cho Văn Cao nhiều ấn tượng tốt đẹp, cùng những kỷ niệm khó quên.
Ông kể, lần ấy ông hoàn thành ba bài thơ: Qui Nhơn I, Qui Nhơn II và Qui Nhơn III. Anh Thanh Thảo phải đọc thay ba bài thơ này tại trường tôi. Đây là ba bài thơ ông tâm đắc nhất trong cuộc đời làm thơ của ông, về sau in trong tập "Lá". Ông kể tiếp, sau đó trên đường vào Nam, trong một cuộc gặp gỡ nhỏ, người ta yêu cầu ông đọc thơ, ông đọc luôn ba bài thơ ấy:
Một nửa hình con trai
ngày
lấp lánh sắc cầu vồng
Một nửa mình trăng
đêm
nằm nghiêng trên cát biển
(Qui Nhơn I)
Qui Nhơn trong thơ Văn Cao như là một doi cát lớn vươn ra biển Đông, cả những ngày tràn nắng lóng lánh từng lá dừa non, cả những đêm trăng rười rượi gió biển. Những cảm nhận của Văn Cao là cảm nhận lãng mạn có tính phát hiện. Văn Cao còn bị cuốn hút bởi những tháp Chàm cổ kính, huyền ảo, như là những nốt nhạc trong bản nhạc sắc màu và âm thanh của Quy Nhơn.
Từ trời xanh
rơi
vài giọt tháp Chàm
Quanh Qui Nhơn
Tôi như đứa trẻ yêu huyền thoại
Đọc xong bài thơ, Thu Bồn thấy hay quá, nói đùa: Với ba bài thơ này, Văn Cao xứng đáng là tác giả của "Tiến quân ca thứ hai" rồi đấy.
Văn Cao là nghệ sĩ đa tài. Nói như Nguyễn Thuỵ Kha, "Ông ôm cả ba vùng ánh sáng thi - họa - nhạc".
Tôi hỏi ông: "Thưa bác, tại sao tập thơ của bác lại đặt tên là "Lá". Vậy "Lá" có liên quan gì đến điều bác thích?"
- Lá là tất cả cháu ạ. Tất cả như một chiếc lá. Lá có thể diễn tả được dòng nhựa sống từ trong nguồn mạch. Lá có thể là màu xanh, có thể là chiếc lá vàng rơi...Đời người giống như chiếc lá. Bác có thể diễn tả lá bằng hội họa với vài ba nét bút hoặc hơn nữa...Lá cũng đã hóa thân vào âm nhạc của bác nữa đấy!.
Hóa ra là thế. Tôi liên tưởng đến "Lá cỏ' của Uýt-man, đến "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, đến Hoàng Việt với "Lá đỏ" rồi "cứ ngỡ là lá ngọt" của Lâm Thị Mỹ Dạ...Và như thế cái diệu kỳ trong chiếc lá như Văn Cao nói. Tôi đem suy nghĩ này nói với ông, Văn Cao gật đầu: "Chính là thế đấy".
Rồi bất chợt hỏi: "Thế bác có còn làm thơ không ?"
- Còn. Bác còn có đủ thơ cho những tập tiếp theo. Và nếu lại đặt tên bác sẽ đặt tiếp "Lá II", "Lá III"...Chỉ có điều là chưa có đủ điều kiện in ấn, xuất bản mà thôi. "Thời gian qua kẽ lá. Làm khô những chiếc lá...".
Nắng đã xiên khoai. Trông ông có vẻ mệt. Tôi đánh bạo hỏi câu cuối cùng:
- Cháu biết bác có ấn tượng tốt về Bình Định. Nếu nói đôi câu, một vài điều về Bình Định, bác sẽ nói gì ạ?
Văn Cao cười hiền hậu:
- Anh "địa phương chủ nghĩa" gớm nhỉ ! Về Bình Định ! Trước hết là phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ, về võ Bình Định. Bác thì bác sợ con gái Bình Định lắm. Câu ca gì đó "Con gái Bình Định cầm roi..." ... rượt chồng ấy mà (ông lại quay sang bác gái cười khà, rung hàm râu). Ừ, còn phải nói thứ nhất nữa là...rượu Bầu Đá. Ngon tuyệt. Lần sau cháu ra, thì cho bác một hũ nhé !
Lúc này, tôi để ý, trong lúc chuyện trò, bác gái đã tiếp Văn Cao mấy cốc rượu...Ai hiểu tác giả Thiên Thai, Suối mơ và cả Tiến quân ca bằng bác gái Văn Cao ?
Câu chuyện của chúng tôi lúc đầu chỉ là hỏi thăm sức khoẻ của những người quen biết. Và sức khoẻ của ông. Được biết, vì sức khoẻ mà Văn Cao đã mấy lần không đi Pháp theo lời mời của họ. Tác giả Quốc ca đang hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ, nhưng chủ yếu vẫn là do y, bác sĩ mến mộ người nghệ sĩ tài năng mà thôi.
Bao khúc ca cách mạng và yêu nước, bao khúc ca trữ tình khác đã đi vào lòng người. Con người đầy sức sáng tạo mãnh liệt và tha thiết với cuộc sống ấy vốn am hiểu rất sâu về âm nhạc cổ truyền dân tộc. Đó là hồn dân tộc kết tinh thành dòng suối nhạc tuyệt vời trong những ca khúc của ông.
Tôi chợt nhìn quanh căn phòng. Trên tường treo hai bức tranh: Một là chân dung người vợ yêu quý thời son trẻ. Một nữa là bức tranh miêu tả bốn người đang leo cột, người trên đạp kẻ dưới như tranh dân gian.
Tôi chợt hỏi ông: "Thưa bác, cháu biết bác là nhạc sĩ nổi tiếng. Nhưng bác còn làm thơ và yêu thích hội họa nữa. Vậy thì trong ba loại hình nghệ thuật ấy, bác nghiêng tâm hồn mình về phía nào ạ ?"
- Hội họa - ông trả lời ngay - Hội họa là khởi nguyên của tôi và từ đó tôi đến với thi ca và nhạc...Lúc này, bác lại quay về với hội họa. Cháu nhìn xem, những khung, giá vẽ đằng kia là để chuẩn bị cho những tác phẩm hội họa mới. Bác muốn làm một cái gì đó thật riêng cho mình lúc cuối đời, cháu ạ !
Văn Cao đã đưa ra bảng phân loại những nghệ thuật mà mình đã trải qua: hội họa - thơ ca - âm nhạc. Nếu không phải chính lời ông nói, thì khó mà tin được thứ tự phân hạng như thế. Ông đến với âm nhạc tuy muộn nhưng lại sớm chia tay với nó, để trở về với hội họa và thi ca. Cái nguyên lý mỹ học phương Đông đã trở thành triết thuyết cụ thể trong thực tiễn sáng tạo của ông: " Thi trung hữu họa". Những dòng thơ của ông như là từ những hình ảnh, những sắc màu của hội họa hoá thân vào vậy.
Cách đây đã lâu, mùa hè năm 1985, Văn Cao cùng một số văn nghệ sĩ khác, làm một cuộc hành trình vào phương Nam, đến Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường, hai ông bà Văn Cao cùng ghé lại Qui Nhơn - Bình Định. Còn nhớ, lúc ấy tôi còn là sinh viên Văn khoa của trường Đại học sư phạm Qui Nhơn, nghe Văn Cao sẽ tới trường nói chuyện, chúng tôi háo hức lắm. Nhưng dịp may đã lỡ. Hôm ấy ông mệt không thể vào trường được.
Chuyến đi Quy Nhơn - Bình Định ấy hóa ra để lại cho Văn Cao nhiều ấn tượng tốt đẹp, cùng những kỷ niệm khó quên.
Ông kể, lần ấy ông hoàn thành ba bài thơ: Qui Nhơn I, Qui Nhơn II và Qui Nhơn III. Anh Thanh Thảo phải đọc thay ba bài thơ này tại trường tôi. Đây là ba bài thơ ông tâm đắc nhất trong cuộc đời làm thơ của ông, về sau in trong tập "Lá". Ông kể tiếp, sau đó trên đường vào Nam, trong một cuộc gặp gỡ nhỏ, người ta yêu cầu ông đọc thơ, ông đọc luôn ba bài thơ ấy:
Một nửa hình con trai
ngày
lấp lánh sắc cầu vồng
Một nửa mình trăng
đêm
nằm nghiêng trên cát biển
(Qui Nhơn I)
Qui Nhơn trong thơ Văn Cao như là một doi cát lớn vươn ra biển Đông, cả những ngày tràn nắng lóng lánh từng lá dừa non, cả những đêm trăng rười rượi gió biển. Những cảm nhận của Văn Cao là cảm nhận lãng mạn có tính phát hiện. Văn Cao còn bị cuốn hút bởi những tháp Chàm cổ kính, huyền ảo, như là những nốt nhạc trong bản nhạc sắc màu và âm thanh của Quy Nhơn.
Từ trời xanh
rơi
vài giọt tháp Chàm
Quanh Qui Nhơn
Tôi như đứa trẻ yêu huyền thoại
Đọc xong bài thơ, Thu Bồn thấy hay quá, nói đùa: Với ba bài thơ này, Văn Cao xứng đáng là tác giả của "Tiến quân ca thứ hai" rồi đấy.
Văn Cao là nghệ sĩ đa tài. Nói như Nguyễn Thuỵ Kha, "Ông ôm cả ba vùng ánh sáng thi - họa - nhạc".
Tôi hỏi ông: "Thưa bác, tại sao tập thơ của bác lại đặt tên là "Lá". Vậy "Lá" có liên quan gì đến điều bác thích?"
- Lá là tất cả cháu ạ. Tất cả như một chiếc lá. Lá có thể diễn tả được dòng nhựa sống từ trong nguồn mạch. Lá có thể là màu xanh, có thể là chiếc lá vàng rơi...Đời người giống như chiếc lá. Bác có thể diễn tả lá bằng hội họa với vài ba nét bút hoặc hơn nữa...Lá cũng đã hóa thân vào âm nhạc của bác nữa đấy!.
Hóa ra là thế. Tôi liên tưởng đến "Lá cỏ' của Uýt-man, đến "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, đến Hoàng Việt với "Lá đỏ" rồi "cứ ngỡ là lá ngọt" của Lâm Thị Mỹ Dạ...Và như thế cái diệu kỳ trong chiếc lá như Văn Cao nói. Tôi đem suy nghĩ này nói với ông, Văn Cao gật đầu: "Chính là thế đấy".
Rồi bất chợt hỏi: "Thế bác có còn làm thơ không ?"
- Còn. Bác còn có đủ thơ cho những tập tiếp theo. Và nếu lại đặt tên bác sẽ đặt tiếp "Lá II", "Lá III"...Chỉ có điều là chưa có đủ điều kiện in ấn, xuất bản mà thôi. "Thời gian qua kẽ lá. Làm khô những chiếc lá...".
Nắng đã xiên khoai. Trông ông có vẻ mệt. Tôi đánh bạo hỏi câu cuối cùng:
- Cháu biết bác có ấn tượng tốt về Bình Định. Nếu nói đôi câu, một vài điều về Bình Định, bác sẽ nói gì ạ?
Văn Cao cười hiền hậu:
- Anh "địa phương chủ nghĩa" gớm nhỉ ! Về Bình Định ! Trước hết là phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ, về võ Bình Định. Bác thì bác sợ con gái Bình Định lắm. Câu ca gì đó "Con gái Bình Định cầm roi..." ... rượt chồng ấy mà (ông lại quay sang bác gái cười khà, rung hàm râu). Ừ, còn phải nói thứ nhất nữa là...rượu Bầu Đá. Ngon tuyệt. Lần sau cháu ra, thì cho bác một hũ nhé !
Lúc này, tôi để ý, trong lúc chuyện trò, bác gái đã tiếp Văn Cao mấy cốc rượu...Ai hiểu tác giả Thiên Thai, Suối mơ và cả Tiến quân ca bằng bác gái Văn Cao ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]