“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

LỊCH SỬ VÀ NHƠN VẬT LỊCH SỬ.

Như đã hứa, ở đây:
https://www.facebook.com/thudung.to…/posts/1614678518647288…
Tui xin gõ tiếp:

1./ Sử sách chưa phải là lịch sử. Ngoài sách sử còn có dã sử, truyện sử, ngay cả việc dạy lịch sử trong nhà trường cũng phải theo sách giáo khoa lịch sử, được soạn theo quan điểm của đương triều, tức nhiên "chánh triều/quyền" đương đại không bao giờ cho học trò biết được đúng những điều như sự thiệt của lịch sử, không cần kể ra, mọi người đều biết quá rõ!. Tương tợ, gia phả của các dòng họ hay gia đình cũng rứa mà thôi. Cho nên, có sử sách nào là "chánh thống" và "phi chánh thống".
Ngay cả cuốn "Hoàng Lê Nhất thống chí", theo GS Dương Quảng Hàm, cũng chỉ là quyển "lịch sử tiểu thuyết".
Nói như vậy không có nghĩa là ta sổ toẹt hết tất cả, mà ta phải biết tham khảo, tư duy và chọn lọc để thấy chi tiết nào trong "rừng sử sách" ấy là hợp lý và tiệm cận với sự thiệt nhứt. Tỉ như, lịch sử Việt Nam đương đại, có "cậu bé đuốc sống Lê Văn Tám hay không?! vậy.
Phần nầy xin mời coi thêm "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802" của Tạ Chí Đại Trường, phần Mở đầu và Chương 1.

2./ Đặc biệt, "ngụy triều" Nguyễn Tây Sơn, sau khi bị triều Nguyễn Gia Miêu tiêu diệt, sách vở, của cải, tiền tài, vật dụng của "ngụy" đều bị "chánh triều" tịch thu: "Ngày Mậu Dần, thâu phục Kinh Đô. Giặc nghe đại binh đến, bỏ chạy cả, lấy được hết thảy thuyền và khí giới; đại binh kéo thẳng vào Phú Xuân, Quang Toản đem đồ quý báu bỏ thành chạy ra Bắc; Ngài ngự vào thành coi khắp các cung khuyết, lấy được 13 cái ngụy ấn, 33 bản ngụy sách; niêm phong kho tàng, tịch biên tiền của, cấm quân không được nhiễu hại, để cho yên dân." (Quốc Triều Chánh biên của Quốc sử quán triều Nguyễn).
Lại nữa, triều Nguyễn Gia Miêu cai trị từ 1982 đến 1945, rồi từ 1945 đến nay, là chánh quyền đương đại,mà những cuốn sách sử như "Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802" (của Tạ Chí Đại Trường cũng bị cấm đọc đến những 20 năm từ sau 30/4/1975) thì đâu là những sử liệu "chánh thống" và khả tín!

3./ Một điều nữa là họ tên của các nhơn vật lịch sử ngoài việc không thống nhứt do cách đọc âm Việt từ chữ Hớn đã khác nhau thì còn việc biên chép cũng có khác nhau. Tỉ như ông Ngô Thì/Thời Nhậm/Nhiệm thì sử nhà Nguyễn Gia Miêu ghi là:
"Tháng 2, giải ngụy Thượng Thơ Ngô Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan đem về Bắc thành. Quan Bắc thành tâu rằng: "Ngụy quan ra thú thời tha, đã có minh chiếu rồi, xin tha cho bọn Ngô Nhậm khỏi giết, nhưng phải đánh đòn để cho biết xấu". Truyền chỉ đem bọn ấy đến trường học phủ Phụng Thiên, kể tội mà đánh; Nhậm bị đánh chết". (Quốc triều Chánh biên của quốc sử quán triều Nguyễn).

4./ Đối với trường hợp của nhơn vật Võ(Vũ) văn Dũng(Dõng), chữ Hớn đều viết như nhau: 武 文 勇.
Cũng có thể "Ngụy triều Tây Sơn" có 2 ông Dũng/Dõng, đều là 2 nhơn vật kiệt xuất.

a./ Ông Dũng/Dõng ở Hải Dương, chỉ có thành tích đi sứ sang Tàu, ngoài ra chưa thấy công trạng gì đặc sắc và cũng chỉ phục vụ cho "ngụy triều" sau nầy, chưa phải là bậc khai quốc công thần. Ông nầy không bị "chánh triều" bắt hay giết hoặc "chiêu hồi chánh triều". Sử của "chánh triều" (chắc ăn nhứt) không ghi, vì đối với nhơn vật tầm cỡ như ông Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định thì họ đã biên chép ra rồi.
Phân tách thêm e sẽ đụng chạm đến gia phả, hậu duệ của ông và những người ủng hộ nhơn vật nầy!

a./ Ông Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định, thì "Quốc triều chánh biên" biên chép khá nhiều:
- "Ngài nghe Tư Khấu giặc là Võ Văn Dõng giết cha con Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Ngài dạy các tướng rằng: "giặc chém giết nhau, có thể thừa cơ được"."
- "Tháng 5, quân ta đến gần thành Quy Nhơn; Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng đi đến tỉnh Quảng Nghĩa, nghe quân ta giữ tại xứ Tân Quan, đều bỏ thuyền lên bộ, kéo đi hơn 20.000 quân, Diệu ở ngoài đèo Bến Đá giả làm thanh thế, Dõng đem quân đi xuống Chung Xá mưu lên đánh quân ta;..."
- "Nguyễn Quang Toản đem lính Thuận Hoá vào cứu. đóng tại sông Trà Khúc, thường dục các tướng tới xâm. Trần Viết Kiết nói rằng: "bây giờ trái gió, đánh thủy không đươc"; bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng xin Quang Toản về Thuận Hóa, Quang Toản trở về, Diệu, Dõng cũng về Quảng Nam, giao Nguyễn Văn Giáp giữ Trà Khúc ..."
- "Năm Tân Dậu thứ XXII, tháng giêng, quân thủy ta đánh giặc ở cửa Thi Nại. Nguyên trước khi Võ Văn Dõng đem hai chiếc thuyền hiệu Định Quốc và hơn 100 chiếc thuyền chiến, đậu ngang cửa biển; lại lập hai đồn bên cửa biển: bên tả tại Nhạn Châu, bên hữu tại núi Tam Tòa; hai đồn ấy đều đặt súng lớn để chống cự quân ta. Đến bây giờ các đạo quân ta đều sắm đồ hỏa công đủ hết; canh ba đêm 16, Ngài sai Nguyễn Văn Trương chèo thuyền nhỏ lén vào nơi Hổ Cơ đốt đồn thủy giặc; Võ Di Nguy đem mấy chiếc thuyền lớn xông tới, Văn Duyệt theo sau; Nguy bị đạn chết, Duyệt không ngó đến, càng gắng sức đánh, từ giờ Dần đến giờ Thân đốt phá hết thuyền giặc; ai cũng khen trận ấy là "Võ công đệ nhất"."
- "Người xã Ngọ Xá (thuộc huyện Nông Cống) là Phạm Ngọc Phát, Phạm Ngọc Thụy bắt Võ Văn Dõng và ba người bộ hạ, giải đến Hành tại, Ngài truyền đóng xiềng nghiêm giam."

Như vậy, nhơn vật Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định là có thiệt 100%, là 1 danh tướng thuộc hàng khai quốc công thần của "ngụy triều". Ông đã bị "chánh triều" bắt nhốt, không thấy nói đưa đi cải tạo hay giết chết, nếu có thì họ đã kể ra rồi, tỉ như ông Nhậm/Nhiệm bị làm nhục và đánh cho chết họ cũng đã kể vậy.
Như vậy, kết hợp với thiệt tế ông từ trần khi về già, có mồ mả ở quê hương, thì việc ông trốn thoát, không bị hành hành hình, cũng là chắc cú 100% vậy.

Còn việc ông nầy có là "tướng cướp" mà chắc chắn là cướp ở đây là "những tên trộm cướp nhân đức" như dân chúng đặt cho (Coi "Lịch sử nội chiến ..." của Tạ Chí Đại Trường).Tất nhiên chỉ "cướp" và "giặc" khi Nguyễn Tây Sơn chưa tụ nghĩa và sau khi Nguyễn Gia Miêu thắng cuộc.

p/s: Tui có sẵn bản "Quốc Triều Chánh biên ..." và "Lịch sử nội chiến ..." vị nào chưa có hoặc cần tham khảo thêm ở đây:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]