“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Nguyên tắc sử dụng điện thoại với đối tác và khách hàng

      Điện thoại là công cụ giao tiếp hữu hiệu và hiện đại trong đời sống nói chung và thế giới kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng biết cách phát huy hết tác dụng của nó.
      Chuyên gia nghề nghiệp Maria nói: “Sử dụng điện thoại là việc cần thiết đối với mỗi nhân viên đặc biệt là với những tổ chức DCR (quan hệ khách hàng trực tiếp) hay các công ty về viễn thông và dịch vụ viễn thông. Tiêu tốn hàng giờ đồng hồ với chiếc điện thoại đã trở thành đặc trưng công việc của họ. Tuy nhiên, có những tổ chức và nhân viên không liên quan mật thiết tới điện thoại vẫn cho nó hoạt động hết công xuất với nhiều mục đích khác nhau. Điều đáng nói là việc nhân viên sử dụng điện thoại như thế nào cho văn minh, lịch sử và vẫn đảm bảo chất lượng công việc thì không phải ai cũng biết, ai cũng quan tâm. Có thể bạn cho rằng đây là vấn đề nhỏ, nhưng mọi việc đều xuất phát từ ý nghĩ chủ quan mà ra. Điều này đã và đang tạo ra một môi trường làm việc lộn xộn, thiếu văn minh và lịch sự”.
     Hãy cùng “check” thử danh sách 34 nguyên tắc sử dụng điện thoại chốn công sở. Xem liệu bạn đã chấp hành nó đúng đắn hay đôi khi bạn vô tình để bản thân thoải mái mà “bỏ ngỏ” một trong 34 nguyên tắc sau:

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Chuyện đau lòng ở An Lão - Bình Định

 Nên vợ chồng 12 năm mới biết là chị em ruột
Có sống lại nàng Tô Thị có lẽ cũng phải rơi lệ
khi nghe chuyện tình éo le của cặp vợ chồng này...

Báo Pháp luật & Thời đại số 4 , phát hành ngày 23/10/2011

      Nếu truyền thuyết nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá là có thật, thì có sống lại nàng Tô Thị có lẽ cũng phải rơi lệ khi nghe chuyện tình éo le của cặp vợ chồng ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 12 năm sau khi kết hôn, đã sinh hai đứa con thì họ mới bàng hoàng nhận ra mình là … chị em ruột.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Số phận độc tài!

         Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.
        Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành. (Click vô đây để coi đầy đủ.)
     P/s: Bài này đăng trên "Tuần Việt Nam" của "VietNamNet.vn" vào lúc 25/10/2011 05:00 GMT+7 đây. Nhưng bây giờ mở ra chỉ thấy "404 Not Found"
      Tuy nhiên tôi đã kịp có 1 bản copy nguyên xi trang này ở đây.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Bình Định: Khai thác titan lợi ích rất ít

              “Thực tế cho thấy việc khai thác titan trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua mang lại lợi ích rất ít nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, môi trường, dân sinh”- ông Hồ Quốc Dũng, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định đã phát biểu như vậy khi mở đầu cuộc đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các cơ quan chức năng tỉnh này với các doanh nghiệp khai thác, chế biến titan diễn ra ngày 24.10.
(Coi nguyên bổn bài báo ở đây) 

Báo Bình Định , ngày 26.10.2011 21:38, đưa tin: 
              "...Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng khẳng định: ... Thực tế cho thấy, nếu không có sự tiếp tay của các DN thông qua việc thu mua titan với giá rẻ rồi bán lại hoặc tự xuất trái phép sang Trung Quốc bằng nhiều cách, thì hoạt động khai thác titan trái phép trên địa bàn tỉnh không diễn biến phức tạp như lâu nay. Nhiều DN chưa chấp hành nghiêm túc chủ trương của Nhà nước về hoạt động khai thác, chế biến titan; có DN kê khai, nộp thuế không đầy đủ, thậm chí có DN tìm cách trốn thuế, nên lượng titan xuất ra ngoài tỉnh lớn, nhưng tiền thuế thu được không đáng là bao. Tỉnh đã điều tra và biết được cụ thể nhiều DN hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép titan ra ngoài tỉnh, nên các DN cần phải tự nhìn lại việc làm của mình... "
 (Coi nguyên bổn bài báo ở đây, hoặc bản copy ở đây)

Đã vậy còn gây hư hỏng cầu đường:
   Làm hư cầu Nhơn Hội, cây cầu vượt biển dài nhứt Việt Nam:
   Làm hư cầu Lạc Điền, gây tai nạn giao thông, ở Tuy Phước:
 
 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Chiều thu gợi nhớ

     Vào Blog TSQN 12AB, Có đọc 2 bài thơ của NGƯỜI XƯA ( Hứa Chi Anh ) Và của DÃ QUỲ bmt ( LỜI HỨA HẸN TIỄN THU ). Gợi nhớ lại thời gian hơn 7 năm sống ở Cao nguyên, mình tham gia xí …họa, mượn vận bài thơ của Dã Quỳ góp vui nhé !
     (Chiều thu ấy ; 08.9.1983, “02.8 AL Quí hợi, tiết Bạch lộ”, mình rời Gia Lai – Kon Tum trở về Bình Định)

       Chiều thu ấy rời cao nguyên phố cũ
       Hai tám năm cứ ngỡ mới ngày nào
       Thân phiêu bạt đường đời bước thấp cao
       Bao ước vọng ngập đầy đêm mộng gối.

       Năm tháng ấy lộn lăn không mệt mỏi
       Dội theo mùa mưa nắng mặc sức rơi
       “Bảy năm” thôi! Theo suốt…ghẹo ta hoài
       Khi trở mộng chảy dài lay ký ức!

       Giọt thời gian nhỏ đều trong tâm thức
       Cho ta ngồi cuốn lại thảm đam mê
       Ta đã xa – Thu đi cũng lại về…,
       Hoa Cúc dại  vẫn khoe đời ươm sắc .

       Đọc thơ, Cao nguyên hiện lên trong mắt!
       Thay đổi nhiều? hay như buổi hoang sơ!?
       Chiều thu xưa cho đến tận bây giờ,
        Năm tháng xa còn nhớ hoài phố núi …

                                           ĐỖ KINH THI
                              (Bình Dương, chiều 24.10.11
                                                  Tiết Sương giáng, Tân Mẹo)

Lời cảm ơn và giới thiệu:

Nhận được tặng phẩm và có lời cảm ơn gửi đến bạn Đỗ Kinh Thi; 
  Xin giới thiệu đến thân hữu Tập thơ "Tiếng lặng" của Đỗ Kinh Thi!
 P/s: Xin giới thiệu và mời quý thân hữu coi thêm ở đây
 

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Đường thi (14)

(Thuận nghịch độc)
                     
                     NGHỊCH TÌM 
                TUỔI MỘNG MƠ SAY
                            (1)
Hồi chưa tóc trắng tỏa hương bay
Nhớ mãi hồn vương dạ ngất ngây
Chơi giỡn Sóc đưa khua nhánh động
Nghịch đùa Hoa mở thả cành lay
Người đi khóc dõi truy năm tháng
Khách lại cười tìm thỏa phút giây
Trời kiện Cóc kêu Mưa giận Đất
Đời thêm chọc khó ngã lòng say!

                                   (1')
       Say lòng ngã khó chọc thêm đời
       Đất giận Mưa kêu Cóc kiện Trời
       Giây phút thỏa tìm cười lại khách
       Tháng năm truy dõi khóc đi người
       Lay cành thả mở Hoa đùa nghịch
       Động nhánh khua đưa Sóc giỡn chơi
       Ngây ngất dạ vương hồn mãi nhớ
       Bay hương tỏa trắng tóc chưa hồi
                           (2)
Tóc trắng tỏa hương bay
Hồn vương dạ ngất ngây
Sóc đưa khua nhánh động
Hoa mở thả cành lay
Khóc dõi truy năm tháng
Cười tìm thỏa phút giây
Cóc kêu mưa giận đất
Chọc khó ngã lòng say!

                                            (2')
                               Say lòng ngã khó chọc
                       Đất giận mưa kêu Cóc
                               Tháng năm truy dõi khóc
                       Giây phút thỏa tìm cười
                               Lay cành thả mở Hoa
                       Động nhánh khua đưa Sóc
                       Ngây ngất dạ vương hồn
                       Bay hương tỏa trắng tóc

                     (3)
Hồi chưa tóc trắng tỏa
Nhớ mãi hồn vương dạ
Chơi giỡn Sóc đưa khua
Nghịch đùa Hoa mở thả
Người đi khóc dõi truy
Khách lại cười tìm thỏa
Trời kiện Cóc kêu mưa
Đời thêm chọc khó ngã

                                     (3')
       Ngã khó chọc thêm đời
       Mưa kêu Cóc kiện trời
       Thỏa tìm cười lại khách
       Truy dõi khóc đi người
       Thả mở Hoa đùa nghịch
       Khua đưa Sóc giỡn chơi
       Dạ vương hồn mãi nhớ
       Tỏa trắng tóc chưa hồi
                                                                     ĐỖ KINH THI 
                                                                         (Saigon)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

“Ngôn sử học”

Hắn đem gia đình sang du lịch  Paris  . Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô  Saigon  , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".
Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Thời bao cấp: các "nghề xưa nay hiếm"

      Về thời "bao cấp", chúng ta đã được đọc bài viết của thầy giáo Lê Anh Tuấn, Giảng viên chính của trường Đại học Cần Thơ, kể lại chuyện học hành . Nay chúng ta coi tiếp bài viết của thầy về các "nghề xưa nay hiếm" trong thời kỳ này.
(Tham khảo thêm "Thời bao cấp: Hồi ức về việc học hành" ở đây
                                 - "Thời bao cấp: Cảnh cưới hỏi" ở đây 
                                 - "Thời bao cấp: Hồi ức về ngày tết" ở đây 
                                  và "Nuôi lợn .... liệt truyện" ở đây)
CÁC “NGHỀ” THỜI BAO CẤP
     Thời bao cấp ở Việt Nam là một giai đoạn khó khăn cho tất cả mọi người dân Việt, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Trong thời kỳ ấy, để mưu sinh, một số người đã nảy ra nhiều các loại “nghề” thuộc nhóm “xưa nay hiếm” để mưu sinh, theo đúng nghĩa của câu “cái khó ló cái khôn” dù là khôn vặt. Nói là “nghề”, có thể chưa chính xác, nhưng vẫn tồn tại một thời gian dài và có gần đủ tính cách như một ngành nghề như “có cầu, có cung”, nhiều người cùng làm, có rao hàng, có mua có bán, có trao đổi, …, dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề "ít vốn dễ làm" này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
     Số nghề này nhiều, đến nỗi có thể sắp theo ABC. Tên nghề ban đầu là cách gọi người làm công việc nào đó, sau dần dần phổ biến, gọi luôn thành “nghề”. Một số nghề còn “sống” đến ngày nay.
A
      Áo may bằng vải bột mì hay bao cát: Thời bao cấp rất khan hiếm vải may mặc, một số người có "sáng kiến" tháo các bao vải đựng bột mì viện trợ dùng để may áo, ít thì may tự dùng, còn có dư thì đem bán. Ở vùng quê, người người nông dân còn phải lấy vải bố, vải bao cát ở các lô-cốt phòng thủ của quân đội Saigon để may áo quần mặc. Áo quần mặc thời ấy rất dễ rách vì vải không bền, ít xà-phòng giặt. Rách đến đâu, vá đến đó, chẳng ai chê cười cả ...
B
      Bán đá cục: Thời bao cấp có cái sướng là giá điện lại rẻ nhưng xài hạn chế theo định mức số KWH theo đầu nhân khẩu. Ai có được “tiêu chuẩn” xài điện cơ quan hay các khu quân đội lại nảy ra ý làm nước đá cục tủ lạnh bán cho các quán cà phê. Mùa hè nóng nực, một cái tủ lạnh trong gia đình có thể đủ tiền chợ cho cả nhà.
     Bơm mực bút bi: Người hành nghề đặt tất cả đồ nghề trên chiếc xe đạp gồm ống tiêm, cồn tẩy mực, mực bút bi, đầu viết bi, đầu bi, ống ruột viết,… Chiếc bút bi khi hết mực sẽ được rửa sạch ruột, nếu đầu bi hỏng sẽ được thay bằng một đầu bi… cũ khác nhưng có thể còn xài được. Sau đó, bơm mực vào ống ruột viết bi để dùng tiếp. Dùng loại viết bi “phục hồi” này, nguy cơ bị mực chảy ra áo … khá cao. Người làm nghề này thường kiêm luôn nghề “bơm quẹt ga”.
     Bơm quẹt ga: Giống như viết bi, hộp quẹt ga khi hết cũng có thể sửa lại, nạp ga vào và xài tiếp. Hàng này không có “bảo hành” nếu có … hỏa hoạn.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Chuyện Nhân Quả ở Bồ Đề Đạo Tràng.

GẠT TIỀN CHÙA.
Thích Huyền Diệu
(do Nguyễn Thị Minh Tùng, ở USA, sưu tầm và "nhắn gởi"
Cảm ơn sự đóng góp của Minh Tùng)

      Mỗi lúc nhàn rỗi tôi và thầy U. Nyaneinda, trụ trì chùa Miến điện thường ngồi chung cùng uống trà nói nhiều chuyện, trong đó có những chuyện về nhân quả đời này. Thầy và tôi có nhiều điểm giống nhau nên rất thân, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm không giống nhưng chúng tôi biết hòa đồng nhân nhượng tôn kính lẫn nhau, nên mọi việc điều tốt đẹp. Chúng tôi đều đồng ý quan điểm bà con xa không bằng láng giềng gần, nên rất lưu tâm giúp đỡ những người sống gần chùa.
      Gần chùa có một gia đình biết chùa cũng gần 20 năm nên thầy cả rất tin tưởng và thương quý, đó là gia đình anh Yadaw Kuma. Anh là người thường xuyên giúp đỡ cho chùa mỗi khi có việc cần. Một hôm anh chạy qua chùa Miến điện (tôi cũng có mặt ở đó) anh ta xin mượn thầy cả 40 ngàn rupees để mua 2 con bò sữa kiếm tiền nuôi con ăn học. Anh năn nỉ Thầy cả để mượn tiền và hứa sẽ hoàn trả đầy đủ trong vòng 6 tháng.
     Những năm 1985, 40 ngàn rupees là tương đối lớn, bằng 1 năm thu nhập của những người lao động trung bình. Anh Yadaw Kuma ngày nào cũng qua chùa năn nỉ Thầy cả mượn tiền để lo cho gia đình và công việc.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Bình Định: CA triệt phá buôn lậu titan

          Coi thêm thông tin có liên quan:
            - "Bình Định: ...Khai thác titan lợi ích rất ít..."
             - "Tạm dừng" sau "chấm dứt" 8 tháng?"
            - "Bình Định: chấm dứt khai thác titan ... "
            - "Bắt giám đốc xuất lậu titan sang Trung Quốc"

     Lập hai đoàn kiểm tra khẩn cấp việc vận chuyển, mua bán, chứa titan thô trái phép.
     Buôn lậu hàng chục ngàn tấn titan:
     Bộ Công an vừa triệt phá một trong những đường dây buôn lậu titan sang Trung Quốc lớn nhất do Lê Văn Chiến, nguyên cán bộ Cục Hải quan tỉnh Bình Định, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư - Xuất nhập khẩu Trung Việt (TP Quy Nhơn, Bình Định) cầm đầu.
     Theo thông tin ban đầu, trong thời gian công tác tại Cục Hải quan tỉnh, Chiến đã thuê ba DN ký hợp đồng mua 75.000 tấn titan thô ở Bình Định. Sau đó, Chiến thông qua Nguyễn Đức Hùng (một đầu nậu vận chuyển quặng) và một số môi giới tàu biển hợp thức hóa toàn bộ số hàng trên là mua bán nội địa rồi ký hợp đồng với các công ty vận tải chở từ cảng Quy Nhơn đi các cảng Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng thực tế chở sang cảng Khâm Châu (Trung Quốc). Cơ quan công an xác định có 10 DN đã hợp đồng vận chuyển trót lọt 29 chuyến tàu chở titan trái phép cho Chiến.
     Một đường dây buôn lậu titan khác cũng đang được bóc dỡ sau khi cơ quan chức năng bắt quả tang vụ vận chuyển 500 tấn titan thô xuất bán trái phép sang Trung Quốc. Theo điều tra ban đầu, một công ty đã dùng hồ sơ, hóa đơn của một DN có giấy phép khai thác titan ở Bình Định để hợp thức hóa 500 tấn titan thô không có nguồn gốc xuất xứ, sau đó ký hợp đồng với một công ty ở Quảng Ninh để vận chuyển titan ra Bắc. Qua xác minh, công ty mua số titan này không có thật và chủ hàng là một đầu nậu tìm cách đưa số titan trên sang Trung Quốc.

Giải mã hiện tượng "ngoại cảm" (2)

 CHUYÊN GIA THÔI MIÊN
GIẢI MÃ"VONG HỒN", "MA QUỶ" , ...

       Tham khảo thêm:
          - "Giải mã hiện tượng "ngoại cảm" (1): (ở đây)
          - "Ngoại cảm và thân trung ấm":(ở đây)
          - "Giải mã hiện tượng "áp vong", "ma nhập" (ở đây)
          - "Tôi sẽ khiến 4 vạn người ... bị "vong nhập" (ở đây)
          - "Ngoại cảm hay thủ thuật thôi miên (kỳ I)" (ở đây)
          - "Ngoại cảm hay thủ thuật thôi miên (kỳ II)" (ở đây)

          - "Áp vong hay thủ thuật thôi miên" (ở đây)
          - "Ngoại cảm hay thủ thuật thôi miên (kỳ cuối)" (ở đây)

     (VTC News) - Nếu vô thức tự ám thị là Chúa, thì người bị “vong nhập” sẽ biến thành Chúa, nếu tự ám thị là liệt sĩ, thì người bị “vong nhập” sẽ biến thành liệt sĩ.
     Theo Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân (coi thêm ở đây và ở đây), chuyện áp vong ở nước ta ầm ĩ trong thời gian gần đây gây sốc và ngạc nhiên cho toàn xã hội, nhưng với người Mỹ và người châu Âu thì nó chẳng có gì ngạc nhiên. Cách đây cả trăm năm, ở Mỹ và châu Âu cũng nở rộ hiện tượng này. Tuy nhiên, sau khi các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thì họ đã kết luận không có chuyện linh hồn nhập lung tung vào người như thế. Người Mỹ đã công bố một số công trình nghiên cứu, giải mã hiện tượng này. Tiếc rằng, chưa có ai dịch ra tiếng Việt để công chúng sáng tỏ.

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân
trong buổi hội thảo về thôi miên ở Ba Lan.
     Là người nghiên cứu về thôi miên, nên Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân cũng phải tìm hiểu về hiện tượng mà người Việt Nam gọi là áp vong. Để trở thành thạc sĩ thôi miên y khoa, lĩnh vực mà anh nghiên cứu nhiều nhất, sâu nhất chính là phần vô thức của con người. Theo anh, các môn phái thiền, nhân điện, yoga, cảm xạ, áp vong, thôi miên đều đưa con người vào trạng thái vô thức. Chỉ có điều, mỗi môn sử dụng vô thức một cách khác nhau và có môn có lợi cho con người, có môn có hại nhiều hơn là lợi.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thời bao cấp: vài hồi ức về việc học hành

       Đôi lần, tôi có kể cho con tôi và một số các bạn của chúng những chuyện cực khổ thời bao cấp. Chúng có vẻ không tin, cho rằng tôi cường điệu.  Người dân Việt Nam đang sống trong thời kỳ gọi là Đổi mới, đặc biệt sau sự kiện Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Cuộc sống có dễ dàng hơn trước nhưng tham nhũng, tệ nạn xã hội, thiếu dân chủ và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng vẫn là những bức xúc của người dân.
       Năm 2006, nghe tin viện Bảo tàng Dân tộc học với sự tài trợ của UNDP, SIDA, Ford Foundation có mở một triển lãm về thời bao cấp 1975 - 1986 tại Hà Nội, (Đây là cuộc trưng bày nằm trong khuôn khổ chương trình Tổng kết 20 năm đổi mới do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện, có sự hỗ trợ của UNDP, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam, Quỹ SIDA - Thuỵ Điển, Quỹ Ford, khai mạc ngày 16/6/2006.), tôi rất muốn đưa con tôi đến xem tận mắt các hiện vật để nó cảm nhận được các khó khăn thời ấy nhưng không thực hiện được.
      Cách nay hơn một tháng, nhân mùa tựu trường của HS-SV, tình cờ đọc được bài viết của thầy giáo Lê Anh Tuấn, Giảng viên chính của trường Đại học Cần Thơ, kể lại chuyện học hành và sinh hoạt của học sinh - sinh viên ở Cần Thơ. Cần Thơ, thành phố còn có tên là Tây Đô, có thể coi là nơi có cuộc sống khá hơn nhiều vùng khác, ít nhất cũng là miếng ăn.
      Những hình ảnh này cũng chẳng khác gì so với quê tôi và các nơi khác, ít nhất là ở miền nam (sông Bến Hải) nước ta lúc bấy giờ. Tôi mạn phép chép lại dưới đây: 
      ( Tham khảo thêm: "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp": ở đây hoặcđây    -"Thời bao cấp: Các "nghề xưa nay hiếm": ở đây  - "Thời bao cấp: Cảnh cưới hỏi": ở đây  - "Thời bao cấp: Hồi ức về ngày tết": ở đây  - "Nuôi lợn .... liệt truyện": ở đây)

      “Thời bao cấp” ở Việt Nam là một thời kỳ đáng nhớ trong lịch sử hiện đại, có lẽ từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền Nam Việt Nam thì phải kể từ năm 1975 - 1986. Năm 1986 chưa hẳn là đã chấm dứt thời kỳ này, thực sự dư âm của dấu vết của chính sách “bao cấp” còn kéo dài đến đầu thập niên 1990, nhưng nhiều người và báo chí cho con số 1986 là mốc thời gian quan trọng khi Đảng Cộng sản Việt Nam, trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986, tuyên bố chủ trương đổi mới, từng bước xóa bỏ “bao cấp” trong kinh tế.