“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Năm 2013 và “cơ may” của nền kinh tế VN

      Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược so sánh bối cảnh đổi mới năm 1986 và tình hình hiện nay...
(Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng. Ngày 26/12/2012, ông Võ Đại Lược có bài trả lời phỏng vấn trên vnEconomy)
      “Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nói với VnEconomy."
 
     “Cơ may”, theo giải thích của ông Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, là thường chỉ khi nào bị đẩy đến chân tường, thì động lực đổi mới mới thực sự mạnh mẽ.
 
     Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh - PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”
      ...
      Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều. 
      Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm. 
      Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.
       Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.
      Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.
     ...
      Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước. 
      Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn - chiếm đến 70% - chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới. 

(Vì vnEconomy quy định: "mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy", cho nên, tôi chỉ giới thiệu, còn lại xin mời chư vị "bấm" vô đây để coi nguyên bổn)

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TIN VUI!

Nhận được "hoàng thiếp" báo tin vui:

      Ngày 27 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 15 tháng 11 năm Nhâm Thìn), vợ chồng hai em Lê Văn Bông và Nguyễn Thị Thu Phượng sẽ cử hành lễ Vu Quy cho:
     Trưởng nữ Lê Nguyễn Anh Trinh sánh duyên           cùng cháu     Đào Hoàng Thảo
     
      Thân mến góp vui với vợ chồng hai em Bông - Phượng; và chúc cho hai cháu: 
Trinh-Thảo : Muôn Năm Hạnh Phúc!