“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

"No title" 2

Hội   Người   Nẫu   xa   xứ   rầm   rộ   tổ   chức   giải   sáng   tác   thơ  "Nhớ   dìa   Bình   Định ". Tui   thức   trắng   ba   đêm   liền , uống   15   ly   cà   phê   đậm   đặc , gởi   một   bài   dự   thi :
                  "Mới   tới   Cầu   Đâu   đã   nhớ   Gò   Bầu  - Huống   chi   tui   ở   tận   trời   Âu
                    Có   ai   dìa   tới   Gò   Bầu  - nhắn   rằng   tui   mãi   còn   thương   Gò   Bầu "

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

"No title" 1

Tui   dìa   Qui   nhơn   năm 1995, sau   15   năm   xa   xứ... Việc   đầu   tiên  sau khi thăm viếng gia đình  là   đến   thăm   thằng   bạn   nghèo   khổ   nhứt   trong   đám   bạn   10C   Cường   Để. Thấy   căn   nhà   lúc   tui   đi   đến   nay   đã   tệ   đi rất   nhiều. Cha   mẹ   nó   đang   ngồi   xay bột   mướn  trước   nhà. Mẹ   nó   tay   run   run   múc   từng   giá   gạo   bỏ   vào   cối  (cái   cối   xay   bằng   đá, nhỏ   hơn   cái   bánh   tráng   quê   mình ) cha   nó   tay   vẫn   xoay   vòng   đều   đặn :"chau cho, no dap ba gat sap dia"

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Hầm Hô: Thắng cảnh quê tôi

Nhân ngày 2/9 và được mấy ngày nghỉ bù, "ái nữ" của tôi đưa 2 đứa bạn của cháu từ SG về thăm quê nội. Các cháu đến vãng cảnh Hầm Hô; tôi được "tháp tùng"!
Từ thị trấn Phú Phong, theo hướng Tây-Nam, đi chừng 6 kilômét, chúng tôi tới Hầm Hô:
Chúng tôi vãng cảnh và đến thượng nguồn bằng thuyền do cháu "lái đò" của Ban quản lý khu du lịch chống và chèo:
   
Thuyền ngược dòng, khi chòng chành, lắc lư, làm chúng tôi vừa thích thú vừa lo sợ.
Chúng tôi nói chuyện,  nghe nước đổ, chim rừng kêu,...
Đến chỗ thác nước đổ nghe ồ… ồ… bất giác khiến tôi liên tưởng đến cái tên Hầm Hô, theo một cách giải thích khác: nước đổ ồ… ồ… phải hô để người chèo chống bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nhân đó mới đặt tên là Hầm Hô.
Tuy thế, vẫn có những khoảnh khắc không gian yên ả đến lạ thường!
 Cảnh Hầm Hô  thực là thủy tú sơn kỳ: nước trong, núi dựng, đôi bờ đá lởm chởm hòn thấp hòn cao, hòn nhọn hòn bằng, hòn lồi hòn lõm, hòn đứng hòn nằm…
 Đi trên cầu bắc qua con suối, chúng tôi băng qua những tảng đá trâu nằm, voi phục, để vào cánh rừng chạy dọc theo bờ Tây con suối nhỏ chảy ra hướng Bắc.  Một rừng cây cổ thụ với những thân cây sù sì, xám xịt quấn dây leo.
 Được gặp lại Huỳnh Thiếu Hoa, một thằng bạn học thời Trung học đệ nhất cấp, "Mùa hè đỏ lửa" năm 1972 bị động viên đi Hạ sĩ quan quân lực VNCH, nay là viên chức CH XHCN VN, phụ trách quản lý khu du lịch này.
Đi dạo một hồi, nhưng không thể nán lại lâu hơn để chiêm ngưỡng:
Hầm Hô có đá Khổng Lồ
Có hang Bảy Cử có vò rượu sôi” 
"Hầm Hô nước chảy trong xanh 
Dưới sông cá lội trên cành chim reo"
Vì còn phải đưa các cháu đến tham quan Bảo tàng Quang Trung, nên đành phải giã biệt Hầm Hô.
Không có thời gian để vãng cảnh "bộ du bằng ngựa", nên các cháu chỉ kịp ghi lại bức hình kỷ niệm cạnh chiếc xe thổ mộ du lịch.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Những bài ca không được phép quên 2

 Nhân ngày giỗ của Bác Hồ nghe bài hát "Kết đoàn"
“Kết đoàn” là bài hát mà sinh thời Bác Hồ thường cho cả tập thể cùng hát trước khi Bác chia tay một cuộc họp mặt. Còn có một bức ảnh Bác cầm que nhạc trưởng chỉ huy (battre la mesure) cho dàn nhạc hòa tấu bài “Kết đoàn”. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và cho đến tận sau hòa bình hàng chục năm, sinh hoạt tập thể nào của bộ đội, các đoàn thể quần chúng, dưới khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, đều hát vang bài “Kết đoàn”. Bài hát được Bác dùng như một lời nhắc nhở đoàn kết và được dùng rộng rãi như vậy, nhưng rất ít người biết tác giả là ai.
Xuất xứ
Là một bài hát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:  “Đoàn kết tựu thị lực lượng”, “Mục Hồng từ, Lư Túc khúc, Chú: Thử ca tác vu 1943 niên”
Dịch là: “Đoàn kết chính là sức mạnh”-“lời Mục Hồng-nhạc Lư Túc-Ghi chú: Bài ca này sáng tác vào năm 1943”.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Những bài ca không được phép quên 1

Chào mừng Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9
Nghe bài hát: 1./"CÙNG NHAU ĐI HỒNG BINH"
Tác giả: Đinh Nhu. Sáng tác năm 1930
(Tuy được sáng tác năm 1930 nhưng bài hát chỉ thực sự lan truyền rầm rộ vào năm 1945, khi phong trào kháng Nhật, chống Pháp lên cao, dẫn đến Cách mạng tháng Tám)
Một bài hát "trên cả tuyệt vời" vì "...Đời ta không cần lo. Nhà ta không cần tiếc.. Nào anh em nghèo đâu. Liều thân cho đời sống. Mong thế giới đại đồng tiến lên quân Hồng"
 2./"QUỐC TẾ CA"
Cũng là một bài hát "trên cả tuyệt vời" vì "...Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa. Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình"