“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

NHÂN XƯNG ĐẠI DANH TỪ "đồng chí" ĐÃ TRỞ THÀNH "THÂM CĂN CỐ ĐẾ"!

     Chuyện là như vầy. Số là trên album ảnh “Đền thờ Nguyễn Trung Trực (TP.Rạch Giá, Kiên Giang)“ của Khổng Xuân Hiền trên FB, tôi có cái comment: “...Ngày 14/7/2013, đồng chí Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đã đến thăm và khảo sát ...”

     Vậy là tôi liên tiếp nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại từ bạn bè, thân hữu: “Quã! mầy đứng vào đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội ngũ những người lãnh đạo Nhà nước, Nhân dân và Xã hội ta hồi nào vậy”. Tôi rất ngạc nhiên (tuy thực tế chưa được vậy nhưng cũng rất mừng trong bụng) hỏi lại căn cớ thì được các bạn trả lời là do thấy tôi kêu ông Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên BCH TƯ Đảng ta, Bí thư tỉnh ủy Tỉnh ta là đồng chí ở cái comment nói trên!

     Thì ra là như vậy. Còn may là tôi chưa “ghi tâm, khắc cốt” đến độ gọi anh hùng Nguyễn Trung Trực là đồng chí như một đồng chí nào đó đã khắc vô bia đá “đồng chí Ngô Thì Nhậm”!

     Quả thiệt, cái đại danh từ "đồng chí" nó trở thành "thâm căn cố đế" ở gần như tuyệt đại đa số cán bộ công chức, viên chức Nhà nước Việt Nam XHCN. Mặc dù tôi làm việc trong bộ máy nhà nước chỉ 18 năm và đã nghỉ việc rời khỏi bộ máy này những 20 năm; mặc dù tôi chưa bao giờ được đứng trong hàng ngũ đồng chí của những đồng chí cán bộ Đảng và Nhà nước ta; ấy vậy mà khi đề cập đến quý vị ấy, một cách tự nhiên như một phản xạ, tôi đều dùng nhân vật đại danh từ “đồng chí” thay vì “ông” hoặc “ngài”. Gần 20 năm tu dưỡng, học tập và rèn luyện: “Ăn có thể như nhà tu, ở có thể như ở tù, nhưng nói thì quyết phải theo như lãnh đạo” nó đã có kết quả như thế!

     Dưới đây là vài hình ảnh của một thời từng "điều khiển" và từng là "diễn giả" trên mấy "diễn đàn hội nghị" đã góp phần tạo nên sự "ghi tâm, khắc cốt" cái nhân xưng đại danh từ "đáng yêu" nói trên.
Lúc điều khiển hội nghị (năm 1990)
Khi là "diễn giả" (năm 1993)