“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Kiều hối là vậy! (Update: 16/10/2013)

UPDATE 16/10/2013:

     Năm 2013 ước đạt khoảng 11 tỷ USD:
       - Bất chấp kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2013 vẫn ước đạt khoảng 11 tỷ USD, đưa Việt Nam lọt vào Top 10 địa chỉ nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Xu thế này cho thấy mối gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc, thể hiện tình cảm của kiều bào đối với người thân và quê hương, đất nước.

    1./ "...Hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và khu vực Trung Đông… Chỉ cần làm phép tính đơn giản, cứ mỗi lao động xuất khẩu chỉ cần gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỷ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam...". (ở đây)


UPDATE 22/06/2013:

     Năm 2012 được mùa kiều hối, được 10 tỷ USD:
       - Gấp 2 lần, so với vốn ODA.
       - Gấp 3 lần, so với kim ngạch xuất khẩu gạo.
       - Tương đương 10%, so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
       - Chiếm 60-70% nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN từ 1991 đến nay.  

    1./ Kiều hối năm 2012 đạt 10 tỷ USD. Hiện có khoảng 4 triệu người Việt đang sinh sống ở trên 100 quốc gia và khu vực. Kiều hối gửi về TP HCM chiếm gần 42% tổng giá trị kiều hối đổ về nước trong năm qua và khoảng 70% trong số này được đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, 23% vào thị trường địa ốc, và phần còn lại là biếu tặng cho thân nhân. (ở đây

    2./ Năm 2012 được mùa kiều hối. So với vốn ODA, nguồn kiều hối gấp 2 lần. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm, kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ lớn mà chúng ta thụ hưởng hoàn toàn. Đây là nguồn tiền thực, góp phần làm bình ổn tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Doanh số kiều hối đạt được 10 tỉ USD thì đã nhiều gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu gạo (khoảng 3,5 tỉ USD/năm) và tương đương 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến của năm 2012 là 108 tỉ USD, đóng góp một phần không nhỏ cho cán cân thanh toán quốc tế. (ở đây)

    3./ Với hơn 10 tỷ USD kiều hối đổ về năm 2012, chiếm tới 60-70% nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991 tới nay, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Đây là nguồn tiền thực đóng góp rất hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, góp phần ổn định tỉ giá và tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Trước kết quả này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói, "Chúng ta rất trân trọng, khuyến khích kiều bào, người Việt Nam học tập, lao động tại nước ngoài gửi kiều hối về nước, vừa ích nước, vừa lợi nhà". (ở đây

    4./ "... Chiếm gần một nửa trong tổng số kiều bào sống ở nước ngoài, đa số người Việt tại Mỹ có tình cảm hướng về quê hương nguồn cội, mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh, ủng hộ việc phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc hàng năm đã có cả 10 tỷ kiều hối chuyển về trong nước đầu tư đã chứng tỏ tình cảm của cộng đồng người Việt ở Mỹ đối với Đất Mẹ Việt Nam... nước Mỹ bị tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam không hề giảm. .."(ở đây

UPDATE 06/02/2012:

    1./ Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối năm nay gần 10 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với năm ngoái. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2011, lao động Việt Nam gửi về nước, khoảng 1,8 tỷ USD. (coi đầy đủ ở đây )

    2./ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2011 sẽ đạt trên 9 tỷ USD. Đây sẽ là nguồn trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam... Trong một kết quả vừa được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2011..., Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 9 tỉ USD, tương đương 10% GDP của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới...

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925-21/6/2013!

     Bằng quyết định số 52 ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. 
     "Trong mọi thời đoạn lịch sử báo chí luôn được coi là thứ lợi khí sắc bén của Đảng,..."

Cần phải biết và chú ý điều này:
       Báo chí có nhiệm vụ "Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới" - Luật báo chí không số, ngày 28/12/1989; Nhưng đến Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989, điều này đã được sửa đổi và bổ sung: "Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân." Như vậy, "Báo chí không thể thông tin đầy đủ hết mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới" "Khi những thông tin đó không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân."

       Báo chí có nhiệm vụ "Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội" - Luật báo chí không số, ngày 28/12/1989 và Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989.
      Nhà báo có nghĩa vụ "Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;... " Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989.