“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925-21/6/2013!

     Bằng quyết định số 52 ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. 
     "Trong mọi thời đoạn lịch sử báo chí luôn được coi là thứ lợi khí sắc bén của Đảng,..."

Cần phải biết và chú ý điều này:
       Báo chí có nhiệm vụ "Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới" - Luật báo chí không số, ngày 28/12/1989; Nhưng đến Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989, điều này đã được sửa đổi và bổ sung: "Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân." Như vậy, "Báo chí không thể thông tin đầy đủ hết mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới" "Khi những thông tin đó không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân."

       Báo chí có nhiệm vụ "Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội" - Luật báo chí không số, ngày 28/12/1989 và Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989.
      Nhà báo có nghĩa vụ "Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;... " Luật số 12/1999/QH10, ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989.


Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925-21/6/2013:
     1./ Xin được gởi lời chúc mừng nhiệt liệt nhất đến những thân hữu là nhà báo cách mạng Việt nam của tôi: Công Năng, Dũng Chinh, Trường Sơn, Sao Ly,..., đặc biệt là nhà thơ, nhà báo  Huỳnh Hiến, một người bạn vong niên mà tôi rất thân thiết và kính mến, "người đã có mặt trong đoàn quân vào tiếp quản Đài Truyền hình Sài Gòn năm 1975, cũng là người tham gia vào buổi phát sóng lịch sử của Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng đêm 1-5"

     2./ Để biết nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí cũng như quyền và nghĩa vụ của nhà báo, ta coi lại Luật báo chí (không số, ngày 28/12/1989) Lut số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989:

 Luật báo chí (không số, ngày 28/12/1989):
     Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:
     Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
     1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới
     2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
     3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;
     4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới ; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
     5- Mở rộng sự hiểu biết lẵn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

     Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo:
     Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây: 
     1- Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; 
     2- Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
     3- Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật này; 
     4- Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo chí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng; 
     Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
     Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật. 

Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/6 /1999, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989
      3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung:
      "Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
      Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
      1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;
     2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
      3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;
      4- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
      5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;
      6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

      6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung:
      "Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
      1- Nhà báo có những quyền sau đây:
      a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
      b) Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
      c) Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí;
      d) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ;
      đ) Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

      2- Nhà báo có những nghĩa vụ sau đây:
      a) Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;
      b) Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
      c) Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
      d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
      đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]