“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Kiều hối là vậy! (Update: 16/10/2013)

UPDATE 16/10/2013:

     Năm 2013 ước đạt khoảng 11 tỷ USD:
       - Bất chấp kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2013 vẫn ước đạt khoảng 11 tỷ USD, đưa Việt Nam lọt vào Top 10 địa chỉ nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Xu thế này cho thấy mối gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc, thể hiện tình cảm của kiều bào đối với người thân và quê hương, đất nước.

    1./ "...Hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và khu vực Trung Đông… Chỉ cần làm phép tính đơn giản, cứ mỗi lao động xuất khẩu chỉ cần gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỷ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam...". (ở đây)


UPDATE 22/06/2013:

     Năm 2012 được mùa kiều hối, được 10 tỷ USD:
       - Gấp 2 lần, so với vốn ODA.
       - Gấp 3 lần, so với kim ngạch xuất khẩu gạo.
       - Tương đương 10%, so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
       - Chiếm 60-70% nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN từ 1991 đến nay.  

    1./ Kiều hối năm 2012 đạt 10 tỷ USD. Hiện có khoảng 4 triệu người Việt đang sinh sống ở trên 100 quốc gia và khu vực. Kiều hối gửi về TP HCM chiếm gần 42% tổng giá trị kiều hối đổ về nước trong năm qua và khoảng 70% trong số này được đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, 23% vào thị trường địa ốc, và phần còn lại là biếu tặng cho thân nhân. (ở đây

    2./ Năm 2012 được mùa kiều hối. So với vốn ODA, nguồn kiều hối gấp 2 lần. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm, kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ lớn mà chúng ta thụ hưởng hoàn toàn. Đây là nguồn tiền thực, góp phần làm bình ổn tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Doanh số kiều hối đạt được 10 tỉ USD thì đã nhiều gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu gạo (khoảng 3,5 tỉ USD/năm) và tương đương 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến của năm 2012 là 108 tỉ USD, đóng góp một phần không nhỏ cho cán cân thanh toán quốc tế. (ở đây)

    3./ Với hơn 10 tỷ USD kiều hối đổ về năm 2012, chiếm tới 60-70% nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991 tới nay, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Đây là nguồn tiền thực đóng góp rất hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, góp phần ổn định tỉ giá và tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Trước kết quả này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói, "Chúng ta rất trân trọng, khuyến khích kiều bào, người Việt Nam học tập, lao động tại nước ngoài gửi kiều hối về nước, vừa ích nước, vừa lợi nhà". (ở đây

    4./ "... Chiếm gần một nửa trong tổng số kiều bào sống ở nước ngoài, đa số người Việt tại Mỹ có tình cảm hướng về quê hương nguồn cội, mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh, ủng hộ việc phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc hàng năm đã có cả 10 tỷ kiều hối chuyển về trong nước đầu tư đã chứng tỏ tình cảm của cộng đồng người Việt ở Mỹ đối với Đất Mẹ Việt Nam... nước Mỹ bị tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam không hề giảm. .."(ở đây

UPDATE 06/02/2012:

    1./ Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối năm nay gần 10 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với năm ngoái. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2011, lao động Việt Nam gửi về nước, khoảng 1,8 tỷ USD. (coi đầy đủ ở đây )

    2./ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2011 sẽ đạt trên 9 tỷ USD. Đây sẽ là nguồn trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam... Trong một kết quả vừa được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2011..., Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 9 tỉ USD, tương đương 10% GDP của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới...

          So với các nguồn thu ngoại tệ khác như thu từ xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì dòng kiều hối có những ưu điểm vượt trội. Xuất khẩu đang là lĩnh vực tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hoặc du lịch phải đầu tư nhiều mới có được những khoản ngoại tệ nói trên trong khi đó thì nguồn thu kiều hối dường như không phải đầu tư, hoặc nếu có thì không đáng kể so với giá trị mà nó mang lại. Nguồn vốn FDI cũng có những tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng và vốn của tư bản nước ngoài, nếu họ không xuất khẩu thì sẽ cạnh tranh với hàng hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Trong khi đó nguồn vốn kiều hối thì tránh được các mặt tiêu cực này. Còn ODA cũng là nguồn vốn quan trọng, nhưng 90% là vốn vay, nếu sử dụng không tốt sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau. Trong khi đó, nguồn vốn kiều hối không phải trả nợ cho ai cả. (coi đầy đủ ở đây )

    3./ Thu hút kiều hối năm 2011: Một mùa vàng bội thu!
         ...Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngân hàng, kiều hối được xem là cung ngoại tệ ổn định để bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai, nhưng đến nay nước ta vẫn chưa có chính sách căn cơ để khơi thông dòng vốn này... 
         ...Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, con số 9 tỷ USD trong bối cảnh này rõ ràng đã chứng minh ở một góc độ nào đó sự hấp dẫn và ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. (coi đầy đủ ở đây ) 

ORIGINAL POST, 06/01/2011:

       Trên một số phương tiện truyền thông, người ta đang "ca ngợi" và "đề nghị" hay là "yêu cầu" gì đó để "khơi dậy" hay "khơi nguồn" v.v..., đặc biệt, có người còn đề nghị nên "định hướng" "cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả hơn" cái món kiều hối này.

       Chưa rõ lắm, nên tôi phải  tìm hiểu để coi thử nó là cái gì?

       Mới được vài "kết quả tìm kiếm" thôi mà đã thấy "quá đã" cho Nhà nước ta, hèn gì người ta ca ngợi nhiều là quá phải, tuy rằng mình không được hưởng trực tiếp đồng "kiều hối" nào!

       Nếu biết trước như vầy, năm 1978 mình nghe theo mấy đứa bạn vượt biên ra ngoại quốc thì bi giờ sẽ vừa "ích nước vừa lợi nhà" biết bao. Nhưng, khốn nạn thay, mấy đứa bạn của mình, đứa thì bị bắt, được đi cải tạo 2, 3 năm khi ra trại ghẻ lở, tiều tụy, "thân sống như thân chết", đứa thì cho đến nay vẫn "bặt vô âm tín".... Cho nên nghĩ lại, muốn làm "Việt kiều yêu nước" hay "khúc ruột nghìn dặm" để có "kiều hối" giúp nước, giúp nhà,  đâu có dễ! Ôi!!!

       Thử coi vài ý nghĩa và giá trị của kiều hối:

- Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Mỹ:
       Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo...
 
       Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ta được lợi về thuế, giải quyết được công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý... nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thì còn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90% là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn, nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vay mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên...

       Kiều hối còn là một nguồn lực lớn và gần như tăng liên tục trong thời gian qua (năm 1991 có 35 triệu USD, năm 1992 có 136,6 triệu, năm 1993 có 141 triệu, năm 1994 có 249,5 triệu, năm 1995 có 285 triệu, năm 1996 có 469 triệu, năm 1997 có 400 triệu, năm 1998 có 950 triệu, năm 1999 có 1.200 triệu, năm 2000 có 1.757 triệu, năm 2001 có 1.820 triệu, năm 2002 có 2.200 triệu, năm 2003 có 2.600 triệu, ước năm 2004 sẽ vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7 lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian tương ứng). Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15 tỉ 243 triệu USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay.

       Quan trọng hơn, nguồn kiều hối còn là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài đối với thân nhân và quê hương, đất nước. Điều đó còn chứng tỏ chính sách của Đảng và Nhà nước cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài gửi tiền về giúp gia đình; tạo điều kiện bảo đảm an toàn cho số tiền này; người thân được nhận bằng ngoại tệ không hạn chế,…

       Nguồn kiều hối này cộng với các nguồn ngoại tệ khác còn góp phần cải thiện cán cân tổng thể, góp phần ổn định giá USD trong mấy năm gần đây.

       Bởi vậy cần tạo điều kiện để nguồn lực quý này gia tăng hơn nữa.
Ngọc Minh
       Kiều hối (Overseas remittance) theo định nghĩa của lãnh sự Việt Nam đặt tại Hoa Kì là "Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…".
      
       Nói một cách đơn giản, kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.

       Tại một số nước đang phát triển, số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế. Số kiều hối hàng năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD.

       Một nước có số lượng kiều hối cao sẽ thúc đẩy những hoạt động đầu tư khác trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các mô hình kinh doanh loại nhỏ...
       Chứng từ tín dụng và thanh toán bằng ngoại tệ, dùng với Việt kiều đang ở nước ngoài Lượng kiều hối thường tăng cao vào dịp Tết

 

2 nhận xét:

  1. Tạo điều kiện để nguồn lực nầy gia tăng thì một số người được tiếng là "Việt kiều yêu nước". Nhưng một số người ruột gan cũng tan nát vì phải ra sức cày cái kiếp làm thuê ở xứ lạ quê người.
    Woah! Biết nói gì nữa đây.

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn BỬu Châu, cái tình tiết chiếc lược dắt trong bit tất, Bửu Châu nhắc lại thật chính xác, làm mình cảm động lắm. Mong sớm được gặp Bửu Châu. Sang năm mới rồi, chúc BC và gia đình được hưởng một năm dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]