“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Đánh giá về vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn

UPDATE 06/7/2013: 
     Rồi cũng đã có chuyển biến! Ngày 02/7/2013, báo Bình Định có bài "Tìm hiểu nhân vật lịch sử Ngô Tùng Châu", đã nêu lên được: "Mặc dù sinh quán của ông là Bình Định, sự nghiệp công danh của ông cũng để dấu ấn tại Bình Định, thế nhưng về thân thế sự nghiệp nhân vật lịch sử Ngô Tùng Châu trong sử sách ghi chép quá ít. Với những tư liệu mới của dòng tộc cung cấp, sẽ giúp chúng ta, những thế hệ mai sau hiểu về ông nhiều hơn."

     Đặc biệt bài báo còn cung cấp cho độc giả một thông tin khá "độc đáo""Sau ngày giải phóng, Lăng Ngô Tùng Châu được trưng dụng làm trụ sở UBND xã Cát Tài đến ngày nay."!

ORIGINAL POST, 01/7/2011:
(Bài tham góp trên Diễn đàn "Bình Định FFC": ở đây)

     Nên chăng cần có đánh giá khách quan để vinh danh tài năng và tiết nghĩa của những người con đất Bình Định từng là danh thần của chúa Nguyễn và triều Nguyễn Gia Miêu?
    
     Đã có Hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam”:



     Như vậy, liệu ta có nên "khách quan, trung thực, công bằng" để nhìn nhận và đánh giá lại, ít nhất là về tài năng, nghĩa khí và lòng trung liệt, của những người  con đất Bình Định đã từng phục vụ cho chúa Nguyễn và triều Nguyễn, như: Châu Văn Tiếp, Lê Chất, Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu (ở đây, hoặc ở đây), v.v...

     Bởi vì, thật đáng buồn, khi tôi có dịp đến dự tiệc cưới ở nhà một cựu chủ tịch xã Cát Tài, mà ẩm, thực khách đa phần thuộc hàng "có máu mặt" ở địa phương, ấy vậy mà khi hỏi đến Ngô Tùng Châu, người mà "Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí", thì không ai biết cả!

     Tất nhiên: "Do những biến động lịch sử, cách nhìn nhận và đánh giá của hậu thế về vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn có rất nhiều thay đổi qua mỗi thời kỳ. Có khi một chiều ngợi ca, có khi phê phán, thậm chí mạt sát. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu “nhận thức lại lịch sử” đã trở thành nhu cầu của thời đại.

     Nhận thức lại triều Nguyễn - như GS Phan Huy Lê  nói trong lời đề dẫn - luôn là một tất yếu, và một quá trình vận động, không có chân lý cuối cùng. Cũng vì thế mà tại hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có những vấn đề vẫn còn tiếp tục cần được làm sáng tỏ"

     Về chúa Nguyễn, công lao không thể phủ nhận là: khai phá và xây dựng Thuận - Quảng, mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền trên đất Nam bộ. Nhưng còn tranh cãi gay cấn nhất là quan hệ Nguyễn - Tây Sơn và xác định công lao thống nhất đất nước.

     Về vương triều Nguyễn, thành tựu vĩ đại nhất là đã xác định chủ quyền lãnh thổ trên một dải giang sơn tương đương nước Việt hiện nay; xây dựng được chính quyền quân chủ tập trung hoàn thiện nhất trong lịch sử đất nước; thiết lập bộ máy luật pháp, hành chính; xây dựng nền kinh tế có chủ quyền;...

     Nhưng cũng không thể không đặt ra trách nhiệm về việc đã lãnh đạo một cuộc chiến không cân sức, với những sai lầm về chiến lược dẫn đến thất bại trước sức mạnh quân sự Pháp, dẫn đến mất nước hoàn toàn vào tay thực dân Pháp năm 1885.

     Nhưng cũng không thể không nhận thấy chính tinh thần Nho giáo rập khuôn của phong kiến Trung Hoa đã khiến cho trí thức VN không nhận thức được thời đại. Chính vì thế các ý tưởng canh tân của những vị vua như Minh Mạng đã không thể kịp vận hành để thành thể chế khiến VN trở nên yếu ớt và lạc hậu trước các thế lực kinh tế, quân sự từ phương Tây tràn sang.

     Nhưng đó là nhận thức và đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn Gia Miêu. Còn ở đây, những người con đất Bình Định là danh thần triều Nguyễn, khi mà quan niệm lúc bấy giờ "trung quân tức là ái quốc", thì không thể không ghi nhận họ là danh nhân đáng được vinh danh vậy!

     Tại sao, khi mà ở miền nam có lăng Lê Văn Duyệt, khói hương nghi ngút... thì ở ta những người con Bình Định tiêu biểu như trên mà tài năng và tiết nghĩa nào có kém thua, ngay tại quê nhà không mấy ai biết đến!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]