“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thời bao cấp: vài hồi ức về việc học hành

       Đôi lần, tôi có kể cho con tôi và một số các bạn của chúng những chuyện cực khổ thời bao cấp. Chúng có vẻ không tin, cho rằng tôi cường điệu.  Người dân Việt Nam đang sống trong thời kỳ gọi là Đổi mới, đặc biệt sau sự kiện Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Cuộc sống có dễ dàng hơn trước nhưng tham nhũng, tệ nạn xã hội, thiếu dân chủ và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng vẫn là những bức xúc của người dân.
       Năm 2006, nghe tin viện Bảo tàng Dân tộc học với sự tài trợ của UNDP, SIDA, Ford Foundation có mở một triển lãm về thời bao cấp 1975 - 1986 tại Hà Nội, (Đây là cuộc trưng bày nằm trong khuôn khổ chương trình Tổng kết 20 năm đổi mới do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện, có sự hỗ trợ của UNDP, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam, Quỹ SIDA - Thuỵ Điển, Quỹ Ford, khai mạc ngày 16/6/2006.), tôi rất muốn đưa con tôi đến xem tận mắt các hiện vật để nó cảm nhận được các khó khăn thời ấy nhưng không thực hiện được.
      Cách nay hơn một tháng, nhân mùa tựu trường của HS-SV, tình cờ đọc được bài viết của thầy giáo Lê Anh Tuấn, Giảng viên chính của trường Đại học Cần Thơ, kể lại chuyện học hành và sinh hoạt của học sinh - sinh viên ở Cần Thơ. Cần Thơ, thành phố còn có tên là Tây Đô, có thể coi là nơi có cuộc sống khá hơn nhiều vùng khác, ít nhất cũng là miếng ăn.
      Những hình ảnh này cũng chẳng khác gì so với quê tôi và các nơi khác, ít nhất là ở miền nam (sông Bến Hải) nước ta lúc bấy giờ. Tôi mạn phép chép lại dưới đây: 
      ( Tham khảo thêm: "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp": ở đây hoặcđây    -"Thời bao cấp: Các "nghề xưa nay hiếm": ở đây  - "Thời bao cấp: Cảnh cưới hỏi": ở đây  - "Thời bao cấp: Hồi ức về ngày tết": ở đây  - "Nuôi lợn .... liệt truyện": ở đây)

      “Thời bao cấp” ở Việt Nam là một thời kỳ đáng nhớ trong lịch sử hiện đại, có lẽ từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền Nam Việt Nam thì phải kể từ năm 1975 - 1986. Năm 1986 chưa hẳn là đã chấm dứt thời kỳ này, thực sự dư âm của dấu vết của chính sách “bao cấp” còn kéo dài đến đầu thập niên 1990, nhưng nhiều người và báo chí cho con số 1986 là mốc thời gian quan trọng khi Đảng Cộng sản Việt Nam, trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986, tuyên bố chủ trương đổi mới, từng bước xóa bỏ “bao cấp” trong kinh tế.