“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Bình Định: CA triệt phá buôn lậu titan

          Coi thêm thông tin có liên quan:
            - "Bình Định: ...Khai thác titan lợi ích rất ít..."
             - "Tạm dừng" sau "chấm dứt" 8 tháng?"
            - "Bình Định: chấm dứt khai thác titan ... "
            - "Bắt giám đốc xuất lậu titan sang Trung Quốc"

     Lập hai đoàn kiểm tra khẩn cấp việc vận chuyển, mua bán, chứa titan thô trái phép.
     Buôn lậu hàng chục ngàn tấn titan:
     Bộ Công an vừa triệt phá một trong những đường dây buôn lậu titan sang Trung Quốc lớn nhất do Lê Văn Chiến, nguyên cán bộ Cục Hải quan tỉnh Bình Định, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư - Xuất nhập khẩu Trung Việt (TP Quy Nhơn, Bình Định) cầm đầu.
     Theo thông tin ban đầu, trong thời gian công tác tại Cục Hải quan tỉnh, Chiến đã thuê ba DN ký hợp đồng mua 75.000 tấn titan thô ở Bình Định. Sau đó, Chiến thông qua Nguyễn Đức Hùng (một đầu nậu vận chuyển quặng) và một số môi giới tàu biển hợp thức hóa toàn bộ số hàng trên là mua bán nội địa rồi ký hợp đồng với các công ty vận tải chở từ cảng Quy Nhơn đi các cảng Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng thực tế chở sang cảng Khâm Châu (Trung Quốc). Cơ quan công an xác định có 10 DN đã hợp đồng vận chuyển trót lọt 29 chuyến tàu chở titan trái phép cho Chiến.
     Một đường dây buôn lậu titan khác cũng đang được bóc dỡ sau khi cơ quan chức năng bắt quả tang vụ vận chuyển 500 tấn titan thô xuất bán trái phép sang Trung Quốc. Theo điều tra ban đầu, một công ty đã dùng hồ sơ, hóa đơn của một DN có giấy phép khai thác titan ở Bình Định để hợp thức hóa 500 tấn titan thô không có nguồn gốc xuất xứ, sau đó ký hợp đồng với một công ty ở Quảng Ninh để vận chuyển titan ra Bắc. Qua xác minh, công ty mua số titan này không có thật và chủ hàng là một đầu nậu tìm cách đưa số titan trên sang Trung Quốc.

Một điểm tập kết titan thô do các đầu nậu mua gom
tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định).
Ảnh: TẤN LỘC
     Phải có cơ sở chế biến mới được khai thác
     Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, cho biết khoảng 300.000tấn (số tròn) là sản lượng titan khai thác trung bình mỗi năm ở Bình Định nhưng phần lớn bị thất thoát qua đường xuất lậu. Ước tính, trung bình mỗi năm ngân sách mất hơn 2,5 triệu USD khoản thu thuế xuất khẩu.
     Cuối tháng 9, UBND tỉnh ban hành lệnh tạm dừng việc xuất bán titan thô ra ngoài tỉnh. Các cảng Quy Nhơn, Thị Nại, Tân Cảng Miền Trung không được lập thủ tục vận chuyển titan thô rời các cảng này. UBND tỉnh cũng quyết định thành lập hai đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra khẩn cấp việc vận chuyển, mua bán, chứa titan thô trái phép tại các kho, bãi trên địa bàn; kiểm tra các DN khai thác titan, làm rõ sản lượng khai thác, số lượng xuất bán qua các cảng để truy thu thuế tài nguyên.
     Tỉnh cũng ra “tối hậu thư” với chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, DN kinh doanh kho, bãi trên địa bàn tỉnh này, nếu hợp đồng cho thuê kho, bãi chứa titan thô không có nguồn gốc khai thác sẽ bị thu hồi mặt bằng và xử lý nghiêm theo quy định.
     Với các giấy phép do tỉnh cấp, tỉnh đã bổ sung điều kiện cấp phép là DN phải có cơ sở chế biến sâu titan hoặc có hợp đồng bán titan cho cơ sở chế biến. Theo ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, đến cuối năm hầu hết các giấy phép do tỉnh cấp đã hết hạn, những DN không đáp ứng các yêu cầu trên sẽ không được gia hạn hoặc cấp mới giấy phép.
     Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xuất lậu titan gia tăng là hầu hết DN được cấp phép khai thác titan đều không có cơ sở chế biến. Với diện tích khai thác lên đến 950 ha, cả sáu DN được Bộ TN&MT cấp phép khai thác titan ở Bình Định đều không có nhà máy chế biến sâu titan. Trong khi đó, lúc làm hồ sơ xin cấp phép, các DN cam kết sẽ xây dựng cơ sở chế biến.
     Bốn nhà máy chế biến titan không mua được nguyên liệu
     Bình Định hiện có bốn nhà máy chế biến sâu titan với tổng công suất hơn 100.000 tấn/năm. Theo ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lâu nay các nhà máy này không mua được nguyên liệu do các DN khai thác, đầu nậu xuất titan thô ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài, ba, bốn năm nữa sẽ hết nguồn nguyên liệu, các nhà máy chế biến sẽ đóng cửa.
TẤN LỘC
Nguyên bổn: Pháp luật TPHCM Online (09/10/2011 - 00:12)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]