“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Văn Cao với Quy Nhơn (II)

II./ Sự thật về chùm thơ "Quy Nhơn" của Văn Cao:      (Bài viết của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo).
(Coi nguyên bổn ở đây)
      Cuối tháng 3-1985, tỉnh Nghĩa Bình (cũ) mời anh Văn Cao, Nguyễn Thuỵ Kha và tôi vào thăm và sáng tác nhân dịp 10 năm giải phóng. Nhận được giấy mời, anh Văn mừng lắm vì đã hơn 40 năm anh không có dịp trở lại miền Trung. Nhưng thời gian này sức khoẻ anh không đựoc tốt. Sợ không thể đi được vào đầu tháng Tư như đã dự định, anh nằm trên giường bệnh viết một bài thơ về Qui Nhơn, nói nỗi niềm của anh với thành phố biển mà anh chưa một lần ghé thăm, với ý định là nhờ tôi và Nguyễn Thuỵ Kha mang vào tặng tỉnh Nghĩa Bình thay cho lời  cảm ơn chân thành  của anh. Chúng tôi đưa in bài thơ “Qui Nhơn” cùng với bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên”chân dung tự hoạ của anh trên “tờ rời” chuẩn bị cho chuyến bay vào Qui Nhơn thiếu anh Văn. Nhưng đến khi Thanh Thảo từ nghĩa Bình ra đón thì anh Văn bỗng khoẻ ra, và tất cả chúng tôi bay vào Qui Nhơn (có cả chị Băng vợ anh Văn) vào ngày 7-4-85.
      Tuy được sự đón tiếp rất thịnh tình của tỉnh uỷ, uỷ ban và hội văn nghệ tỉnh, nhưng những ngày đầu, Văn Cao luôn ngỡ ngàng  trước  thành phố  biển đầy bí ẩn này, nó không giống như sự tưởng của anh. Tối 10/4 tại nhà khách của Tỉnh, anh Văn viết được bài thơ mới về Qui Nhơn với những câu mở đầu: “Tôi đã đến đây – Không phải  Qui Nhơn – Chỉ một thành phố lạ”. Anh gọi tôi và Kha sang  phòng anh uống rượu, khoe bài thơ mới làm. Tôi thấy có một từ anh dùng hơi gượng khi bà mẹ gặp lại con lại nói: “Chào con”, nên đề nghị anh chữa. Anh cùng Kha và tôi tìm chữ để thay. Và cuối cùng, anh rất khoái khi tôi chữa được chữ “Chào con!” thành “À con!”. Lúc này anh Văn mới đặt tên cho bài thơ “Quy Nhơn” viết ở Hà Nội thành “Qui Nhơn I” và bài viết tại Qui Nhơn là tên “Qui Nhơn II”.
      Năm ngày sau, sau những chuyến  đi thăm nhiều cơ sở ở Nghĩa Bình trở  về nhà khách, anh viết bài “Qui Nhơn III” (để làm thành một bộ 3 trọn vẹn) với câu mở đầu thật tài hoa: “Từ trời xanh – rơi – vài giọt tháp chàm”. Vì sức yếu, chữ anh viết nguệch ngoạc rất khó đọc, anh đã nhờ tôi chép lại sạch sẽ để ký tặng lại địa phương.
      Cả 3 bài thơ này anh Văn đều viết rất nhanh. Những “nhân vật” trong thơ đều hàm chứa ẩn dụ và khái quát: Em, Con trai, Con gái và Mẹ.
      Chính vì vậy mà khi đọc bài “Những điều chưa được biết về hai bài thơ của Văn Cao viết về Qui Nhơn” của Việt Hiền in trên Tiền Phong chủ nhật số 28 (12-7-1998) tôi khá ngạc nhiên khi anh Việt Hiền cho rằng, nó bắt nguồn từ câu chuyện tình riêng của Văn Cao. Càng ngạc nhiên hơn khi Việt Hiền khẳng định: “Do chiến tranh, loạn lạc người bạn tình của nhạc sĩ đưa con ra Quy Nhơn làm ăn sinh sống. Cũng do hoàn cảnh chiến tranh, rồi Bắc Nam cách trở, nên Văn Cao không được gặp lại vợ và đứa con đầu của mình”. Vẫn biết là nhiều văn nghệ sĩ cùng lứa với Văn Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thường có những mối tình lãng mạn, thậm chí đi hát cô đầu hay ghé qua nhà thổ cũng chẳng có gì lạ. Do chơi thân với anh Văn và gia đình, tôi và Nguyễn Thuỵ Kha cũng biết khá rõ về mối tình của anh truớc khi anh lấy vợ (chị Băng), cho nên những  lời khẳng định của Việt Hiền là rất sai sự thật.  Trước cách mạng tháng 8- 1945, anh Văn chưa hề lấy vợ, dù là ngoài giá thú, vậy làm sao lại có chuyện “Văn Cao không gặp được vợ và đứa con đầu của mình”? Còn cái chuyện  “người tình… đứa con ra Qui Nhơn làm ăn sinh sống” chỉ là ”huyền thoại” mà thôi. Có lẽ do tác giả bài báo được nghe hóng hớt đâu đó, chuyện nọ xọ chuyện kia rồi tưởng tượng ra như vậy để gán ghép vào bài thơ “Qui Nhơn” của Văn Cao cho có vẻ ly kỳ hấp dẫn.
       Trong bài viết ngắn này, tôi không có ý định kể ra những chuyện tình đẹp hoặc buồn của anh Văn, mà chỉ muốn nói rõ sự thật về chùm thơ “Qui Nhơn” của anh, đấy là một tình yêu lớn của người nghệ sĩ đa tài đối với “mảnh trời chim yến” và mảnh đất “mọc lên từ nước mắt” như chính thơ anh đã khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]