Quả thật, sắp kết thúc một năm cũ, không gì phấn khởi cho bằng việc bao nhiêu lo âu nợ nần của năm cũ nhẹ vơi, bước vào năm mới với nhiều niềm tin! Niềm tin ấy hiện rõ dần qua cuộc trả lời chất vấn của các bộ trưởng, báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội vào sáng 24-11.
Trước tiên, nợ và vốn chủ sở hữu của Vinashin chưa mất. Báo cáo giải trình của chính phủ cho biết: “Số nợ vay 86 nghìn tỷ đồng và số vốn chủ sở hữu hơn 8.000 tỷ đồng đang nằm trong tổng giá trị tài sản của Tập đoàn trên sổ sách là hơn 104 nghìn tỷ đồng (…) Các tài sản này đang được quản lý ở các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, trong đó có 110 cơ sở sản xuất, với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, 14 nhà máy đóng tàu đang thực hiện đầu tư; các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ; các dự án khu công nghiệp, cảng biển và đội tàu vận tải biển 700 nghìn tấn trọng tải”. “Chúng tôi tính cả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn cộng với tiền lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ”.
Thứ hai là sau thời gian tái cơ cấu, nay Vinashin đang đi vào hoạt động ổn định. Báo cáo giải trình cũng cho biết: “Đến nay, về cơ bản, sản xuất kinh doanh được duy trì và có bước phục hồi” và “năm 2010 doanh thu của Tập đoàn dự kiến sẽ đạt 14 - 15 nghìn tỷ đồng và lỗ kinh doanh sẽ ít hơn năm 2009”. Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh: “Từ đầu năm đến ngày 18-11-2010 Tập đoàn đã giao được 36 tàu với giá trị hợp đồng trên 280 triệu USD, trong đó có 21 tàu xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm sẽ giao thêm 21 tàu với tổng giá trị gần 293 triệu USD, trong đó có 7 tàu xuất khẩu. Tập đoàn đang phấn đấu giao thêm 9 tàu nữa, nâng tổng số tàu dự kiến giao trong năm lên 66 tàu với tổng giá trị gần 600 triệu USD”.
Nhớ lại cuộc họp báo chiều 19-11, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự tuyên bố “chúng tôi khẳng định Vinashin đã vay thì phải trả, chứ không ai trả thay cả”. Tài sản từ Vinashin vừa chuyển cho hai tập đoàn khác cũng phát huy hiệu quả như Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng nói: “26 tàu nhận từ Vinashin, đã đưa vào hoạt động 23 tàu, năm 2010 doanh thu trên 1.400 tỷ đồng”.
Những khó khăn của Vinashin thời gian qua, theo báo cáo giải trình của Thủ tướng: “có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ)”. Trước kia, Vinashin làm ăn có lãi, chỉ khó khăn từ năm 2009 với số tiền lỗ của năm này là 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung và Phó Thủ tướng cho biết, toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này; Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ USD, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ USD. Nước ta không mất thêm tiền, mới tập trung tái cơ cấu, theo Phó Thủ tướng, nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi.
Tóm lại, qua các ý kiến công khai, đầy trách nhiệm vừa nêu, thấy rõ số tiền nợ và vốn chủ sở hữu của Vinashin chưa mất. Khó khăn là do khách quan, nay kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục thì Vinashin hoạt động trở lại với khả năng vượt qua khó khăn trong vài năm tới. Trong sản xuất kinh doanh, việc lỗ vài năm cũng bình thường!
Nhưng như thế, vụ án đã khởi tố hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và bắt tạm giam nhiều vị cựu lãnh đạo Vinashin có thể là oan sai?
Trước tiên, nợ và vốn chủ sở hữu của Vinashin chưa mất. Báo cáo giải trình của chính phủ cho biết: “Số nợ vay 86 nghìn tỷ đồng và số vốn chủ sở hữu hơn 8.000 tỷ đồng đang nằm trong tổng giá trị tài sản của Tập đoàn trên sổ sách là hơn 104 nghìn tỷ đồng (…) Các tài sản này đang được quản lý ở các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, trong đó có 110 cơ sở sản xuất, với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, 14 nhà máy đóng tàu đang thực hiện đầu tư; các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ; các dự án khu công nghiệp, cảng biển và đội tàu vận tải biển 700 nghìn tấn trọng tải”. “Chúng tôi tính cả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn cộng với tiền lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ”.
Thứ hai là sau thời gian tái cơ cấu, nay Vinashin đang đi vào hoạt động ổn định. Báo cáo giải trình cũng cho biết: “Đến nay, về cơ bản, sản xuất kinh doanh được duy trì và có bước phục hồi” và “năm 2010 doanh thu của Tập đoàn dự kiến sẽ đạt 14 - 15 nghìn tỷ đồng và lỗ kinh doanh sẽ ít hơn năm 2009”. Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh: “Từ đầu năm đến ngày 18-11-2010 Tập đoàn đã giao được 36 tàu với giá trị hợp đồng trên 280 triệu USD, trong đó có 21 tàu xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm sẽ giao thêm 21 tàu với tổng giá trị gần 293 triệu USD, trong đó có 7 tàu xuất khẩu. Tập đoàn đang phấn đấu giao thêm 9 tàu nữa, nâng tổng số tàu dự kiến giao trong năm lên 66 tàu với tổng giá trị gần 600 triệu USD”.
Nhớ lại cuộc họp báo chiều 19-11, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự tuyên bố “chúng tôi khẳng định Vinashin đã vay thì phải trả, chứ không ai trả thay cả”. Tài sản từ Vinashin vừa chuyển cho hai tập đoàn khác cũng phát huy hiệu quả như Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng nói: “26 tàu nhận từ Vinashin, đã đưa vào hoạt động 23 tàu, năm 2010 doanh thu trên 1.400 tỷ đồng”.
Những khó khăn của Vinashin thời gian qua, theo báo cáo giải trình của Thủ tướng: “có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ)”. Trước kia, Vinashin làm ăn có lãi, chỉ khó khăn từ năm 2009 với số tiền lỗ của năm này là 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung và Phó Thủ tướng cho biết, toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này; Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ USD, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ USD. Nước ta không mất thêm tiền, mới tập trung tái cơ cấu, theo Phó Thủ tướng, nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi.
Tóm lại, qua các ý kiến công khai, đầy trách nhiệm vừa nêu, thấy rõ số tiền nợ và vốn chủ sở hữu của Vinashin chưa mất. Khó khăn là do khách quan, nay kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục thì Vinashin hoạt động trở lại với khả năng vượt qua khó khăn trong vài năm tới. Trong sản xuất kinh doanh, việc lỗ vài năm cũng bình thường!
Nhưng như thế, vụ án đã khởi tố hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và bắt tạm giam nhiều vị cựu lãnh đạo Vinashin có thể là oan sai?
Sáu Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]