“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Những câu chuyện phản văn hóa ở đất nước "4K năm văn hiến"!

 1./ Nhà văn hóa và những câu chuyện phản văn hóa! 
 2./ Hình ảnh một ông quan văn hóa!

1./ Nhà văn hóa và những câu chuyện phản văn hóa!
(Nguồn: Báo Đại Đoàn kết)

Năm ngoái, khi những tấm biển “Nhà văn hóa” được đục gắn tự tiện tràn lan trước tường cổng các tư gia ngay giữa Thủ đô, dân tình và chính các tư gia được gắn bảng “văn hóa” này đã phản ứng quyết liệt. Họ cho rằng cái tấm biển “văn hóa” đấy đã làm “chướng mắt” chính cái không gian văn hóa của người dân. Nó hình thức và phản cảm đến mức ngay sau đó Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch phải có ý kiến chấn chỉnh.

Chuyện không chỉ Hà Nội, phong trào gắn biển “gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” kiểu lối hình thức như vậy tràn lan khắp nước. Nhiều khi, chính những tấm biển mang danh “văn hóa” lại  vô tình xô lệch khuôn diện kiến trúc đô thị.

Về các vùng quê, sự lệch pha văn hóa trong các phong trào văn hóa này càng hiển hiện rõ hơn. Tôi vừa ở quê ra, hôm qua nhìn thấy đứa em trong họ “giận cá chém thớt” đánh đập mắng chửi vợ con mà vừa thương vừa tức. Nhà nghèo, một lũ con nheo nhóc, tiền học, tiền đong gạo dồn dập. Vậy mà tộc họ cứ dăm bữa nửa tháng lại nhắc thúc nộp tiền xây nhà thờ tộc. Cả triệu bạc với nó đâu có ít. Thế rồi lại đến việc vận động quyên góp mỗi nhà nửa triệu bạc để xây nhà văn hóa. Khổ, suốt ngày cứ bị các ngài quản lý văn hóa đến đòi nhắc khoản “dân tự nguyện đóng góp”. Không chạy nổi tiền nộp.Ưc qua, hắn về ném thúng quăng nia chửi mắng vợ con.

Chả nhẽ cái hậu họa “văn hóa” lại đến nỗi như vậy sao?

Hôm rồi ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh đang lụt. Dân tình cả nước tập trung cứu trợ giúp sức cho dân vùng lũ. Thế mà ngay trong khi nước chưa rút,  tiền cứu trợ mới về đến xã- thôn  đã bị chặn ách lại để trừ bớt tiền định mức xây dựng cổng làng văn hóa với nhà văn hóa. Sáng nay đọc báo, lại thấy trong Quảng Ngãi người ta cũng đang “đe” dân ra đóng tiền xây nhà văn hóa, mỗi hộ phải “tự nguyện” ít nhất là nửa triệu bạc.

Chưa gì đã thấy “vấn đề” văn hóa ngay từ phương thức vận động quyên góp tiền của người dân để xây nhà văn hóa. Những “viên gạch” được nung đúc bằng phương cách nói trên có xây dựng nổi những mô hình nhà văn hóa? Chắc gì cái “nhà văn hóa” ấy được dựng lên sẽ nâng tầm văn hóa được cho những gia đình khốn khó kia, giúp họ có... văn hóa hơn, được sống được hưởng một môi trường văn hóa hơn?

Về các vùng quê, thử vào khám phá các “nhà văn hóa” thôn bản xem đang phục vụ và “khai hóa văn hóa” cho dân như thế nào, được bao nhiêu phần trăm ngôi nhà văn hóa thật sự có văn hóa? Thực tế, không ít nhà văn hóa đã được sử dụng không đúng chức năng có khi còn là nơi vài top choai choai ngày đêm chui vào xem phim sex.

Không thể xây dựng một ngôi nhà văn hóa bằng những viên gạch và phương thức phản văn hóa.
Đoạn clip công an bắt mại dâm với một phương cách rất phản cảm và thiếu văn hóa không được dư luận đồng tình mặc dù một số vị quan chức trong ngành đã lớn tiếng biện minh rằng đó là “biện pháp nghiệp vụ được phép sử dụng”. Nếu qui định của ngành công an cho phép biện pháp nghiệp vụ như thế thì cũng cần có sự xem xét lại.

Chống hành vi phi văn hóa rất cần có những phương cách văn hóa .
TDN
 
 
Sáng 23/11/2010 Đại hội Hội Nhà Văn Hà Nội chính thức khai mạc. Gần 300 hội viên mà hầu hết là các cụ văn nhân, đa phần tuổi ngoại lục tuần, chỉnh tề, trang trọng. Lần này xem ra đại hội có rất ít quan khách tới dự, chẳng biết tại sao? Thực ra thì đại hội thành công hay không dĩ nhiên là không phụ thuộc vào các vị khách mời. Có chăng chỉ là để cho đại hội … thêm phần long trọng! Tuy nhiên các quan khách sẽ đóng góp gì cho đại hội lại là chuyện khác. Có lẽ vì quá bận nhiều việc quốc gia đại sự nên không có một vị “đầu lỉnh” nào của thành phố sắp xếp được thì giờ tới dự. Hay phải chăng văn chương không phải là cái gì hệ trọng hay thiết thực đối với thành phố nên đến cũng được mà không đến cũng chẳng sao? Suốt 5 năm mà một Hội có khoảng gần 600 hội viên chỉ được thành phố “ưu ái” cấp cho khoản kinh phí ngót nghét 800 triệu đồng để tổ chức tất tần tật mọi hoạt động. Vậy thì nói khuyến khích văn học nghệ thuật có lẽ chỉ là đãi bôi mà thôi.

Người viết bài này chỉ xin kể một chuyện mắt thấy mà chắc cả đại hội ai cũng thấy. Đó là chuyện về một vị khách mời thuộc diện quan trọng nhất. Trong đại hội lần thứ 11 của Hội Nhà Văn Hà Nội lần này thành phố cũng chỉ cử một vị phó ban của một ban chuyên về quản lý VHNT đến dự và lên diễn đàn huấn thị cho các nhà văn. Thực ra thì các nhà văn cũng đâu quan tâm đến chức tước ông này bà nọ. Cái chính là người này thực sự đóng góp được gì với tư cách là đại diện cho lãnh đạo thành phố? Ấy vậy mà vị quan chức này khi xuất hiện đã thể hiện có phần … phản cảm. Tôi không muốn nói đến các lời giáo huấn của vị quan này mà chỉ nói đến một chi tiết rất nhỏ. (Xin đừng coi thường các chi tiết tưởng là nhỏ này). Khi bước lên bục diễn thuyết vị quan chức này nói rất hùng hồn, tay phải luôn chém gió nhưng tay trái thì hầu như luôn … đút trong túi quần!

Kể từ khi chậm rãi bước lên diễn đàn, cái tay ông này đã nằm trong túi. Mà trời đâu có rét! Tôi cứ tưởng ông vô ý, chỉ nhỡ theo thói quen. Nhưng khi đứng sau bục diễn giả, khi đã nói năng hùng hồn, khi tay phải luôn vung vẫy thì tay trái của ông vẫn nằm yên trong túi. Hay là tay ông bị làm sao? Không phải, vì thỉnh thoảng ông cũng rút tay ra nhưng rồi lại đút ngay tay vào. À, thì ra đó là cách để thể hiện “khí phách” của một nhân vật quan trọng! Nghe đâu ông từng là quan đầu lĩnh của một huyện ngoại thành. Có thể thói quen của một vị quan “phụ mẫu chi dân” đã ăn sâu nên khó mà sửa đổi!

Người viết bài này không phải là kẻ chuyên bới lông tìm vết. Tôi muốn kể lại việc này chỉ vì một ý nghĩ là một ông quan chuyên trách về văn hóa mà lại … thiếu văn hóa vậy thì liệu văn hóa Thủ đô có còn xứng với mãnh đất nghìn năm văn hiến?
Dương Ca
Tiến sĩ Hán - Nôm Nguyễn Xuân Diện (Blog Nguyễn Xuân Diện):
Đọc bài viết trên, tôi không biết cái ông quan văn nghệ khệnh khạng kia là ai. Nhưng đến khi đọc đến bài "Bên trong" Đại hội XI Hội Nhà văn Hà Nội có chuyện lạ gì?" cũng trên trang của bác Trần Nhương, tôi mới biết đích thị ông ta là: Nguyễn Khả Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội. Tác phong ứng xử kiểu này, tôi thấy đây là trường hợp thứ hai. Trường hợp thứ nhất là Ông Ngô Hoà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong cuộc họp báo về Festival mới rồi - ảnh dưới .

Nếu đúng như phản ánh trong bài viết trên, tôi đề nghị Thành ủy Hà Nội, lần sau có các hội nghị nào liên quan đến văn nghệ sĩ trí thức, xin đừng cử Ông Nguyễn Khả Hùng đi nữa. Nếu cứ để ông ấy đi, sẽ mang tiếng cho Thành ủy là coi thường giới văn nghệ và trí thức.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]