“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Tiến sĩ ở Việt Nam! (Update: 22/02/2014)

Tiến sĩ nông nghiệp không phân biệt được cỏ với lúa:
          I./Update (22/02/2014): 
        Nói "Tiến sĩ giấy" cũng không oan Vì tiến sĩ nông nghiệp mà không phân biệt được cỏ với lúa, Lý giải về tình trạng ngày càng nhiều tiến sĩ không làm được việc, GS.TSKH Trần Duy Quý cho rằng có trào lưu này là vì phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước. Khi nhà nước muốn đề bạt lãnh đạo, từ cấp trưởng phòng, bắt buộc chuyên môn là phải có bằng tiến sĩ.
        “Làm lãnh đạo lại có bổng lộc nên chính vì thế họ chạy đua làm. Xã hội có nhu cầu thì ắt sẽ có nguồn cung. Bằng thì bằng thật nhưng học giả, hoặc học không đến nơi đến chốn nên khi đụng phải những vấn đề cần phải giải quyết bằng chuyên môn và nhất là khi thực tiễn sản xuất sẽ lộ ra ngay”, GS Quý nói.(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)

        P/s: Coi thêm:  24.000 tiến sĩ ở VN đang làm gì?    Bằng tiến sĩ giá ... 7 triệu   200 triệu đồng lấy được bằng tiến sĩ y khoa   PGS - TS Trường Đại học BKHN "sao chép đề tài khoa học"   PGS - TS Phó hiệu trưởng trưởng Đại học BKHN "đạo văn"   Phó GS quốc tế học trường "dõm"   ...
 
 Tiến sĩ, Thạc sĩ, đẳng cấp "Quốc gia" lại được "liên kết" với "Quốc tế" mà còn như thế nầy: 
          II./Update (11/01/2013):
        1./  Đại học Quốc gia Hà nội, không chỉ cho phép học viên cao học thuộc 8 chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ của ĐH Kinh tế không viết và bảo vệ luận văn, còn yêu cầu 11 đơn vị trực thuộc nộp phần trăm các nguồn thu lên hơn 21 tỷ đồng...Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra kết luận thanh tra công tác quản lý liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học. Theo đó, trên 46% trong tổng số 419 chương trình liên kết đào tạo tại 18 trường chưa được Bộ Giáo dục cấp phép. 15 trường không có biên bản ghi nhận về điều kiện cơ sở vật chất, 5 trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu... Vi phạm nhiều và nghiêm trọng nhất tập trung ở ĐH Quốc gia Hà Nội.. (Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)
 
        2./  Sai phạm tại ĐH Quốc gia Hà Nội: Khó thu bằng thạc sĩ; Cơ quan công an và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục làm rõ việc ĐH Quốc gia Hà Nội chuyển tiền ra nước ngoài và trích giữ tiền nằm ngoài sổ sách là có vi phạm hình sự hay không... (Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)

          III./Update (26/10/2011):

        Không chỉ giảng viên các trường CĐ, ĐH địa phương, ngay cả nhiều giảng viên của các trường ĐH lớn cũng tham gia học tiến sĩ “chui”...

        Theo thống kê chưa đầy đủ, có hơn 150 người theo học tiến sĩ (chương trình liên kết với ĐH Quốc tế Mỹ) và trên 200 người học thạc sĩ (chương trình liên kết với ĐH quốc tế Adam) do Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp (Q.10, TP.HCM) tổ chức nhiều năm nay
        Ngoài một số cá nhân công tác tại các doanh nghiệp, đa số học viên những lớp này đều là giảng viên và cả cán bộ quản lý của các trường ĐH, CĐ. Mỗi khóa học thạc sĩ, tiến sĩ có học phí 4.800-5.800 USD.
(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)
 
          IV./Orginal (29/7/2010):

        1./  Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!
Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “ vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”
Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì). (Coi đầy đủ ở đây và  ở đây)

        2./  Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái học tiến sĩ chỉ 6 tháng!
Trước thông tin về việc ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Yên Bái, có bằng tiến sĩ ở Malaysia chỉ sau 6 tháng được Tỉnh ủy cử đi học, ngày 25-7, ông Hoàng Thương Lượng - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - nói: “Bằng này Bộ GD-ĐT của nước ta không công nhận sử dụng”.
Ông Lượng còn khẳng định tỉnh hoàn toàn không biết gì về chất lượng cũng như pháp nhân trường mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học, tất cả chỉ do ông Ngọc báo cáo với tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh - chánh văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái, từ năm 2006 cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước theo tinh thần của nghị quyết thu hút nhân tài của tỉnh sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. (Coi đầy đủ ở đây hoặc ở đây) 

        3./ Bằng tiến sĩ của ông Ngọc có chữ ký ngoại trưởng Hoa Kỳ?!
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Ngọc - phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái - học lấy bằng tiến sĩ chỉ trong sáu tháng, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) - nói: “Cá nhân tôi không tin là có thể học chương trình tiến sĩ ngắn hạn như vậy”.
Ông Nghĩa cho biết không có nước nào quy định chương trình đào tạo tiến sĩ, công nhận bằng tiến sĩ (Ph.D) với thời gian đào tạo trong sáu tháng. Trong trường hợp bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nghĩa cho rằng để xác minh không có gì phức tạp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, “Bộ GD-ĐT chỉ tiến hành thẩm định khi có yêu cầu của cơ quan sử dụng hoặc của chính đương sự kèm theo hồ sơ về bằng cấp đó” - ông Nghĩa giải thích. (Coi đầy đủ ở đây)
       
         4./ Phó bí thư tỉnh ủy học giả, xin tiền thật?
 Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Yên Bái xin kinh phí hỗ trợ 17.000 USD để đi học tiến sĩ, trong khi đây là nhu cầu cá nhân chứ không phải chủ trương của tỉnh. Thậm chí, trường mà ông Ngọc nhập học thực chất bị cấm cửa tại Mỹ từ năm 2003.
Đến nay, Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái vẫn chưa được mục sở thị tấm bằng “tiến sĩ quản trị kinh doanh” của ông Ngọc có hình dáng, nội dung ra sao (để phục vụ cho việc ghi hồ sơ cán bộ), dù ông Ngọc báo cáo hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo và nhận được bằng tiến sĩ từ trước tháng 3/2009. Kinh phí hỗ trợ việc đi học của ông Ngọc cũng  được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 12/2009. (Coi đầy đủ ở đây hoặc ở đây)

        5./ Phó giáo sư quốc tế bị tố học trường "dỏm":
Đang giảng dạy tại Việt Nam, bỗng dưng được một trường ĐH ở Hà Lan phong phó giáo sư. Điều kỳ lạ là ông tiến sĩ khoa học lại không nhớ nổi tên trường, website của trường mình đã học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ khoa học và được phong phó giáo sư. (Coi đầy đủ ở đây )

        6./ Coi thêm:
            a./ Chuyện động trời: Trường "dỏm" Irvine University hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội! 
Câu chuyện chung quanh trường "dỏm" "Irvine University" càng ngày càng thú vị.  Một nghiên cứu sinh ở Nhật cung cấp cho tôi những thông tin về đại học này rất đáng chú ý.  Điều khó tin nhưng lại là sự thật: Trường "dỏm" Irvine University từng hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh! (Coi đầy đủ ở đâyở đây )
            b./ Vì phanh phui sự việc trên mà trang nguyenvantuan.net "không còn tồn tại", nhưng có người cẩn thận đã "chép lại để dành" (Coi đầy đủ ở đây)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]