“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Đạo Đức Kinh - Lão Tử

Nguồn : (ở đây)

THƯỢNG KINH - ĐẠO KINH

CHƯƠNG I
THỂ ĐẠO [1]
 Phiên âm:
1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.
2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.
3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.
4.  Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.
Dịch nghĩa:
1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).
2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.
3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) [2] của mình.
4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu. 
CHƯƠNG II
DƯỠNG THÂN
Phiên âm:
1. Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình,[1] cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy.
2. Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo. [2]
3. Vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị,[3] công thành nhi phất cư.
4. Phù duy phất cư, thị dĩ bất khứ. [4]
Dịch nghĩa:
1. Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; đều biết tốt là tốt thế là không tốt vậy, bởi vì có không sinh ra nhau dễ khó thành tựu lẫn nhau, ngắn dài tạo thành lẫn nhau, trên dưới lộn lạo ra nhau, thanh âm hòa hợp với nhau, sau trước theo nhau.
2. Cho nên thánh nhân dùng Vô vi mà xử sự, dùng «vô ngôn» mà dạy dỗ.
3. Vạn vật hoạt động mà vẫn im lìm; sống động mà không (đòi quyền) sở hữu; lao tác mà không cậy công; công thành mà không lưu luyến.
4. Không lưu luyến nên mới không mất. 
CHƯƠNG 3
AN DÂN
Phiên âm:
1.  Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.
2. Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc,[1] nhược kỳ chí, cường kỳ cốt. Thường sử dân vô tri vô dục. [2] Sở phù trí giả bất cảm vi dã.
3. Vi vô vi, tắc vô bất trị.
Dịch nghĩa:
1. Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quí của khó được, khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.
2. Vì vậy phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân: Trống lòng; No dạ; Yếu chí; Mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả.
3. Làm theo phép Vô vi, thời không gì là không trị. 
CHƯƠNG 4
VÔ NGUYÊN
Phiên âm:
1. Đạo xung [1] nhi dụng chi hoặc [2] bất doanh. [3]
2. Uyên [4] hề tự vạn vật chi tông. [5]
3. Tỏa [6] kỳ nhuệ,[7] giải kỳ phân,[8] hòa kỳ quang, đồng kỳ trần.
4. Trạm hề [9] tự hoặc tồn. [10]
5. Ngô bất tri thùy chi tử. Tượng [11] đế chi tiên. [12]
Dịch nghĩa:
1. Đạo rỗng không mà dùng không hết.
2. Đạo sâu xa man mác tựa hồ như là tổ tông vạn vật.
3. Làm nhụt bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi rậm.
4. Trong trẻo thay, tựa hồ trường tồn.
5. Ta không biết Đạo con ai; hình như có trước Thiên đế. 
CHƯƠNG 5
HƯ DỤNG
Phiên âm:
1. Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu. [1]
2. Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu.
3. Thiên địa chi gian,[2] kỳ do thác thược [3] hồ.
4. Hư nhi bất khuất,[4] động chi dũ xuất.
5. Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung. [5]
Dịch nghĩa:
1. Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
2. Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
3. Khoảng trời đất giống như ống bễ. Trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng ra.
4. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung.

 CHƯƠNG 6
THÀNH TƯỢNG
Phiên âm:
1. Cốc thần [1] bất tử thị vị Huyền tẫn. [2]
2. Huyền tẫn chi môn thị vị thiên địa căn.
3. Miên miên [3] nhược tồn. Dụng chi bất cần. [4]
Dịch nghĩa:
1. Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn.
2. Cửa Huyền tẫn chính là gốc rễ trời đất.
3. Miên man trường tồn, dùng không bao giờ hết. 

CHƯƠNG 7
THAO QUANG [1]
Phiên nghĩa:
1. Thiên trường, địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh.
2. Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn.
3. Phi dĩ kỳ vô tư da? Cố năng thành kỳ tư.
Dịch nghĩa:
Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh.
Vì vậy thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn.
Phải chăng vì không riêng tây, nên vẫn thành được cái riêng tây?

CHƯƠNG 8
 DỊ TÍNH [1]
Phiên âm:
Thượng thiện nhược thủy.
Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ [2] ư Đạo.
Cư thiện [3] địa, tâm thiện uyên, dữ [4] thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời.
Phù duy bất tranh, cố vô vưu. [5]
Dịch nghĩa:
Bậc trọn lành giống như nước.
Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nên gần Đạo.
Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người một mực nhân ái; nói năng thành tín; lâm chính thời trị bình; làm việc thời có khả năng; hoạt động cư xử hợp thời.
Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán. 

CHƯƠNG 9
VẬN DI [1]
Phiên âm:
1. Trì [2] nhi doanh [3] chi bất như kỳ dĩ.[4]
2. Sủy [5] nhi nhuệ [6] chi bất khả trường bảo.
3. Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ.
4. Phú quí nhi kiêu, tự di [7] kỳ cữu.[8]
5. Công thành, danh toại, thân thoái,[9] thiên chi đạo.
Dịch nghĩa:
1. Giữ mà làm cho đầy mãi, không bằng dừng lại.
2. Mài cho nhọn, cho sắc không giữ được lâu.
3. Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữ được.
4. Giàu sang mà kiêu căng, sẽ tự vời tai họa.
5. Thành công, thành danh rồi thời nên lui thân, ấy là đạo Trời.
CHƯƠNG 10
NĂNG VI 
Phiên âm:
1. Tải doanh phách[1] bão nhất[2] năng vô ly hồ?
2. Chuyên khí trí nhu,[3] năng anh nhi[4] hồ?
3. Dịch [5] trừ [6] huyền lãm,[7] năng vô tì hồ? [8]
4. Ái dân trị quốc năng vô vi hồ? [9]
5. Thiên môn khai hạp, năng vô thư hồ? [10]
6. Minh bạch tứ đạt năng vô tri hồ? [11]
7. Sinh nhi súc chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng chi bất tể, thị vị huyền đức.[12]
Dịch nghĩa:
Năng vi (Làm được không?)
1. Có thể đem hồn phách ôm ấp lấy Đạo, không lìa xa chăng?
2. Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời, (định luật trời đất) như anh nhi chăng?
3. Có thể tẩy trừ được (trần cấu), giữ được cho gương lòng trong sáng không tì vết chăng?
4. Có thể yêu dân trị nước, mà vẫn vô vi chăng?
5. Cơ trời mở đóng, có thể thuận ứng như con mái chăng?
6. Có thể sáng suốt mà như người vô tri chăng?
7. Sinh dưỡng vạn vật; sống mà vẫn như không có; làm mà không cậy công; khiến cho lớn mà không đòi làm chủ, thế là đức sâu xa vậy. 

CHƯƠNG 11
VÔ DỤNG
Phiên âm:
1. Tam thập phúc,[1] cộng nhất cốc.[2] Đương kỳ vô, hữu xa chi dụng.
2. Duyên [3] thực [4] dĩ vi khí. Đương kỳ vô, hữu khí chi dụng.
3. Tạc hộ [5] [6] dĩ vi thất. Đương kỳ vô, hữu thất chi dụng. 
4. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.[7]
Dịch nghĩa:
1. Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.
2. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của chén bát.
3. Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.
4. Cho nên lấy cái «có» để làm cái lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng. 
 
CHƯƠNG 12
KIỂM DỤC
Phiên âm:
1. Ngũ sắc lịnh [1] nhân mục manh.[2] Ngũ âm lịnh nhân nhĩ lung.[3] Ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng.[4] Trì sính [5] điền liệp [6] lịnh nhân tâm phát cuồng. Nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phương.[7]
2. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khứ bỉ thủ thử.
Dịch nghĩa:
1. Năm màu khiến người mù mắt. Năm giọng khiến người điếc tai. Năm mùi khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó được, khiến người bị tai hại.
2. Bởi vậy, thánh nhân vì bụng không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.


(Đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]