“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Nhận biết nghiệp duyên

(do Nguyễn Thị Minh Tùng, ở USA, sưu tầm và "nhắn gởi"
Cảm ơn sự chia sẻ và đóng góp của Minh Tùng)
          Pháp Sư Chứng Nghiêm
             Pháp Hạnh dịch

      Ở đời, có những người khi mới gặp, chúng ta đã cảm nhận sức thu hút và cảm giác dễ gần. Cũng có những người khi mới gặp chúng ta đã thấy ác cảm. Người đó có thể là người tử tế và lịch thiệp, nhưng vì lý do gì đó, khi nhìn thấy họ, ta thấy dâng trào cảm giác khó ưa. Chỉ cần nhìn thấy mặt họ thôi cũng đủ làm cảm xúc chúng ta thay đổi. Đôi khi, chính chúng ta cũng không biết tại sao mình lại có phản ứng một cách tiêu cực như vậy đối với họ. Nếu không có sự kiềm chế, chúng ta có thể đã bày tỏ thái độ không được đẹp mấy đối với những người này qua lời nói cử chỉ không mấy tử tế. Tại sao điều này xảy ra?

     Duyên cớ của sự ác cảm này là do những mối quan hệ tiêu cực tạo ra với những người này trong một kiếp sống trước. Trong Phật giáo, chúng ta gọi đó là nghiệp duyên. Tuy nhiên, vì chúng ta có thể tạo nghiệp duyên xấu với người khác, chúng ta cũng có thể tạo nghiệp duyên lành với họ. Khi chúng ta tạo nghiệp duyên lành với người ở tiền kiếp, thì trong kiếp sống này, chúng ta tự nhiên sẽ thích họ. Khi thương mến rồi, thì những gì họ nói chúng ta đều thấy hợp lý và có thể dễ dàng chấp nhận được. Ngay cả khi quan điểm của họ méo mó hay lầm lạc, chúng ta cũng đặt niềm tin vào họ và nghĩ rằng họ đang đi đúng đường. Vì vậy, ngay cả khi họ dẫn chúng ta đến con đường sai trái, chúng ta vẫn sẳn lòng đi theo và tin rằng họ là những người làm đúng. Điều này bởi vì nghiệp duyên tích cực giữa ta và họ.
     Trong khi đó, khi chúng ta có mối nghiệp duyên xấu với người nào rồi thì chúng ta không thể chấp nhận được bất cứ điều gì họ nói. Mặc dù ngay cả khi họ là những người thật chân thành và tốt bụng, chúng ta cũng chẳng thấy họ thành tâm hay tốt lành. Bạn có nhớ câu chuyện về đức Phật, ngài Anan, và người đàn bà nghèo khổ trong làng không? Một hôm đức Phật đi vào ngôi làng của người đàn bà này. Ngài đã không cảm hóa được người phụ nữ này và bà ta chẳng thể nào đón nhận lời dạy của Ngài. Nhưng rồi khi người đàn bà này gặp ngài Anan, bà liền rất quý mến và cảm thấy thu hút bởi ngài Anan. Khi ngài Anan chia sẻ lời dạy của đức Phật đến với bà, thì bà hoan hỉ lắng nghe và nhận ra lời dạy mang lại nhiều lợi lạc.
     Tình huống này xảy ra là do nghiệp duyên của cả ba trong một kiếp sống trước. Trong kiếp sống đó, người đàn bà này đang đắm chìm trong đau khổ vì mất con. Một vị hành giả đi ngang qua vệ đường và nhìn thấy bà đang khóc. Vị này dừng lại và hỏi tại sao ba khóc. Mặc dù biết những giọt lệ kia là do người phụ nữ khóc con đã chết, vị hành giả lại bình thản giải thích rằng bà không cần phải than khóc đau buồn bởi cái chết của con bà là định luật tự nhiên của kiếp nhân sinh. Phong cách khô khan và lời nói quá thẳng của ông làm cho người phụ nữ cảm thấy ông là người lạnh lùng và khắc nghiệt. Bà cảm thấy giận và bị xúc phạm. Sau đó, một vị hành giả khác cũng tình cờ đi qua con đường này và cũng dừng lại để hỏi lý do tại sao có những giọt nước mắt đau buồn. Khi nghe về cái chết của đứa con bà, vị hành giả đã từ bi an ủi và chia sẻ quan điểm của đạo Phật về cái chết. Vị hành giả đầu tiên chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca; vị thứ hai là ngài Anan. Bởi vì nghiệp duyên đã tạo trong lần gặp gỡ đó, mà trong kiếp này, người phụ nữ không cảm mến được đức Phật khi gặp gỡ, mặc dù đây là một vị Phật. Tác động của nghiệp duyên mạnh mẽ như thế đó.
     Thái độ và hành vi của chúng ta có tầm mức quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ nghiệp duyên. Mỗi xét đoán nhỏ nhặt hay giọng điệu khắc nghiệt trong một khoảnh khắc có thể tạo nên những nghiệp duyên tiêu cực. Vì thế, chúng ta cần phải chú tâm và nhận thức điều này trong cuộc sống hằng ngày của mình.
     Chúng ta cũng phải hiểu rằng những cảm giác tốt hay xấu mà chúng ta dành cho ai trong đời mình thực tế đều là do nghiệp duyên đã tạo từ trong các kiếp sống trước. Nghiệp duyên này chi phối nhận thức tốt hay xấu của chúng ta về họ. Nếu chúng ta nhận thức ra được điều này, thì ngay cả khi chúng ta ghét ai, chúng ta cũng có thể bắt đầu thay đổi nhận thức về họ và trở nên thành thục hơn trong việc chế ngự những cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Khi đó, chúng ta có thể bắt đầu biến đổi các nghiệp duyên của chúng ta; vì ở mọi khoảnh khắc chúng ta thật sự có thể tạo ra những nghiệp duyên mới với mọi người. Nhưng, nếu chúng ta tiếp tục tin chắc là người kia là kẻ xấu và từ chối không chấp nhận là nhận thức của mình bị chi phối bởi nghiệp duyên, thì chúng ta sẽ tiếp tục duy trì các nghiệp duyên tiêu cực này.
     Nếu chúng ta thực sự có thể hiểu sự tồn tại và tác động của nghiệp duyên, chúng ta có thể chuyển hoá quan hệ của chúng ta với mọi người. Đây là một cách thực hành chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
          Từ các bài giảng của Pháp Sư Chứng Nghiệm
             Biên dịch sang Anh Ngữ bởi nhóm Biên Tập Tịnh Tư Thất
             Pháp Hạnh chuyễn ngữ sang tiếng Việt



Awareness of Karmic Affinities
Dharma Master Cheng Yen
     In life, there are people that we feel drawn toward and people it seems we can't help but dislike. Even though someone may be a nice and good person, somehow, when we see him or her, a feeling of strong dislike arises, unbidden. Just seeing them causes a change in our mood, but we don't even know why we react so negatively to them. Without our control, our attitude becomes very bad—our tone sharp, our words unkind. Why does this happen?
     The reason for this rejection lies in our having formed negative relations with this person in a past life; in Buddhism, we call these negative karmic affinities. But, just as we can form negative karmic affinities with others, positive karmic affinities can also be formed. When we share positive karmic affinities with people from a past life, in this life, we will naturally take a liking to them. In liking them, everything they say sounds quite right and sensible to us, and we readily agree with them. Even when their views are actually distorted or wrong, we place our faith in them and believe them to be in the right. Therefore, even when they lead us to do wrong things, we willingly follow them and believe them to be good people who are doing the right thing. This is because of the positive karmic affinities between us and them.
     Meanwhile, when we have negative karmic affinities with people, we are not able to accept anything they have to say. Even if they are in fact sincere and good people, we do not feel that they are. Remember the story about the Buddha, Ananda, and a poor woman of the village? When the Buddha came into her village, the impoverished woman could not stand the sight of the Buddha. Immediately upon seeing him, she disliked him and could not take in any of his teachings. When the woman saw Ananda, however, she liked him very much and was drawn to him. When he shared the Buddha's teachings with her, she was very happy to listen and found the teachings to be quite beneficial.
     The situation was due to the karmic affinities the three had formed in a former life. In that life, the woman had lost her child and was consumed by grief. A spiritual cultivator passing her by on the side of the road saw her crying and stopped to ask why she was. But after learning that her tears were over the death of her child, he stoically explained that there was no need to grieve, for death was but a natural law of life. His detached manner and direct words felt very harsh and cold to her, making her feel angry and hurt. Later, another cultivator happened along the same road and likewise stopped to ask the reason for her tears. Upon learning of her child's death, this cultivator compassionately comforted her while sharing with her the Buddhist perspective on life and death. The first cultivator was Shakyamuni Buddha in that life; the second was Ananda. Because of the karmic affinities they had formed in that interaction, in this lifetime, the woman disliked the Buddha on sight, despite his being a Buddha. Such is the impact of karmic affinities.
     The making of karmic affinities has much to do with our attitude and behavior. The tiniest of comments or a moment's harshness in tone could mean the forming of negative karmic affinities. Therefore, we need to be very mindful and aware in our daily life.
     We must also understand that the good and bad feelings we have toward people in our lives are in fact due to the karmic affinities formed in past lives. The karmic affinities color our perception of them as good or bad people. If we can realize this, then even though we may feel a strong dislike toward someone, we can start to change our perception of them and become successful in overcoming our negative feelings. Then we can begin to transform the karmic affinities between us—for at every moment, we in fact have the chance to create new karmic affinities with people. But, if we continue to hold on to the belief that the other person is truly a bad person and refuse to consider that our perception is influenced by karmic affinities, we will just continue to perpetuate the negative karmic affinities.
     If we can truly understand the existence and impact of karmic affinities, we can transform our relationships with others. This is the kind of mindful practice for our daily life.
From Dharma Master Cheng Yen's Talks. Compiled into English by the Jing Si Abode English Editorial Team

2 nhận xét:

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]