“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Văn hóa đang "loạn chuẩn"?

Những ngày gần đây chúng ta đã phải chứng kiến, đã phải nghe rất nhiều những việc làm, những lời nói rất không văn hóa hoặc thiếu văn hóa hoặc “loạn chuẩn” về văn hóa.
(Tác giả Nguyên Như Phong, đăng trên CAND Online)
(Click zô đây để coi nguyên bổn)
Đó là gì:
Một ông diễn viên chèo lại đóng vai Vua Lý Thái Tổ ngất ngưởng đi thuyền, đi ôtô từ Hoa Lư lên Hà Nội rồi lại ngất ngưởng ngồi trên xe hoa đi qua Quảng trường và điều trớ trêu thay là ông "vua" Lý Thái Tổ đó lại chắp tay chào những người dự míttinh. Thế mới có người bảo rằng ấy là: "Tiền nhân vái hậu nhân".
Lại nữa, trong đêm nhạc kết thúc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội người ta lại còn đọc sai cả lời trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu từ "Tại đâu đất hiểm bởi mình đức cao" thành "Tại đâu đất hiếm...". "Đất hiểm" thì thành "Đất hiếm", đã làm sai lệch hoàn toàn ý tứ của cụ Trương. Không biết có phải người đọc bài thơ này là làm ở Viện Nghiên cứu phóng xạ hay không?
Rồi nữa, người ta lại mang một bản nhạc giao hưởng của nước ngoài (dù đó là bản giao hưởng nổi tiếng bậc nhất thế giới) ra làm nhạc kết thúc của đêm Hội đại lễ mang đậm nét sử thi, truyền thống dân tộc.
Rồi nữa, một cô gái  dù mắt hiếng, có hàm răng lô xô kiểu "chín - sáu - ba - không" nhưng vẫn được vinh danh Hoa hậu năm 2010 đã không thực hiện nhiệm vụ của mình trong đêm Đại lễ với lý do đường đông không đến được - đúng là "chuyện củ khoai nói trẻ con chẳng nghe được...".
Và vô vàn những việc làm thiếu ý thức văn hóa của một số người trong dịp Đại lễ...
Điều đó thể hiện rằng những chuẩn mực về văn hóa, đạo đức truyền thống của  dân ta đã có từ bao đời đang bị "loạn chuẩn".
Cái sự loạn này nó có từ đâu?
Người ta có thể đổ lỗi cho nhiều thứ, tìm ra nhiều nguyên nhân lý giải nhưng cái lỗi quan trọng nhất là ở những người có trách nhiệm làm văn hóa. Không hiểu họ nghĩ thế nào mà họ đưa một ông diễn viên chèo đóng vai Lý Thái Tổ trong khi theo nghi lễ truyền thống, để nhớ bậc tiền nhân người ta thường rước kiệu hoặc rước bài vị hoặc rước một kỷ vật nào đấy của người xưa. Đóng giả vai vua trong những sự kiện trọng đại thế này đó chính là sự xúc phạm đến tiền nhân, và có thể coi đây là một hành động "đại nghịch bất đạo". Đây là một sai lầm khó chấp nhận cho những người tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Rõ ràng những người tổ chức, xây dựng kịch bản đã thiếu kiến thức văn hóa, kiến thức lịch sử - Đó là, phải biết giữ Lễ.
Người hữu trách mà vô tâm vô tình thì đôi khi vẫn để xảy ra những “lệch chuẩn” như thế!
Nguyễn Như Phong (Chuyên đề ANTG số 1002)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]