Mặc dầu những thông tin sau được trích từ báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng tôi vẫn chưa tin nó là chánh xác, bởi tánh chất "non-logical" của nó. Có sự nhầm lẫn nào đó chăng? Có thể lắm chớ, vì đã có lần tôi phát hiện trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, nhầm cả cờ Tổ quốc của ta nữa kia mà!
Ta thử phân tách coi:
I./ Nếu (1./, Coi chi tiết ở phần trích dẫn kèm theo sau) là chánh xác thì hóa ra tổ chức Liên phòng Đông Nam Á - SEATO là đúng và sự hiện diện của Mỹ và chư hầu của nó (bọn họ kêu là đồng minh) ở miền Nam Việt Nam là hợp lý à!
II./ Nếu (2./, Coi chi tiết ở phần trích dẫn kèm theo sau) và (3./, Coi chi tiết ở phần trích dẫn kèm theo sau) là chánh xác thì hóa ra chánh quyền bù nhìn VNCH -ngụy quyền SG- đã XÁC LẬP, QUẢN LÝ và BẢO VỆ chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc bằng các HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ, chu đáo, cương quyết và triệt để vậy sao?
III./ Lại nữa, mới tức thì đây thôi (ngày 28/7/2012) ... Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với những tình cảm quý báu, sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐND Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay... (coi ở đây).
Như vậy, hoá ra chánh phủ VNCH là "chánh quyền" và họ có "chánh nghĩa" à! Do đó những thông tin này chưa thiệt sự đáng tin cậy. Cần phải suy nghĩ.
Tham khảo thêm: nếu Mỹ và Trung quốc "mua bán bẩn thỉu" còn Liên-Xô thì sao? Trước năm 2000, Liên-Xô đang có quân đội tại cảng Cam Ranh (Từ năm 1979, theo hiệp định được ký kết giữa Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần,-PMTO- của Hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100 km2 trong thời hạn 25 năm. Năm 1986, quân số cao nhất lên tới 6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ hải quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines, tham khảo ở đây), đang khai thác dầu khí cùng chúng ta nhưng khi Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma họ có "mua bán" đâu mà cũng "bơ" đó thôi!
PHẦN TRÍCH DẪN THÔNG TIN TỪ INFONET
1./ "...Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị BCH TƯ ĐCS Trung Quốc, tháng 8/1965: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây".
... Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 ĐCS Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Á"!
(Nội dung được trích dẫn từ đây)
2./ "...Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
Tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, sau gọi là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) đã đóng ở các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa, với số quân 40 người.
Tuy nhiên cũng trong thời gian này, Trung Quốc lén lút đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 1/6/1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3./ "...VNCH đã tích cực tổ chức các hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:
Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để chiếm giữ, bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, VNCH đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa như: Tổ chức đoàn nghiên cứu thuỷ văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã cử một đại đội thuỷ quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.
Và cũng với thủ đoạn lén lút như 3 năm trước đó, "ngày 21/2/1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên lực lượng quân đội VNCH đã phá tan được âm mưu này. 82 "ngư dân" và 5 thuyền đánh cá vũ trang của Trung Quốc đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó trả cho Trung Quốc"
... Ngày 16/1/1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của Hải quân VNCH đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện 2 chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hoà, Duy Mộng, Quang Ảnh... Lập tức, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
"Từ ngày 17/1 đến ngày 20/1/1974, trận hải chiến giữa lực lượng Hải quân VNCH và lực lượng Hải, Lục, Không quân, Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế khó khăn cho quân lực VNCH. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sĩ đã anh dũng hy sinh, Quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa"
... Ngay khi xảy ra các trận hải chiến tháng 1/1974, Quan sát viên của VNCH tại Liên hiệp quốc (LHQ) đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra Tuyên bố kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hoà bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.
... Ngày 21/1/1974, Chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước này.
Ngày 30/3/1974, tại kỳ họp lần thứ 30 của Hội đồng Kinh tế Liên hiệp quốc về Châu Á và Viễn Đông (ECAPE) tại Colombo, phái đoàn VNCH đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 2/7/1974, tại kỳ họp thứ 2 Hội nghị lần thứ 3 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS III) diễn ra tại Caracas (20/6 - 29/8/1974), đại biểu của VNCH đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể thương lượng.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:
Để tránh tình trạng "một mảnh bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng 3/4 sự thiệt chưa chắc đã là sự thiệt" ta có thể coi đầy đủ và chi tiết ở đây, ở đây và ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]