“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Chào mừng sanh nhựt Bác Hồ!

Chào mừng ngày sinh của Bác Hồ!
Nhớ mãi hình ảnh "Bác bắt nhịp Bài ca kết đoàn"
(Chẳng hiểu sao bây giờ người ta không hát
Bài ca truyền thống rất ý nghĩa đó)

“Kết đoàn” là bài hát mà sinh thời Bác Hồ thường cho cả tập thể cùng hát trước khi Bác chia tay một cuộc họp mặt. Còn có một bức ảnh Bác cầm que nhạc trưởng chỉ huy (battre la mesure) cho dàn nhạc hòa tấu bài “Kết đoàn”. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và cho đến tận sau hòa bình hàng chục năm, sinh hoạt tập thể nào của bộ đội, các đoàn thể quần chúng, dưới khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, đều hát vang bài “Kết đoàn”. Bài hát được Bác dùng như một lời nhắc nhở đoàn kết và được dùng rộng rãi như vậy, nhưng rất ít người biết tác giả là ai.
Xuất xứ
Là một bài hát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: “Đoàn kết tựu thị lực lượng”, “Mục Hồng từ, Lư Túc khúc, Chú: Thử ca tác vu 1943 niên”
Dịch là: “Đoàn kết chính là sức mạnh”-“lời Mục Hồng-nhạc Lư Túc-Ghi chú: Bài ca này sáng tác vào năm 1943”. 
Lời âm Hán Việt như sau:
“Đoàn kết tựu thị lực lượng-Đoàn kết tựu thị lực lượng. Giá lực lượng thị thiết. Giá lực lượng thị cương. Tỷ thiết hoàn ngạnh, tỷ cương hoàn cường. Triều trước Pháp-tây-tư đế khai hỏa, nhượng nhất thiết bất dân chủ đích chế độ tử vong. Hướng trước thái dương, hướng trước tự do, hướng trước tân Trung Quốc phát xuất vạn trượng quang mang”.
Ba câu sau dịch nguyên văn là:
“Nhằm vào bọn Phát xít mà bắn, làm cho tất cả các chế độ phản dân chủ phải diệt vong. Hướng về mặt trời, hướng về tự do, hướng về nước Trung Quốc mới đang bừng lên ánh hào quang ngút trời”.
Bản dịch tiếng Việt hồi đó rất hay, phổ quát, nước nào cũng dùng được, không còn màu sắc Trung Quốc nữa:
“Kết đoàn chúng ta là sức mạnh-Kết đoàn chúng ta là sắt gang. Đoàn kết ta bền vững. Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững. Chúng ta thề phá tan quân thù, thực dân, đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang. Tiến tiến mau mau kìa tự do đang reo bừng trong ánh dương, xây đời mới trong dân chủ mới!”.
Bản dịch rất sáng tạo, phù hợp với nội dung cách mạng kháng chiến kiến quốc thời chống Pháp, và ta cứ tưởng là bài hát Việt Nam.
Tóm lại: Bài “Kết đoàn” là bài hát Trung Quốc “Đoàn kết chính là sức mạnh”, lời của Mục Hồng, nhạc của Lư Túc, sáng tác năm 1943; khi truyền sang Việt Nam đã chuyển từ nhạc số sang nhạc khuôn, và đã Việt hóa phần lời. Chắt lọc tinh hoa văn hóa quốc tế rồi sáng tạo, dùng lợi cho nước mình một cách kịp thời là cần thiết và đáng trân trọng.
(Nguồn:đây)

2 nhận xét:

  1. Bác bửu, cho em hỏi tí. Đoạn "khi truyền sang Việt Nam đã chuyển từ nhạc số sang nhạc khuông, và đã Việt hóa phần lời." từ nhạc số ở đây em nghĩ là không phải nhạc số máy tình. Em không hiểu lắm về nhạc lí. phiền bác giải thích về nhạc số và nhạc khuông.

    đầu tuần vui vẻ!

    Trả lờiXóa
  2. Chào Nguyễn Quang đã "lạc bước" vô đây!

    Đúng là khái niệm "nhạc số" này không phải "digital" mà đó là cách "ký âm theo kiểu số của Tàu.
    Để biết cụ thể và chi tiết, mời Nguyễn Quang tham khảo ở đây , ở đây và ở đây

    Tớ cũng không rành nhạc lý đâu mà nhờ "nhạc sĩ Google" bày cho đấy thôi!

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]