“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Tổng thống Séc "lấy nhầm" cây viết!

      Sau khi truyền hình Séc và các hãng tin lớn phát hình ảnh Tổng thống Séc, ông Vaclav Klaus, và Tổng thống Chile tại cuộc họp báo hôm 13-4 tại Chile, dư luận tranh cãi dữ dội về một cử chỉ của Tổng thống Séc.
     Cụ thể, trong khi Tổng thống Chile đang phát biểu, ông Klaus mở hộp bút trên bàn ngắm nghía. Sau đó ông dùng tay phải cầm bút rồi đưa nhanh xuống dưới gầm bàn chuyển sang tay trái rồi bỏ nó vào túi áo trái. Lát sau, ông Klaus mới đưa tay phải ra đóng nắp chiếc hộp bút rỗng. Hình ảnh rõ nét ấy đã gây tranh cãi. Nhiều công dân Séc cho rằng ông Klaus “tắt mắt”; trong khi Văn phòng Tổng thống Séc nói Tổng thống có toàn quyền lấy chiếc bút và nó hoàn toàn phù hợp với các quy định về lễ tân nhà nước của Séc.
(coi video cảnh này)
       Chuyện này đã gây tranh cãi bởi vì hành động của ông Klaus rất rõ ràng nhưng lại mang vẻ khuất tất: đưa xuống gầm bàn, tay phải chuyển tay trái, đưa vào túi, lát sau mới đậy nắp hộp. Song lý do chính gây tranh cãi có lẽ chỉ vì người thực hiện hành vi đó là một.... tổng thống và chiếc bút là của Chile! Nhiều người biện luận rằng nếu một phóng viên cầm chiếc bút ấy thì có lẽ chẳng ai nói gì vì chuyện đó quá phổ biến tại các cuộc họp báo, nhưng với một chính khách thì không, nhất là khi ông phải sử dụng tới một loạt động tác “nghi binh” để đưa được chiếc bút vào túi. Và càng đáng chú ý hơn khi chiếc bút ấy là của Chile, nước chủ nhà cuộc họp báo.
     Dẫu chẳng sứt mẻ gì quan hệ ngoại giao, nhưng chắc chắn ông Klaus đã phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm lớn. Nhưng từ đó thấy rằng, chiếc bút dù chỉ là một hiện vật nhỏ bé, nhất là so với quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, hai tổng thống, nhưng khi muốn chiếm giữ nó các chính khách đều phải rất cẩn trọng. Bởi lẽ những người nộp thuế bỏ phiếu bầu ra họ khó có thể bỏ qua những việc làm khuất tất liên quan đến của công.  
(nguồn: ở đây)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]