“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Cải trổ ngồng

"Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay"


       Riêng tôi lại thấy thương cho cây cải. Cũng như bao loài thực vật khác, cũng xanh tươi mơn mỡn, đến thì, đến lúc cũng trổ bông, cũng được bướm, ong đến "ve vãn"; ấy vậy mà những loài khác được gọi là "trổ bông", "trổ hoa", chỉ có riêng mỗi cây cải thì lại gọi là "trổ ngồng".
       P/S: Có hai giải thích phổ biến nhất về sự tích của câu ca dao trên:

THỨ NHẤT (rất phổ biến):
       Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gởi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Đa Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm) là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của Bà mà còn tức giận, nghi Bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết Bà. Nhờ quần thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam Bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển, Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con Bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác Hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất Hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết, được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ Hoàng tử Cải. Một lần sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, Bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.

       Hiện nay ở Côn Đảo vẫn còn ngôi miếu An Sơn do dân đảo dựng vào năm 1785 (đến năm 1958 đã được xây dựng lại) để thờ bà Phi Yến. Cũng xin được lưu ý là người tù đầu tiên bị đày ra Côn Đảo là bà phi này đấy.

THỨ HAI (ít phổ biến hơn):
       Câu này được mượn để tả 1 cặp vợ chồng đang sống yêu thương và hạnh phúc với nhau, sau đó 1 người  bị chết còn 1 người ở lại. Người chết là hết khổ đau, người kia ở lại phải lẻ loi, cô độc, chịu cuộc đời đắng cay, đau khổ ở thế gian này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]