Bài cảm nhận của chương trình "Bear for Bé"
nhân chuyến viếng thăm mộ cháu tôi
Chúng tôi trở lại Quy Nhơn khi cái nắng miền Trung đã phủ ấm lên thành phố biển này. Trời vẫn rất đẹp, thế nhưng lòng lại man mác buồn khi chúng tôi đi, không phải để tới mà là để nói lời giã biệt với một cuộc đời - giã biệt bé Trần Ngọc Trân. Trong phút chốc, chúng tôi bỗng nhận ra, cuộc đời này mới mong manh làm sao khi chỉ vừa mới đây vẫn được gặp em, được cầm tay em nói lời an ủi yêu thương, thế mà giờ chỉ còn gặp em ở một bên của bức tường ký ức.
Xe đến nơi, đón chúng tôi là mẹ bé Trân và ông bà ngoại, ba Ấn thì đi làm chưa về. Cảnh nhà có lẽ vẫn thế ngoài thêm một góc nhỏ hương khói cho Trân. Những người thân trong gia đình dường như cũng đã nguôi ngoai đôi phần sau cú sốc quá lớn vì sự ra đi của đứa con, đứa cháu nhỏ. Trong cuộc ly biệt nào, nỗi đau cũng dành phần nhiều cho người ở lại và chúng tôi thấy mừng vì một cuộc sống mới, dẫu không còn vẹn nguyên nhưng cũng đã nhen nhóm trở lại trong gia đình. Tín hiệu đó còn ẩn chứa một câu chuyện mà mãi sau này chúng tôi mới được biết…
Chị Nhựt - mẹ bé Trân đón chúng tôi vào nhà: “ Mấy em tới chơi gia đình quý lắm, từ ngày không còn Trân nhà lạnh tanh à!”. Trân là đứa con ngoan ngoãn, hiền lành, sớm tối quấn quýt bên cha mẹ, ông bà chứ ít khi đi đâu. Nên dẫu chỉ vắng đi một hình bóng thôi thì ngôi nhà bỗng trở nên quạnh quẽ, đượm buồn. Lúc chúng tôi thắp cho em nén nhang trong tiếng kinh cầu vang khe khẽ, không khí bỗng trầm xuống vì với cả nhà quá khứ về Trân lại ồ ạt ùa về.
Xe đến nơi, đón chúng tôi là mẹ bé Trân và ông bà ngoại, ba Ấn thì đi làm chưa về. Cảnh nhà có lẽ vẫn thế ngoài thêm một góc nhỏ hương khói cho Trân. Những người thân trong gia đình dường như cũng đã nguôi ngoai đôi phần sau cú sốc quá lớn vì sự ra đi của đứa con, đứa cháu nhỏ. Trong cuộc ly biệt nào, nỗi đau cũng dành phần nhiều cho người ở lại và chúng tôi thấy mừng vì một cuộc sống mới, dẫu không còn vẹn nguyên nhưng cũng đã nhen nhóm trở lại trong gia đình. Tín hiệu đó còn ẩn chứa một câu chuyện mà mãi sau này chúng tôi mới được biết…
Chị Nhựt - mẹ bé Trân đón chúng tôi vào nhà: “ Mấy em tới chơi gia đình quý lắm, từ ngày không còn Trân nhà lạnh tanh à!”. Trân là đứa con ngoan ngoãn, hiền lành, sớm tối quấn quýt bên cha mẹ, ông bà chứ ít khi đi đâu. Nên dẫu chỉ vắng đi một hình bóng thôi thì ngôi nhà bỗng trở nên quạnh quẽ, đượm buồn. Lúc chúng tôi thắp cho em nén nhang trong tiếng kinh cầu vang khe khẽ, không khí bỗng trầm xuống vì với cả nhà quá khứ về Trân lại ồ ạt ùa về.
Bà ngoại thì vẫn sụt sùi khi nhắc về đứa cháu nhỏ tội nghiệp, nhưng đau nhất có lẽ là nỗi đau chia lìa mẫu tử. Nỗi đau này đã cào xé lòng mẹ bé Trân, đau đớn đến mức chị cạo cả mái đầu từ ngày xa lìa con. Mái tóc cắt đi, nhưng niềm đau thì vẫn còn ở lại. Và ẩn sâu trong đôi mắt hiền lành ấy là một khoảng trống không thể nào lấp đầy.
Chúng tôi đã hoài niệm về Trân. Bé rất đáng yêu, biết thương cha thương mẹ lắm, nhưng tính lại trầm và thích yên tĩnh. Dường như với bạn bè đồng trang lứa, Trân có vẻ biết lo, biết nghĩ và “già” hơn. Đặc biệt là trong việc học - học luôn là niềm vui và niềm khao khát của Trân. Trong những dòng tâm sự của chị Nhựt viết khi em nằm trên giường bệnh, thì ước muốn trở lại trường lớp với thầy cô, với con chữ luôn tiếp cho Trân thêm nhiều niềm tin và nghị lực. Đó là một chút ánh sáng của tương lai mà em vẫn khắc khoải tìm về trong mịt mùng bệnh tật.
Chúng tôi xin phép gia đình được viếng mộ phần của Trân. Anh Ẩn - ba Trân vừa về, ông ngoại và anh trai Trân đã sốt sắng sắp xếp cho chúng tôi cùng ngồi lên một chiếc xe tải nhỏ, chiếc xe mà hằng ngày ba Ấn vẫn thường chở khách. Hành trình trên chiếc xe vượt hơn 17km đến thăm ngôi nhà nhỏ của Trân cũng cho chúng tôi thêm chút thời gian để chuyện trò với gia đình, những câu chuyện nhỏ về Trân, về kí ức của những tháng ngày chạy chữa bệnh tình khiến đoạn đường như là chuyến đi ngược thời gian trở về những ngày Trân vẫn còn hiện hữu…
Ngày ở viện, bài viết của mẹ Trân đã đoạt giải đặc biệt qua cuộc vận động sáng tác của chương trình “Bear for Bé” vào dịp tết Trung thu 2010. Tin vui này lập tức lại nhóm lên cho Trân một niềm hy vọng. Nghe lại lời mẹ Trân kể vể giai đoạn đó mà chúng tôi không khỏi xót lòng. Trân nói: “Ba ráng lo cho con đi ba, mai này lớn con nuôi lại ba mẹ, nhưng ba mẹ đừng bán nhà, mình biết ở đâu” nghe con nói như vậy ba mẹ chỉ khóc vì biết nhà mình nghèo quá, làm sao kham nổi?!
Trân luôn lạc quan, trong những ngày tháng u ám nhất của bệnh tật, bé vẫn mang một niềm hy vọng cháy bỏng là sẽ chiến thắng bệnh tật. Trân không muốn bất cứ điều gì có thể gợi nhắc đến những điều không hay. Ngay cả chỉ khi nghe đến tên của trái sầu riêng Trân cũng kiên quyết nói không. Một chút ngây ngô của tuổi thơ, nhưng nó phản ánh một khao khát vượt lên nỗi buồn, để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, đường hoàng, không vướng âu lo, phiền muộn. Một điều để chúng tôi học hỏi.
Chúng tôi đã hoài niệm về Trân. Bé rất đáng yêu, biết thương cha thương mẹ lắm, nhưng tính lại trầm và thích yên tĩnh. Dường như với bạn bè đồng trang lứa, Trân có vẻ biết lo, biết nghĩ và “già” hơn. Đặc biệt là trong việc học - học luôn là niềm vui và niềm khao khát của Trân. Trong những dòng tâm sự của chị Nhựt viết khi em nằm trên giường bệnh, thì ước muốn trở lại trường lớp với thầy cô, với con chữ luôn tiếp cho Trân thêm nhiều niềm tin và nghị lực. Đó là một chút ánh sáng của tương lai mà em vẫn khắc khoải tìm về trong mịt mùng bệnh tật.
Chúng tôi xin phép gia đình được viếng mộ phần của Trân. Anh Ẩn - ba Trân vừa về, ông ngoại và anh trai Trân đã sốt sắng sắp xếp cho chúng tôi cùng ngồi lên một chiếc xe tải nhỏ, chiếc xe mà hằng ngày ba Ấn vẫn thường chở khách. Hành trình trên chiếc xe vượt hơn 17km đến thăm ngôi nhà nhỏ của Trân cũng cho chúng tôi thêm chút thời gian để chuyện trò với gia đình, những câu chuyện nhỏ về Trân, về kí ức của những tháng ngày chạy chữa bệnh tình khiến đoạn đường như là chuyến đi ngược thời gian trở về những ngày Trân vẫn còn hiện hữu…
Ngày ở viện, bài viết của mẹ Trân đã đoạt giải đặc biệt qua cuộc vận động sáng tác của chương trình “Bear for Bé” vào dịp tết Trung thu 2010. Tin vui này lập tức lại nhóm lên cho Trân một niềm hy vọng. Nghe lại lời mẹ Trân kể vể giai đoạn đó mà chúng tôi không khỏi xót lòng. Trân nói: “Ba ráng lo cho con đi ba, mai này lớn con nuôi lại ba mẹ, nhưng ba mẹ đừng bán nhà, mình biết ở đâu” nghe con nói như vậy ba mẹ chỉ khóc vì biết nhà mình nghèo quá, làm sao kham nổi?!
Trân luôn lạc quan, trong những ngày tháng u ám nhất của bệnh tật, bé vẫn mang một niềm hy vọng cháy bỏng là sẽ chiến thắng bệnh tật. Trân không muốn bất cứ điều gì có thể gợi nhắc đến những điều không hay. Ngay cả chỉ khi nghe đến tên của trái sầu riêng Trân cũng kiên quyết nói không. Một chút ngây ngô của tuổi thơ, nhưng nó phản ánh một khao khát vượt lên nỗi buồn, để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, đường hoàng, không vướng âu lo, phiền muộn. Một điều để chúng tôi học hỏi.
Dừng lại ở ven đường mua cho Trân một ít trái cây, biết Trân thích ăn vải, mùa này có vải nên ông ngoại cứ nhắc mãi ba Trân phải mua một chùm vải thật ngon. Chúng tôi cảm nhận được, với ông, Trân vẫn là đứa cháu yêu bé nhỏ còn đâu đây. Và hình như Trân vẫn còn đâu đây thật. Ông ngoại kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện huyền hoặc về Trân với một vài thành viên trong gia đình sau ngày em đi. Những câu chuyện không thể lý giải nổi, nhưng đó là một chứng nhân của tâm linh vô hình đang cố tình kết nối hai thế giới. Theo lời ông ngoại kể, Trân đã báo mộng cho một người chị họ mà em rất quí mến rằng nay em đã siêu thoát, được trở về trong vòng tay từ ái của đức Phật và được ở một nơi an lành miền cực lạc. Sau ngày đó, không ai nhìn thấy em trong mơ nữa.
Phải, em đã thanh thản ra đi, đã dứt khoát được cái thế giới trần tục đã sinh ra em trong một hình hài đẹp đẽ mà không cho em được sống một cuộc sống tròn đầy. Hãy ra đi và tìm về lại miền tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên của riêng mình em nhé! Và đúng như câu đối : “cõi vĩnh hằng con luôn yên ổn, miền cực lạc em mãi vui tươi” của bác Ba của Trân dành khắc lên mộ phần của bé.
Thăm nơi yên nghỉ của Trân ở một nghĩa trang mới của thành phố Quy Nhơn, nơi có hàng cây xanh trên những ngọn đồi rì rào ru những giấc ngủ ngàn năm. Chúng tôi hiểu, Trân không chỉ ở lại nơi này mà còn ở lại trong lòng những người thân, bè bạn, và chúng tôi, những người có cái duyên lành được biết Trân.
Phải, em đã thanh thản ra đi, đã dứt khoát được cái thế giới trần tục đã sinh ra em trong một hình hài đẹp đẽ mà không cho em được sống một cuộc sống tròn đầy. Hãy ra đi và tìm về lại miền tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên của riêng mình em nhé! Và đúng như câu đối : “cõi vĩnh hằng con luôn yên ổn, miền cực lạc em mãi vui tươi” của bác Ba của Trân dành khắc lên mộ phần của bé.
Thăm nơi yên nghỉ của Trân ở một nghĩa trang mới của thành phố Quy Nhơn, nơi có hàng cây xanh trên những ngọn đồi rì rào ru những giấc ngủ ngàn năm. Chúng tôi hiểu, Trân không chỉ ở lại nơi này mà còn ở lại trong lòng những người thân, bè bạn, và chúng tôi, những người có cái duyên lành được biết Trân.
(nguồn: ở đây)
P/s: coi thêm một vài hình ảnh đi thăm gia đình bé Trần Ngọc Trân và viếng mộ bé tại Quy Nhơn ngày 20/6/2011, ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]