hay là cảnh
CÔNG - NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI QUÊ TÔI
Đọc xong bài "NGHĨ MỘT CHÚT" của bạn HoaHue trên Quang Trung Bình Khê. Nhơn có chút rảnh rỗi vào buổi chiều ngày rằm, xuất phát từ thị trấn Phú Phong, tôi lần theo hành trình của đôi vợ chồng "lãng mạn" nọ, gọi là "mục sở thị", và ghi lại những điều HoaHue mô tả. Có điều tôi không đèo ai và cỡi xe mô tô cho nó khỏe người và thêm phần "công nghiệp - hiện đại".
Đầu tiên, tôi phóng xe một mạch để tìm cầu "Đồng Sim", nhưng đi mãi đến cầu Đập Bộng cũng chẳng thấy đâu. Phải quay lại để dò. Hóa ra không có "cầu Đồng Sim" mà chỉ có "cầu Đồng Xiêm", nó đây nè:
Trời đất wơi! Cái anh/chị, ông/bà HoaHue này, chỉ có mỗi cái "kiều danh" này mà cũng viết sai.
Phải đổ "tội" cho HoaHue, chớ không thì chẳng lẽ lại chỉ "lỗi" cho ngành Giao thông - Công chánh hoặc đồng bào Bình Khê à!
Tiếp theo: "...gọi là sông mà không có nước..." , chính xác là có quá ít nước, đây nè:
Rồi: "... Cũng còn được, những cánh đồng xanh tươi, những miền quê trù phú...". Miền quê rồi chắc chắn sẽ phải trù phú, nhưng những cánh đồng xanh tươi rõ ràng đã đang thu hẹp dần, trước sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn.
Ta đã, đang và chắc chắn sẽ đào núi và lấp ruộng để thực hiện sự nghiệp này:
Lấp ruộng để lập một bến xe dành cho xe vận chuyên bê tông tươi
(vì bến xe khách đã có 1 cái, cách trên đó khoảng 500mét)
Vài cảnh "lấp ruộng" đang diễn ra dọc theo QL 19 trên quãng đường khoảng 15 cây số, từ Phú Xuân (Tây Sơn) đến Nhơn Hòa (An Nhơn):
Để rồi những khu/cụm công nghiệp mới được hình thành, như khu công nghiệp này:
Những mảng sáng trắng trên các ngọn núi kia là dấu vết còn lại sau khi đã đào núi lấy đá.
Làn khói trắng như mây trôi là khói công nghiệp của nhà máy.
Công nghiệp hóa nhưng cũng không quên tiểu, thủ công nghiệp. Ta đưa các lò gạch ngói truyền thống này ra cạnh QL để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm hàng hóa. Ta dễ dàng phân biệt tiểu thủ công nghiệp, bởi làn khói màu đen:
p/s: Tình cờ thấy và ghi lại được cảnh bóc vỏ gỗ trên xe, chợt nhớ lại những cảnh tương tự xảy ra tấp nập thường ngày trên QL 19, cách nay những 30 năm, hồi thập niên 80 của thế kỷ trước. Có điều hồi xưa gỗ buy tròn to hơn, dài hơn và được chở trên những xe móc hậu MAZ hoặc KAMAZ chuyên dùng để chở gỗ buy, remorque không có sàn, thành... (đã không còn xuất hiện vài chục năm nay và chắc chắn sẽ không còn thấy nữa trong tương lai) có sơn dòng chữ "SẢN XUẤ TẠI LIÊN XÔ" ở trước cabin xe (nói thêm cho rõ "SẢN XUẤ TẠI LIÊN XÔ" là tôi ghi lại đúng y chang các dòng chữ sơn trên các xe KAMAZ đặc chủng đó chớ không phải tôi gõ sai chánh tả đâu):
..
thanhk Bub Chau nhe ! Được cái này, mất cái kia mà lỵ
Trả lờiXóaĐến một lúc nào đó...cả tỉnh cả nước đều là một nền công nghiệp rối bùng què quạt theo kiểu nhà máy đường, nhà máy xi măng...Nông dân thì thất nghiệp,không còn đất canh tác, lương thực không có ăn, môi trường bị tàn phá nham nhở như chảy máu...đói kém, tệ nạn xảy ra...và những nhà lãnh đạo công nghiệp thì chạy trốn về phố, chạy ra nước ngoài...tương lai người nông dân rồi sẽ đen như những làn khói bốc lên từ những lò gạch...
Trả lờiXóaLâu lắm rầu không lên thăm Blog bạn mình! HòaHuê gọi bảo lên đi! đang say,cũng may còn
Trả lờiXóađọc được và nhận xét của Buu Chau &Vinh Loc; nhất là những tấm hình và lời chú thích của BC mình thấy rất tuyệt! mà bình thì mình không b. được! thâu mình ghi bài thơ,mà mình viết tứ tiết Hàn lộ.Đinh Hợi:
LỜI NHẮC NHỞ NHGIE6M TÚC
( ghe đài và đọc mấy bài báo viết về chuyện thu hồi đất,giao đất cho các DN...chuyện giải tỏa,lấp sông rạch...đền bù...tái định cư...và thực tế cuộc sống...!)
1@ TRÔNG ĐỀN BÙ
"Hàn lộ" rồi đến " Sương Sa"
"Lập đông" đến...nông dân ta nằm lòng.
"Trông trời..." nay chẳng nghề trông
Đất thu DỰ ÁN...chỉ mong đền bù!
2@ ĐỔI NGHỀ
Đền bù đất có nhiều đâu,
Lo ăn chưa đủ thiền đâu đổi nhà!
Khi Công Nghiệp Hóa "NỔ" ra,
(Sông) Rộng đất hẹp,nông dân ta...đổi nghề!
"Xiêm" và "Sim" là hai từ tiếng việt hoàn toàn khác nhau về ngữ nghĩa à nghen! Mình phải làm rõ ai đặt sai tên cây cầu này chứ BC? Thật vô lý hổng lẽ cái tên sai mười mươi mà cứ để vậy hay sao? Thế hệ trẻ rồi sẽ ra sao... nếu cứ đua theo cung cách này.
Trả lờiXóa@ Trần Ngọc Luyện:
Trả lờiXóa"Cứ để theo cung cách này" đi. Để "thế hệ trẻ rồi sẽ" có được thêm một bài thơ "Màu tím hoa xiêm" nữa cho nhà thơ Hữu Loan!