“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Sát nhân nhưng không bất nhân!

 Coi video clip này!
     Một lính Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam, đã bắn chết một bộ đội Việt Nam và lục soát trong túi áo người bộ đội này thì thấy có tấm hình chụp người bộ đội với con gái của anh ta. Người lính Mỹ đã giữ tấm hình đó.
      Sau nhiều năm, người cựu chiến binh Mỹ đã tìm được người con gái của anh bộ đội trong tấm hình đó và anh đã trở lại VN để trả lại cho cô gái tấm hình của cha cô.
     Người cựu chiến binh Mỹ và người con gái trong tấm hình, được báo trước nhiều ngày, đã gặp nhau.
     Không cùng chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ,... Một người là con gái cuả kẻ thù mà mình đã hạ sát, còn người kia là kẻ thù đã giết cha mình; người cựu chiến binh Mỹ và người phụ nữ Việt nam, không nói với nhau bằng lời mà biểu lộ cảm xúc bằng bằng những giọt nước mắt với vòng tay ôm chặt đã  làm cho người xem phải xúc đông khóc theo.
     Người cựu chiến binh Mỹ bao năm đã xem người con gái trong ảnh như con mình và người phụ nữ Việt nam, khi gặp lại kẻ giết cha mình đã không thấy hận thù vì cô đã tìm thấy nơi người cựu chiến binh Mỹ kia tấm lòng của một người cha......
(Coi tình tiết câu chuyện ở đây và video clip, trực tiếp trên youtube, ở đây)



4 nhận xét:

  1. cam on ban da cho xem doan video nay,that cam dong,chien tranh la vay do ,o giet nguoi thi nguoi se giet minh thoi,cuoi cung thi chi con lai tam long thien luong, khen cho mot nguoi mi da bo ra may muoi nam di tim noi ray ruc va hoi han mien man cuoi cung da lam duoc dieu nay,xin chuc mung nguoi nhe

    Trả lờiXóa
  2. Phái nói là không có hận thù mới chính xác!
    Những chiến binh, những người dân của các bên trong 1 cuộc chiến đều là nạn nhân hết thảy. Nhưng oái oăm thay chính họ lại là người bị thiệt hại nhiều nhất. Họ phải giết nhau, phải đóng góp của cải, sức lực,... để phục vụ cho chiến tranh mà kẻ hưởng lợi là...., nhưng những người này thì chả bao giờ phải chém giết, phải hy sinh,...

    Trả lờiXóa
  3. bi truc trac , khong vao duoc phan hoi

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đã rơi nước mắt khi xem đoạn phim này ... và càng cay đắng hơn khi nghĩ về : đến bao giờ những người CHIẾN THẮNG (?) mới về lại NGHĨA TRANG BIÊN HÒA hoặc những NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI củ để tu bổ lại những phần mộ , thắp những nén hương và nói "XIN LỖI CHÚNG TÔI ĐÃ GIẾT CÁC ANH " .... như những người khác chủng tộc đã làm ... 35 năm rồi mà sao sự chia cách và thù hận vẫn còn trên đất nước tôi , giữa những người cùng máu mủ ... ? Những người tự cho là chiến thắng thì làm gì không được , sao chuyên tâm linh , tình người ... mà vẫn không dám can đảm để làm ? Tội cho đất nước , dân tộc tôi quá .

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]