“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NHẬT TUẤN!

          Qua báo Tuổi Trẻ Online lúc 08/10/2015 08:00 GMT+7, được biết nhà văn Nhật Tuấn, bào đệ của nhà văn Nhật Tiến, đã từ giã cõi đời vào lúc 18g ngày 6-10 tại TP.HCM do chứng phù nề hành tá tràng.

          Ngày 10/10/2015, lúc 10 giờ, sẽ cử hành lễ động quan và hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

          Cầu mong nhà văn Nhật Tuấn được yên giấc nghìn thu!
***
***** 
         Là người sanh ra và lớn lên ở miền Nam, tôi chỉ mới biết đến nhà văn Nhật Tuấn từ năm 1994, khi nhà xuất bản Văn học xuất bản tập truyện "Quê nhà Quê người" của ông viết chung với nhà văn Nhật Tiến.
          Nhà văn Nhật Tiến, bào huynh của ông, với những Thềm hoang (Đời nay, 1961 - Giải thưởng Văn chương toàn quốc 1962), Chim hót trong lồng (nhật ký, Huyền Trân, 1966), Lá chúc thư (Huyền Trân, 1971), Thuở mơ làm văn sĩ (Huyền Trân, 1973)… đã trở thành là một phần không thể thiếu trong tuổi học trò trong trẻo của chúng tôi.

           Rồi lại nghe thêm chuyện "lùm xùm" quanh "Quê nhà Quê người" của 2 anh em ông:
            Sau đó, trên blog cá nhơn "Thời 2 Đ: Thời đồ đểu, điên đảo, điếm đàng, đĩ điếm, đơn độc" của ông, ông có "30 tháng 4 - chuyện bây giờ mới kể", Có mấy chi tiết mà bào huynh của ông phải "đính chính""sự kiện  xẩy ra đã gần 40 năm, chuyện nhớ sai cũng là bình thường nhưng cũng  xin đính chính để tránh gây ngộ nhận."

           Trước giờ di hài của ông được trở về với tro bụi, tôi xin mạn phép được dẫn lời một facebooker:

            "Nhà văn Nhật Tuấn thuộc nhóm trí thức đi từ Bắc vào Nam, ở cả sáng tác văn học và báo chí của ông, chúng ta đều thấy tính phóng khoáng của người từng trải, phải sống giữa “thời đồ đểu” (chữ của ông); thấy cả giọng bất mãn của một người có lòng, biết yêu thương con người; và thấy cả sự tức giận của một con người có chí khí, thẳng tay tố cáo những cái xấu đang diễn ra trong nước."

           Như một nén nhang lòng thay lời vĩnh biệt , kính tiễn ông về cõi vô biên!
          




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]