Vào tháng 04 năm 1982, lần đầu tiên tôi đến đất nước Cambodia, lúc bấy giờ là Cộng hòa Nhân dân Campuchia, cụ thể là thị xã (nay đã được nâng lên thành phố) Banlung, thủ phủ tỉnh Ratanakiri thuộc vùng núi đông bắc Cambodia, để thi hành công vụ cho chính quyền tỉnh Nghĩa Bình, nước CH XHCN Việt Nam. Tuy cũng phải qua "cửa khẩu", được gọi là "đồn biên phòng số 23" (nay là cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), nhưng không cần passport mà chỉ có 1 giấy công lệnh do Ban công tác CK của tỉnh Nghĩa Bình cấp.
Bấy giờ quốc kỳ của CHND CPC có 5 ngọn tháp trên background 2 màu xanh và đỏ, nằm ngang, đỏ trên xanh dưới. Trong vòng gần 1 năm, tôi qua lại biên giới không ít hơn 5 lần bằng xe Jeep, xe GMC, made in USA và xe ZИЛ, made in USSR. Đường sá phần lớn trải đá dăm được xây dựng từ thời bọn Phú-Lang-Sa xâm lược 3 nước Đông Dương, đã hư hỏng khá nhiều. Vào mùa nắng thì mịt mù bụi đỏ, cách nhau lối 20m thì ngồi ở xe sau không nhìn thấy xe trước. Vào mùa mưa thì đường trơn trợt, lầy lội, xe không có cầu trước luôn bị patiner, không thể nào chạy được. Trước khi qua biên giới phải chờ bộ đội tình nguyện VN mở đường, vậy mà thỉnh thoảng còn bị tàn quân Pol Pot phục kích, chúng hay nhằm vào các xe nhỏ hơn, vì ông lớn hay đi xe nhỏ. Cho nên trên đất bạn các Chief của tôi thường dùng xe lớn, vừa đỡ bị tắm bụi hoặc patiner, vừa đỡ bị phục kích. Dọc đường, thấy người Khmer có võ trang thì sợ lắm, vì không biết ai là bộ đội K (bộ đội bạn) ai là tàn quân Pol Pot, cho đến khi qua rồi mà không bị bắn mới biết đó là bộ đội bạn!
Có một điều khá ấn tượng là khi cấp bằng khen cho đơn vị chúng tôi vì có thành tích giúp chính quyền Nhân dân Cách mạng Campuchia xây dựng đất nước thì Đoàn chuyên gia VN tại tỉnh Ratanakiri phải về VN để in phôi bằng khen và ông Chủ tịch Ủy ban NDCM tỉnh Ratanakiri, ông Bu-Chuông, ký tên chữ "Chuong" là chữ Việt Nam!
Sau mỗi chuyến công cán, được mang về một vài tặng phẩm. Khi thì thùng dầu ăn 1 gallon salad-oil made in USA, lúc thì chiếc nồi nhôm, vài chiếc đĩa sứ hay chiếc ấm sắt tráng men made in USSR toàn là hàng ngoại, rất chi là quý giá. Quý nhứt là tôi đã mua được ở chợ Banlung 2 lọ phấn rôm made in Thailand cho đứa con trai đầu lòng, cái mà năm 1986, lúc bà xã sắp sanh đứa con gái thứ hai, khi đi công cán ra thủ đô Hà Nội, trên đường đi và về tôi đều ghé lại chợ Đông Hà, có nhiều hàng ngoại nhập lậu từ Lào về, để tìm mua nhưng không có.
Chi phí cho những chuyến xuất ngoại này, tất nhiên, do Đảng, Nhà Nước và Chánh phủ đài thọ.
Đến tháng 4 năm 2012 này, tôi được con gái dẫn đi du lịch đất nước "Chùa Tháp" trong 4 ngày. Như vậy là vừa tròn 30 năm sau, tôi được trở lại đất nước Cambodia, lúc này là Vương quốc Campuchia. Từ TP HCM, qua cửa khẩu Mộc Bài (VN), cửa khẩu Bavet (CPC), qua tỉnh Svay Rieng, rồi tỉnh Kompong Cham, Kompong Thom (quê hương của Pol Pot), đến Siem Reap rồi thủ đô Phnom Penh. Khác với những lần trước, lúc nầy việc qua cửa khẩu phải có passport và làm đủ thủ tục xuất - nhập cảnh. Những thủ tục này phần lớn do cty du lịch lo tất tần tật, tôi chỉ thực hiện 3 việc là bỏ hành lý xách tay lên băng chuyền qua máy soi (còn hành lý để ngoài xe ô tô thì không cần), nhìn vô camera cho máy nhận dạng khuôn mặt và đặt 10 đầu ngón tay lên máy nhận dạng dấu vân tay.
Bây giờ, quốc kỳ của Vương quốc Campuchia chỉ còn 3 ngọn tháp, cũng trên background 2 màu nằm ngang, nhưng có đến 2 giải màu xanh ở 2 biên và 1 giải màu đỏ ở giữa. Phương tiện di chuyển là chiếc ô tô car 45 chỗ có máy lạnh mát rượi của Cty Du lịch CN International Travel Co., Ltd. in Phnom Penh, Cambodia. Đường đi thuộc loại AH, được trải thảm béton Asphalt hiện đại, không còn lo bị tàn quân Pol Pot phục kích. Được ăn, nghỉ ở các nhà hàng, khách sạn 4*. Được tham quan ngôi đền Bakheng, trên đỉnh đồi Phnom Bakheng cao 65m, nằm giữa Angkor Thom (Đế Thích) và Angkor Wat (Đế Thiên); tiếc rằng đến Bakheng vào buổi sáng nên tôi không được ngắm cảnh hoàng hôn trên đỉnh cao này. Được tham quan các thắng tích Angkor Thom, với khu đền Ta Prohm, với 43 (có người nói 49 hoặc 54, không biết con số nào là chính xác vì tôi không đếm được) cụm tượng Phật Bayon 4 mặt khổng lồ, với khu phế tích Baphuon. Được tham quan và ngắm cảnh hoàng hôn ở thắng tích Angkor Wat. Được tham quan Cung Điện Hoàng Gia, chiêm ngưỡng Chùa Bạc – Chùa Vàng. Đặc biệt, được tham quan Naga World - Casino quốc tế lớn nhất ở Cambodia,... Được nghe hướng dẫn viên du lịch người Khmer tự hào giới thiệu "khác với VN, Campuchia là đất nước tự do", "đất nước có nhiều kỳ quan tầm cỡ thế giới",...
Khác với những lần đến Cambodia trước đây, chi phí cho chuyến xuất ngoại để tham quan, du lịch này, tất nhiên, do con gái tôi chu cấp!
Là người đã từng góp chút mồ hôi và công sức để giúp Cộng hòa Nhân dân Campuchia xây dựng đất nước nhưng khi nghe người Campuchia, năm 1988 và năm 2007 đã đập phá "Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia" ở Phnom Penh, rồi nghe HDV người Khmer khoe "khác với VN, Campuchia là đất nước tự do", rồi khi thấy chỉ mỗi ngoại quốc kỳ CHND Trung Hoa phất phới tung bay cùng quốc kỳ Vương quốc Campuchia trước Hoàng cung Campuchia, khiến tôi không khỏi ngậm ngùi khi nhớ lại 3 nghĩa trang liệt sĩ tại Đức Cơ của quân tình nguyện VN đã hy sinh để "cứu nước bạn khỏi họa diệt chủng" mỗi khi qua lại biên giới cách nay 30 năm!
SAU ĐÂY LÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU:
bây giờ đời sống cpc khá lên rồi mà bạn già,cho nên ăn cháo rồi đá cái bát là đúng thôi
Trả lờiXóaPhẻ rầu hén! Chúc mừng nghen!
XóaĐời nó là zẫy mà!
ăn cháo đá bát??????
Trả lờiXóaxin lổi mình không nghĩ vậy:
1. Làm nghĩ vụ quốc tế là phải được LHQ công nhận và yêu cầu, Việt Nam không hề được quốc tế yêu cầy làm việc đó.
2. Việt Nam đánh đuổi quân Polpot ra khỏi Việt Nam là tụ vệ, nhưng Việt Nam xua quân tràn xâm chiếm Kampuchia đó là xâm lăng.
2. Người Kampuchia vẫn còn nhớ mối thù bị Việt Nam lấn chiếm từ thời Nhà Nguyễn.
Tóm lại người Kamuchia thù người Việt Nam giống như Việt Nam thù Tàu
Thành ra có các cuộc "Cáp Duồng" từ TK 19!
XóaCoi thêm bản đồ Bán đảo Đông dương thế kỷ XII - XIII, tại Hoàng cung Cambodia:
Xóa[img]https://lh5.googleusercontent.com/-8C7y8VELiPU/UaiMGgLspoI/AAAAAAAAEL0/w9xSwK15GVc/w367-h489-no/DSC08501b.JPG[/img]