“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Năm 2013 và “cơ may” của nền kinh tế VN

      Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược so sánh bối cảnh đổi mới năm 1986 và tình hình hiện nay...
(Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng. Ngày 26/12/2012, ông Võ Đại Lược có bài trả lời phỏng vấn trên vnEconomy)
      “Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nói với VnEconomy."
 
     “Cơ may”, theo giải thích của ông Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, là thường chỉ khi nào bị đẩy đến chân tường, thì động lực đổi mới mới thực sự mạnh mẽ.
 
     Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh - PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”
      ...
      Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều. 
      Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm. 
      Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.
       Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.
      Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.
     ...
      Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước. 
      Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn - chiếm đến 70% - chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới. 

(Vì vnEconomy quy định: "mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy", cho nên, tôi chỉ giới thiệu, còn lại xin mời chư vị "bấm" vô đây để coi nguyên bổn)

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TIN VUI!

Nhận được "hoàng thiếp" báo tin vui:

      Ngày 27 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 15 tháng 11 năm Nhâm Thìn), vợ chồng hai em Lê Văn Bông và Nguyễn Thị Thu Phượng sẽ cử hành lễ Vu Quy cho:
     Trưởng nữ Lê Nguyễn Anh Trinh sánh duyên           cùng cháu     Đào Hoàng Thảo
     
      Thân mến góp vui với vợ chồng hai em Bông - Phượng; và chúc cho hai cháu: 
Trinh-Thảo : Muôn Năm Hạnh Phúc!

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Đọc "Tà áo lụa giữa những cánh sen"

của Elena Pucillo Truong do "bà huyện" nhà tui giới thiệu:

     Một cảm giác thật bình yên khi đọc: ”Tà áo lụa giữa những cánh sen” của Elena Pucillo Truong, tiến sĩ ngữ văn người Ý do  nhà văn Trương văn Dân dịch. Tôi có cảm giác như nội tâm mình đang hoà hợp vào vị thanh tao, nồng nàn và ấm áp của tách trà sen, bỗng thấy lòng mình lắng lại, mọi tất bật, quay quắt với dòng đời dần dần tan biến. ”Tôi có cảm giác là thời gian đã ngưng lại trong khoảnh khắc đó: Chẳng quan trọng là mình đang ở đâu, đang làm gì, ở đây không có chỗ cho quá khứ với những muộn phiền mà cũng chẳng còn chỗ cho tương lai với bao ẩn số.”. Phải chăng những hương vị đắng, chát, ngọt ngào, nồng nàn, ấm áp của tách trà sen cũng như ý nghĩa của cuộc đời này vậy.

     Đặc biệt qua tác phẩm này, nhà văn Elena đã giới thiệu về đất nước Việt Nam với những đặc trưng đậm chất quê hương: hàng dừa cao/màu xanh của lúa/ngôi mộ cổ/ mái chùa/đàn gà cục tác/tà áo dài/hoa sen/trà sen/bánh đậu xanh, … như cả một tình yêu quê hương mình tha thiết, vì ở đó Elena còn có tình yêu Trương văn Dân nữa….

Xin được giới thiệu Tà áo lụa giữa những cánh sen

Nguyên tác: Un lembo di seta tra i fori di loto

Của Elena Pucillo Truong

 ( Bản dịch của Trương Văn Dân)

 

     Không khí ngạt thở bởi giao thông trong các thành phố lớn. Đó là cảm giác đầu tiên khi ghé thăm một đô thị lớn dù là Á hay Âu, ngạt thở vì hơi nóng, bụi bặm, khí thải từ các phương tiện giao thông,  khó chịu vì tiếng ồn ào của xe cộ và tiếng còi xe. Tôi nhận ra là sống trong điều kiện ấy, dần dà người ta phát triển được khả năng thích ứng, giống như một sự cam phận.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

CÁO PHÓ

  Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:
            Thân phụ của Elena Pucillo :
 Luật sư  Fausto Pucillo
     Sinh ngày 3/7/1928
Sau một thời gian bạo bệnh đã từ trần tại thành phố Milano
                 Mất ngày 22/11/2012
       Hưởng thọ 84 tuổi
Tang lẽ sẽ cử hành tại Milano vào ngày 24/11/2012
     Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong



Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

"Chết oan" vì là con của đ/c Tổng Bí thư!

    Hãy coi và nghe người vợ miền Nam (vợ lẻ - thứ thất) của đ/c cố Tổng Bí thư Lê Duẩn kể chuyện!

     1./ Lấy chồng và chăm sóc cho chồng có sức khoẻ để làm việc cũng là "một nhiệm vụ": "...Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ. Chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà đã 20 năm không có tin tức gì của gia đình. Gia đình anh ấy còn ở vùng địch. Nếu chị làm vợ anh ấy, chị chăm sóc anh ấy để anh có sức khỏe làm việc đó cũng là một nhiệm vụ. Anh ấy hiện nay trong lãnh đạo, anh rất thông minh và sáng suốt..." (Nguyên bổnđây)
     

















 2./ Con gái của bà, lấy chồng người Nga, chết vì là con của đ/c Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam:

    3./ Coi và nghe bà kể nhiều chuyện hơn:
 Phần 1:

 Phần 2:
Phần 3:
 Phần 4:


Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Kỷ niệm 23 năm ngày sụp đổ Bức tường Bá-Linh (09/11/1989 - 09/11/2012)

     Coi một clip ghi lại việc xây dựng (năm 1961) và sự sụp đổ (năm 1989) - sau 28 năm tồn tại - của bức tường Bá-Linh ("Tường thành bảo vệ chống phát xít" - Tên gọi của Cộng hoà Dân chủ Đức hoặc "Bức tường ô nhục" - tên gọi của Cộng hoà Liên bang Đức) kết thúc với lễ kỷ niệm năm mới của nước Đức thống nhất tại Bá-Linh năm 1990.


Bonus: Trông người mà ngẫm lại ta. Ta không có "tường" ngăn cách Đông - Tây mà chỉ có "sông Bến Hải với cầu Hiền Lương" chia cắt đôi bờ Nam - Bắc. Rồi ta cũng thống nhứt được, họ "Đông - Tây" còn ta thì "Nam - Bắc", cũng một nhà cả, đấy thôi!

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

"CAO ỐC HIỆN ĐẠI": Từ 11 tầng lên 25 tầng rồi thành đất trống!

 Sau khi đã khởi công, khởi động xây dựng:
Chung cư 11 tầng, "chung cư cao tầng đầu tiên ở Bình Định"
Toà cao ốc 25 tầng, "cao ốc tầm cỡ tại Quy Nhơn"
     "Khu đất D3 thành phố Quy Nhơn" hiện là một khu đất trống, được rao bán trên đây rộng 1.654,4m2, ở vị trí: đông giáp đường Nguyễn Thị Định, tây giáp đường Nguyễn Trung Trực, nam giáp đường Đặng Đoàn Bằng và bắc giáp đường Trương Định; thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trên khu đất này đã 3 lần khởi công, khởi động, xây dựng "chung cư cao tầng đầu tiên trong lĩnh vực nhà ở đô thị của Bình Định", với biên niên sự kiện như sau:

     I./ Sáng 28/7/2004, Công ty Xây dựng - Phát triển đô thị Bình Định đã khởi công xây dựng chung cư cao tầng (CCCT) Khu D3. 
    Với diện tích xây dựng là 1.125,6m2, tổng số vốn xây dựng là 31,547 tỉ đồng. Khu chung cư có quy mô 11 tầng và 1 tầng hầm, gồm 130 căn hộ. Dự kiến đến tháng 1-2006 công trình CCCT Khu D3 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. 
    CCCT Khu D3 là chung cư cao tầng đầu tiên trong lĩnh vực nhà ở đô thị của Bình Định, không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất xây dựng mà còn tạo sự chuyển biến trong nhận thức về nơi ở mới của người dân đô thị. (Coi chi tiết: ở đây)
     II./ Chung cư cao 11 tầng này sẽ ưu tiên bán nhà cho CBVC nhà nước, LLVT, người lao động chưa có nhà. (Coi chi tiết: ở đây).
     III./ Ngày 30/7/2005, sau hơn một năm "án binh bất động", công trình đã chính thức được thi công. Theo kế hoạch, đến tháng 12-2006 sẽ hoàn thành và đến tháng 1-2007 sẽ đưa vào sử dụng. (Coi chi tiết: ở đây) 
     IV./ Ngày 21/02/2006, UBND tỉnh BĐ đã đồng ý gia hạn thời gian sử dụng đất cho Công ty Xây dựng - Phát triển đô thị Bình Định để xây dựng chung cư cao tầng tại khu D3, phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy Nhơn đến hết tháng 3 năm 2006. (Coi chi tiết: ở đây) 
     V./ Ngày 30//2007, Công ty TNHH Thương mại - Đầu tư - Xuất nhập khẩu Võ Đặng đã chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng cao ốc Kim Thạnh (trên "Khu đất D3"), tòa nhà cao nhất ở TP Quy Nhơn từ trước đến nay.(Coi chi tiết: ở đây) 
     VI./ Ngày 13/12/2008, UBND tỉnh vừa cho thu hồi quyết định giao lô đất tại khu D3, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn của Công ty TNHH Thương mại-Đầu tư-Xuất nhập khẩu Võ Đặng (Công ty Võ Đặng, TP Hồ Chí Minh) do không chịu triển khai dự án như cam kết.
     Được biết, ngày 30.11.2007, Công ty Võ Đặng đã tổ chức lễ khởi công tòa nhà cao ốc Kim Thạnh (tên thương mại là Blue house Kim Thanh) trên khu đất này.
     Theo thiết kế, tòa cao ốc sẽ được xây dựng cao 25 tầng, với tổng diện tích khu cao ốc là 1.657,4m2, gồm các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ và căn hộ chung cư cao cấp. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên 150 tỉ đồng, sẽ hoàn thành sau 32 tháng thi công, nhưng đến nay vẫn chỉ là khu đất trống.
     Trước đó, lô đất khu D3 được tỉnh giao cho Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Bình Định xây dựng khu chung cư cao 11 tầng nhưng dự án này không khả thi. (Coi chi tiết: ở đây)


Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Lăng mộ của anh hùng Mai Xuân Thưởng toạ lạc ở đâu?

Hay là thông tin không xác thực, một cách cẩu thả, vô trách nhiệm của nhiều cơ quan Nhà nước hữu trách và đơn vị truyền thông lớn!

     Thực tế và chánh xác là lăng mộ của anh hùng Mai Xuân Thưởng, vị thủ lĩnh của phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Bình Định, toạ lạc tại chân ngọn núi Ngang (Hoành Sơn), thuộc địa phận thôn Hoà Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
     
     Ấy vậy mà, không hiểu sao có rất nhiều tư liệu hoặc sách báo của các cơ quan chức năng hữu trách của Nhà nước trong quản hạt - thậm chí cả Sở Văn hoá và "cơ quan của đảng bộ đảng CSVN tỉnh Bình Định" -, các đơn vị truyền thông lớn đều ghi rằng lăng Mai Xuân Thưởng toạ lạc tại thôn Hòa Sơn thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn! Trong khi xã Bình Tườngxã Bình Hòa, tuy cùng thuộc huyện Tây Sơn, nhưng cách nhau đến ngót 20 km và một xã ở bờ nam còn xã kia lại ở bờ bắc của con sông Côn.

     Xin ghi lại vài dẫn chứng điển hình:

          1./ Sách "BÌNH ĐỊNH DANH THẮNG & DI TÍCH" của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường và Sở Văn hoá & Thông tin tỉnh Bình Định - Ấn hành năm 2000.
    

          2./ Báo BÌNH ĐỊNH - 15:16', 20/12/ 2006 (GMT+7):
Coi nguyên bổn ở đây
           3./ Trang mạng "Học kì trong Quân đội":
Coi nguyên bổn ở đây
          4./ Trang mạng "Wikipedia":
Coi nguyên bổn ở đây
          5./ Trang mạng "Tri thức Việt":Coi nguyên bổn ở đây

P/s: Coi thêm:  "Tướng Nguyễn Cao Kỳ bị bộ đội ta bắt sống"; "Cờ Tổ quốc nào đây?""BTV Kim Ngân hay Bee.net sai chánh tả!"; "Báo Bình Định đã biết "lịch sự"!"; "Thông tin trên báo chí Việt Nam"; "Hỡi ôi báo chí Việt nam"

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Đổi rừng lấy điện: Lợi bất cập hại!

Các bạn học cũ của tui đến tham quan Hồ Định Bình:

 
Một đứa "tức cảnh sanh tình":
                     Một khoảng bầu trời, một khoảnh mây
                     Ta về ghé lại... phút giây này
                     Rộn ràng nhà cửa người xe... đó
                     Vỏn vẹn núi sông chim cá... đây!

                                                   KT

Một thằng "ngứa mồm,  đáp lại":
                     Cũng đất nước nầy, cũng khói mây,
                     Ta ở "Quảng" về... ghé lại đây!
                     Rung rinh nhà cửa, người xe... lắc,
                     Chếnh choáng sông hồ, chim cá... đâu?
                                                   BC
 Khiến tui nhớ lại cái phóng sự "Đổi rừng lấy điện: Lợi bất cập hại!" (của một bạn "đồng môn" thời Trung học đệ nhị cấp):



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Quân khốn nạn! Dám gỡ bỏ tượng Lê-Nin.

     Theo nguồn tin của hãng thông tấn UPI (Coi chi tiết ở đây) và BBC News Asia (Coi chi tiết ở đây).

     Ngày 14/10/2012, tại Ulan-Bator, thủ đô Mông Cổ, đã gỡ bỏ bức tượng đồng cuối cùng của Vladimir Ilych Lenin (Влади́мир Ильи́ч Ле́нин) và sẽ đem đi bán đấu giá với giá khởi điểm khoảng $ 280.

     Thiệt là khốn nạn! Còn khốn nạn hơn nữa khi trong bài phát biểu 10 phút tại buổi lễ, viên Thị trưởng thành phố Ulan-Bator là Bat-Uul Erdene dám "tố cáo" Vladimir Ilyich Lenin và các đồng chí cộng sản của Người là "những tên sát nhân" (nguyên văn: "..., He denounced Lenin and his fellow communists as "murderers")
Coi Video ghi lại cảnh tượng này:
P/s: Ở Thủ đô Hà Nội chúng ta cũng có 1 tượng Lê-Nin ở công viên Lê Nin (trước đây là vườn hoa Chi Lăng), đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Có du khách nước ngoài nhận xét "ngạc nhiên khi nó vẫn còn đứng" (nguyên văn: "Surprised that it is still standing"). Coi chi tiết ở đây.

    Xin lưu ý: Ở Mông Cổ, tượng bán thân của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn tại vị (Trong khi tượng toàn thân của Lê-nin đã bị gỡ bỏ)

     Phải nên biết rằng: "Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản." (Coi chi tiết ở đây.)

    Coi thêm:  Một sự kiện có liên quan (Ukraine đã kéo đổ tượng của lãnh tụ cách mạng Nga Vladimir Lenin) ở đây.
 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Bình Định - Khai thác titan: lợi ích rất ít, làm hư hại cầu đường, gây ô nhiễm môi trường,... chỉ được xử lý "chung chung", và "Để lại hậu quả kinh hoàng"!

        Đến lượt: (update 03/04/2014), Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Định phải thốt lên: "Xót cho bà con mình". Vì "Khai thác Titan ở Bình Định: Để lại hậu quả kinh hoàng" ở đây.

       Sau khi:  - (update 17/04/2013), Thanh tra Chính phủ chỉ kiến nghị xử lý ở mức "chung chung": "Công tác quản lý sử dụng đất, khai thác titan tại Bình Định đã bị buông lỏng trong một thời gian dài": Chi  tiết: ở đây. Rồi còn thêm nhiều chuyện nữa mà báo chưa nói: ở đây.

                      - (update 02/10/2012), theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Gây ô nhiễm môi trường trầm trọng:  

          Theo ông Võ Minh Thành, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các khu vực khai thác titan đều vượt 4,5 - 6,2 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Kết quả phân tích các mẫu nước thải tại nhà máy tuyển tinh của Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, xưởng nghiền zircon và mương khai thác của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại khoáng sản Ban Mai có tổng hoạt độ phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)

      Với diễn biến, Từ:
      Lợi ích rất ít:  (Coi chi tiết ở đây) 
      Rồi  hư hỏng cầu đường:  

     Làm "phức tạp xã hội" (hay "hết quan còn dân, chỗ nào còn thì mót")
  
 Đến: mấy bài có liên quan ở Blog này: - 1./"Bình Định: Khế ngọt titan!" 2./"Xới tung bờ biển để lấy titan" 3./"Bình Định: chấm dứt khai thác titan tại hai khu công nghiệp"  4./"Tận thu titan ở Bình Định ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt là chưa có cơ sở"  5./Chảy máu” titan thô, thiệt hại tính bằng triệu đôla" 6./"Tạm dừng" sau "chấm dứt" 8 tháng?"  7./"Bình Định: Khai thác titan lợi ích rất ít"
 

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Trận chiến đẫm máu giữa “quân giải phóng Miền Nam” và “lính đánh thuê Đại Hàn" tại đèo An Khê (Bình Định) năm 1972.


     Trên blog của "Lý Toét", Lý Toét có reply cái comment của tui và hỏi tui  "@ Bác Bảo Châu, Bác hãy kể về những gì bác biết trước khi người Hàn kể cho chúng ta nghe.". Tui đã trả lời rằng thì là tui không kể được.

    Hôm nay tình cờ thấy được cái này hoặc cái  này của bọn cựu binh đánh thuê Park Chung Hee, cái bọn "ROK Army in Vietnam veterans" đấy,  và bọn này đã trở lại thăm "chiến trường xưa" sau 32 năm, kể về "trận chiến đèo An Khê". Do chính người còn sống sót trong cuộc kể lại, đích thị là có việc B52 thả bom và thả cả bom Napalm để "bỉ thử đồng tận"!

     Bọn lính đánh thuê Park Chung Hee thời đó mà viết được Anh ngữ không nhiều đâu, chứng tỏ bọn này "văn hóa" cũng kha khá đấy! Ta có thể ghé vô đó coi cụ thể.

Năm 1972 bọn này là lũ lính đánh thuê:
    - Chúng sát hại bộ đội ta:
    - Lại còn dựng "bia chiến thắng" để "lưu dấu": 
32 năm sau (năm 2004) , chúng trở thành "khách du lịch" và có khi là "nhà đầu tư", chúng trở lại với "dấu xưa":
Ba chữ trên là tiếng Cao Ly (Jeon seung bi), có nghĩa là "chiến thắng bia", vẫn còn tồn tại  (ảnh chụp tháng 3 năm 2014)
 *Bonus: Coi một hình ảnh về lãnh tụ của tụi "Đế quốc Mỹ và chư hầu" (mà "chúng nó" kêu là "đồng minh"), trong đó có Park Chung Hee, lãnh tụ của bọn "lính đánh thuê" nói trên:
 Ảnh chụp các Nguyên thủ Quốc gia tổ chức "Liên Phòng Đông Nam Á (South East Asia Treaty Organization - SEATO) tại Hội nghị Thượng đỉnh Manila, ngày 24/10/1966:
Từ trái qua phải: Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương của VNCH; Thủ tướng Harold Holt của Úc-Đại-Lợi; Park Chung Hee, Tổng thống Đại-Hàn Dân-quốc; Tổng thống Ferdinand Marcos của Phi-Luật-Tân; Thủ tướng KeithHolyoake của Tân-Tây-Lan; Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia của VNCH; Thủ tướng Thanom Kittkachorn của Thái Lan và Tổng thống Mỹ Johnson.

Update 06/8/2012: Qua comment này, Lý Toét cho biết "bọn Hàn này kể chuyện của bọn chúng không bằng bộ đội ta kể về lính "Phắc Chung Hy", cho nên tui đã tìm được lời kể lại từ bộ đội ta, những cựu chiến binh thuộc trung đoàn 12, sư đoàn 3, đã trực tiếp tham gia trận chiến đẫm máu này:

          1./ Ở cuốn  Cuộc chiến đấu tự nguyện - Tác giả: Nguyễn Văn Hồng; Nhà xuất bản: Hội Nhà văn; Năm xuất bản: 2007. (Có thể đọc đầy đủ ở đây). Có điều trong lời kể của bộ đội ta không nói đến việc ném bom của pháo đài bay B52; nhưng có kể lại chuyện 1 tên lính đánh thuê Park Chung Hee "nó lăn xuống đất đập đầu tự tử", không chịu để bị bắt làm tù binh. Và một tình tiết mà tui xác nhận rằng thực tế không xảy ra là "trung đoàn bộ binh 12 đã tiêu diệt và phá hủy 54 xe quân sự của địch vận chuyển tiếp tế lên Tây Nguyên, trên đoạn đường từ xã Bình Nghi lên Đồn Phó."

          2./ Ở: Nhật ký cao điểm 384 - ghi chép của đồng chí Dương văn Minh, một cựu chiến binh thuộc C62, D6, E12, F3, Sư đoàn 3 "Sao Vàng". (Có thể đọc đầy đủ ở đây). Coi bộ đội ta tả cảnh "lấy xác giặc làm bệ bắn" đến khi xác chết thối rữa thì "hất  "trả" chúng nó". Một việc làm mà cánh lính mới "không dám làm" "thấy tổn đức quá" nhưng đối với "cánh lính cũ họ làm như vậy là bình thường":