“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Tư vấn mùa thi đại học

         Nhân mùa thi vô đại học đang đến, để góp phần "tư vấn mùa thi", tớ xin giới thiệu một ngành học rất có triển vọng (đồng chí đương kim Tổng Bí thư Đảng ta là Tiến sĩ ngành này đấy), mà có lẽ chưa được nhiều người biết, đó là Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước:

Ngành đào tạo: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Trình độ đào tạo:        Đại học
Thời gian đào tạo:       4 năm 

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Tiến sĩ Alan Phan và nhận xét về Hiện tượng Vinashin

I.-Giới thiệu Tiến sĩ Alan Phan:
        Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập Đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI va SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
        Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.
        Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

II.-Tiến sĩ Alan Phan nhận xét về HIỆN TƯỢNG PHẠM THANH BÌNH: 
      Tôi không quen biết hay có liên hệ làm ăn gì với ông Phạm Thanh Bình hay công ty Vinashin của ông. Tôi chỉ hân hạnh được gặp ông một lần vào 3 năm trước ở sân bay Nội Bài. Tôi vừa từ Hồng Kông đến và ông vừa từ Singapore về.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

NHẠC SĨ PHỔ THƠ HAY NHẤT
CỦA ÂM NHẠC VN
 
        Nói đến nhạc sĩ Phạm Đình Chương là nói đến những nhạc phẩm tình ca lãng mạn được sáng tác từ thời tiền chiến cho đến giờ. Đa số nhạc phẩm do ông sáng tác được phổ từ thơ. Khi soạn nhạc ông ký bút hiệu Phạm Đình Chương, còn đi hát, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc. Ông có giọng trầm và dội, nhừa nhựa như phảng phất men rượu và khói thuốc nên càng thêm gợi cảm.
        Nếu ai có dịp nghe ông hát trong một quán rượu về khuya, tay cầm ly rượu và điếu thuốc nghi ngút khói, hát một mình bằng một giọng hát ngỡ như khét lẹt vì khói thuốc nhưng lại được dập tắt bởi rượu và ngoài kia tiếng súng xa vọng về, lúc đó  mới cảm nhận được cái hay độc đáo của giọng hát Hoài Bắc.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Thỏi son của mẹ

(Father's Day mà con tôi chẳng viết cho tôi)
      Nhớ hồi nhỏ khi vừa mới chập chững đi học được vài năm, t thích mê mệt cái trò làm cô giáo chỉ để được mặc áo sơ mi đẹp của Mẹ, được lén lén lấy hộp trang điểm cũ kỹ của Mẹ ra mà môi son má phấn....
      T nhớ cây son của Mẹ thời đó có cái vỏ to lắm, thân màu đen hình chữ nhật, cái nắp đậy màu vàng bóng...cũng chẳng có nhãn hiệu gì cả, vì Mẹ thường mua ở ngoài chợ, đâu chừng mười mấy nghìn một thỏi. Cũng lâu lâu có cô bạn ở nước ngoài gởi quà về là thỏi son xịn, nhìn nhỏ nhắn và không làm khô môi như mấy thỏi kia.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Con Bà Tướng

Cả khu này chỉ có hai gia đình: tôi và nó là Việt Nam nên trở thành thân nhau, mặc dù nó trẻ hơn tôi 10 tuổi...
 Nhiều buổi chiều trong tuần, tôi và nó gặp nhau sau vườn, làm vài chai cùng trò chuyện. Nó khoái nghe tôi kể về những Anh Hùng của lịch sử Việt Nam: Hai bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung... Nó chăm chú nghe, mỗi lần đến những đoạn chiến thắng ngoại xâm, nó đều la lên sảng khoái:
 - "Người Việt Nam mình ”ĐÔ thiệt"
 Rồi tu chai bia ùng ục.
Tới khi tôi kể đến đoạn vua Quang Trung băng hà:
- "Vua Quang Trung trút hơi thở cuối cùng... Hôm ấy trời đang nắng, bỗng như tối sầm lại. Mây đen từ phiá biển cuồn cuộn theo gió kéo tới. Từng đàn chim trời lũ lượt bay qua nóc cung điện nhà Vua, cùng buông ra những tiếng kêu thê thảm, như than vãn cho vị anh hùng vừa sớm lìa đời...
 Vua Quang Trung mới vừa 39 tuổi, lên ngôi chưa đầy năm năm, đã không còn nữa!!! ..."
 Mặt nó chùng xuống, nước mắt chảy dài....Tôi kể tiếp:
- ”Rồi Bà Tướng Bùi thị Xuân bị bắt, nhà Nguyễn điệu mẹ con Bà Tướng ra pháp trường cho voi dày... Con Bà Tướng sợ quá, khóc thét lên... Bà Tướng quát to:
- Con nhà tướng không được khóc.
Con Bà Tướng không la khóc nữa, chịu voi dày mà chết..."
 Lần này, khuôn mặt no lạnh tanh... Nói ngập ngừng trong vẻ giận dữ:
- ”Bà Tướng là người anh hùng thì có thể... chứ con Bà Tướng, biết gì mà im lặng chịu voi dày mà chết. Lịch sử Việt Nam mình quá oai hùng... nhưng đừng thêu dệt thêm... làm mất đi tính chất..."
Tôi trầm ngâm.. kể cho nó nghe câu chuyện gần đây thôi, không thêu dệt:
- "Vợ tôi dẫn đứa con gái đầu lòng vừa mới 7 tuổi đi đường bộ... băng rừng, trèo đèo, vượt suối... gai cào, đá cắt.. con gái tôi cứ khóc thét lên. Mẹ nó nhỏ nhẹ:
- Nếu con khóc như thế này thì mẹ con mình sẽ không gặp được ba!!!
Từ đó, suốt chặng đường đi... con gái tôi cứ thui thủi đi tới, cắn răng mà chịu.
 Lúc đến nơi, tắm rửa cho nó.. vợ tôi chi biết ôm vào lòng mà khóc vì cả người nó bị cào xướt khắp nơi... Có chỗ sưng đỏ tấy, có chỗ đã nung mủ độc...
 Con tôi mà còn vậy... huống gì con Bà Tướng???"
 Nó bật lên câu nói như lúc trước:
- "Người Việt Nam mình "ĐÓ thiệt."
 Nhưng kèm thêm:
- "Mà người Việt Nam mình cũng "ÁC“ thiệt... Bà Tướng từng theo vua Quang Trung chinh Đông bình Bắc, không chết bởi bọn ngoại xâm mà lại bị chết bởi người Việt Nam mình... Người Việt Nam mình cũng "ÁC “ thiệt..."
Tự nhiên tôi thấy chưng hửng... Tưởng cứ kể chuyện thật về trang sử oai hùng của Việt Nam và những chuyện chung quanh để nó hãnh diện, nó có hãnh diện thật sự nhưng cái suy diễn thực tế của thời đại bây giờ... với lớp tuổi trẻ hiện nay, tự nhiên lại đem một vệt đen vào đầu óc nó.
 Tôi thấy: "Tôi bậy thiệt...!!!"...
THAN TA
(USA)

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "biển chữ nghĩa"

Văn hóa… nhà giàu!
Coi thêm bài có liên quan:
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng hay Dũng "Lò vôi "  
     (Coi chi tiết: 1,   2, 2b3, 3b4,   5, 5b6,   7,   8, và  9)
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "Khu Du lịch Đại Nam "
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng "Mộ Đạo Phật"
      Đại gia Bình Định: HUỲNH UY DŨNG,  vốn trước đây có tên là HUỲNH PHI DŨNG, một người mà "Trong làm ăn kinh tế, luôn là người đi tắt và đón đầu",... "giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam",... “Mỗi ngày, ăn chưa tới… 50.000 đồng, một tháng ăn chay 4 ngày", ... "là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước" (click vô đây, hoặc đây, để coi đầy đủ).
     Nhưng cũng có người cho rằng đó là "văn hóa ... nhà giàu!", với nội dung như sau:
Ngộ độc... chữ nghĩa
      Đến Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) khách du lịch, sau phút hoan hỉ, sẽ thấy ngỡ ngàng, thấy ngợp trước một "biển thơ", "biển chữ nghĩa", đâu đâu cũng thơ, văn, câu đối. Nếu không có thời gian để đọc, để hiểu kỹ thì có thể mua về "nghiên cứu" vì thơ, văn... ở đây đã được in thành sách, chép ra đĩa. Nhưng đọc kỹ, người ta mới tá hỏa vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng.
      Vậy mà tác giả của nó lại tỏ ra rất uyên bác, làm thơ nói về tất cả các vấn đề tự cổ chí kim... rồi đem trưng bày, quảng bá khắp nơi.
      Bước vào cổng của Đại Nam đã thấy thơ, câu đối khắc đầy trên các cổng chào. Nhiều nhất là ở khu thờ tự. Hễ mảng tường nào còn trống là có thơ, câu đối. Hầu hết đều ghi tên 2 tác giả là Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng.
      Được biết, Huỳnh Uy Dũng là tên được đổi lại sau của ông chủ khu du lịch này (trước đây là Huỳnh Phi Dũng), còn Huỳnh Ngu Công là ai nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi. Có phải là một người họ Huỳnh lấy "bút danh" theo tích "Ngu Công di sơn" ở Trung Quốc?
      Nhưng điều quan trọng là chữ nghĩa, thơ văn của ông ta như thế nào mà lại được chạm trổ, sơn son thếp vàng, khắc lên các bức tường của một "công trình văn hóa" cho thiên hạ chiêm ngưỡng?
      Đọc những bài thơ này thì mọi người mới hỡi ơi thất vọng vì "chỉ tổ hại não".

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "Khu Du lịch Đại Nam "

 Suy ngẫm từ Khu Du lịch Đại Nam
Coi thêm bài có liên quan:
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng hay Dũng "Lò vôi "  
     (Coi chi tiết: 1,   2, 2b3, 3b4,   5, 5b6,   7,   8, và  9)
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "biển chữ nghĩa", ở đây
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng "Mộ Đạo Phật", ở  đây

      Đại gia Bình Định: HUỲNH UY DŨNG,  vốn trước đây có tên là HUỲNH PHI DŨNG, một người mà "Trong làm ăn kinh tế, luôn là người đi tắt và đón đầu",... "giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam",... “Mỗi ngày, ăn chưa tới… 50.000 đồng, một tháng ăn chay 4 ngày", ... "là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước" (click vô đây, hoặc đây, để coi đầy đủ)). Người đã xây dựng Khu Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến để làm "Nơi lưu giữ hồn dân tộc" (click vô đây để coi đầy đủ)
 
      Nhưng cũng có người cho rằng đó là "văn hóa thấp kém", với nội dung như sau:
         Với một số người thì đồng tiền không thể khỏa lấp được cái vốn văn hóa yếu kém của bản thân và thế là họ trở thành trọc phú. Và thật buồn cho xã hội chúng ta là những trọc phú này lại mang vốn văn hóa thấp kém của họ ra phô diễn ở những công trình văn hóa công cộng.
Khu du lịch Đại Nam
         Tôi biết Khu Du lịch Đại Nam từ khi vẫn còn đang là công trường cách đây 5 năm, lúc đó công trình này còn được mang cái tên vô cùng đại ngôn: “Đại Nam Quốc Tự”.
        Tôi cũng đã được vào nơi thờ cúng ở gian điện chính và thực sự không còn có thể hiểu nổi đây là cái chốn gì.
        Ông chủ Khu du lịch (có biệt danh là Dũng “lò vôi”, một người có thời kỳ được coi là người tài về làm kinh tế), đã cho đặt ở điện thờ một bên là dòng họ Huỳnh nhà ông ta, một bên là các bậc Thần, Phật, Thánh và cả những người như Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh…, còn một bên nữa thì ông ta cho thờ bách gia trăm họ…
        Nhưng gần đây khi tôi tới thì cái tên Đại Nam Quốc Tự đã được đổi đi, việc thờ cúng cũng đã được thay đổi tí chút.
        Kinh hoàng nhất tại khu này là những loại thơ phú, câu đối cực kỳ nhảm nhí, thiếu văn hóa, mà nói một cách sòng phẳng thì đây là một công trình văn hóa lố bịch, kệch cỡm nhất Việt Nam. Phải công nhận đây là một khu công viên văn hóa được đầu tư khối lượng tiền khổng lồ, quy mô hoành tráng và cũng tạo ra một nơi thu hút được khách đến tham quan giải trí. Nhưng đã là một công trình văn hóa thì mọi thứ ở trong đấy đều phải được thể hiện là có văn hóa. Có như vậy ý nghĩa giáo dục, khai sáng, giải trí mới được phát huy. Việc đưa những câu thơ phú “ba lăng nhăng” chứng tỏ ông chủ của công trình này có một “phông” văn hóa rất hạn chế. Nếu như việc treo, in những câu đối, thơ phú đó trong nhà ông ta thì muốn làm gì thì làm, nhưng đây lại là công trình văn hóa phục vụ cho mục đích công cộng thì những tiêu chí tối thiểu về văn hóa cũng phải được đáp ứng. Việc lựa chọn chữ nghĩa treo ở những công trình này phải rất cẩn thận và phù hợp với mục đích của từng công trình. Còn không thể có một cái thứ công trình mà người ta cậy có tiền rồi muốn tô vẽ lên đó như thế nào thì tô vẽ, thậm chí muốn nhào nặn cả lịch sử theo ý của họ.

Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng mộ Đạo Phật

 Coi thêm bài có liên quan:
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "biển chữ nghĩa"
- Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "Khu Du lịch Đại Nam "
 
         Đại gia Bình Định mộ Đạo Phật được nhiều người biết nhất là "đại gia" HUỲNH UY DŨNG,  vốn trước đây có tên là HUỲNH PHI DŨNG, một người mà "Trong làm ăn kinh tế, luôn là người đi tắt và đón đầu",... "giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam",... “Mỗi ngày, ăn chưa tới… 50.000 đồng, một tháng ăn chay 4 ngày", ... "là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước", (Coi chi tiết: 1,   2, 2b3, 3b4,   5, 5b6,   7,   8, và  9), với một vài sự kiện điển hình về lòng mộ đạo và "hộ pháp" như:

         1./ Xây dựng ngôi chùa "Đại Nam Quốc Tự", trong khu du lịch "Lạc cảnh Đại Nam văn hiến", có thể gọi là to và đẹp nhất nhì nước Việt Nam ta để thờ Đức Phật, Tổ Hùng Vương, Bác Hồ, 300 dòng họ của dân tộc Việt Nam và cửu huyền thất tổ của ông ta.

         2./ Kết hợp với hội Phật giáo tỉnh Bình Dương tổ chức đại lễ cầu siêu cho toàn thể người dân Việt Nam đã khuất từ khi dựng nước. Đại lễ có sự tham gia của khoảng 800 nhà sư, trong đó có khoảng 700 nhà sư đến từ hầu hết các chùa ở TP.HCM, 100 nhà sư đến từ Bình Dương. Trong số này có cả các giảng sư, tăng, ni sinh của các trường: trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học, các sư trụ trì của hầu hết các chùa lớn tại TP.HCM.
(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Văn Cao với Quy Nhơn (III)

III./ Chùm thơ về "Quy Nhơn" của Văn Cao:
(Coi nguyên bổn ở đây)

QUI NHƠN I 

Một nửa hình con trai
ngày
lấp lánh sắc cầu vồng
một nửa hình trăng
đêm
nằm nghiêng trên cát biển
Qui Nhơn chúng ta
vài dây buồm nhỏ
vài con đường phố nhỏ
vài ngôi nhà nho nhỏ
vẫn ngày đêm lấp lánh
mang vết thương xưa
ngày đêm làm ngọc
chưa về được Qui Nhơn
mà nhớ em
khuôn mặt càng hiền dịu
càng lấp lánh
lấp lánh.



QUI NHƠN II

Tôi đến đây
Không phải Qui Nhơn
chỉ một thành phố lạ
biển đưa về vài chùm chim yến
nắng làm khô những lá dừa non
Không phải Qui Nhơn đẹp
Các nhà thơ tôi đọc
Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Xuân Diệu
ôi Qui Nhơn hằng mơ
Khuôn mặt những con thuyền cá
những người dân lầm lũi
Sau chiến tranh
những người lái xe
những xóm mọc bên đường

Chào mẹ
Các mẹ già lặng im
Chào các em
Các em nhỏ lặng im
Chào đường phố
những đường phố lặng im
lầm lì
những vết thương xưa chưa xóa hết
xây tất cả những tượng đài cao tưởng nhớ
một thành phố lạ
tôi đến đây làm gì
những chùm chim yến bay về đảo

bỗng một ngày bà mẹ Qui Nhơn
nói với tôi một lời
à con !

10.4.1985

 

QUI NHƠN III

Từ trời xanh
rơi
vài giọt tháp Chàm
quanh Qui Nhơn
tôi như đứa nhỏ yêu huyền thoại
từ núi xuống
từ biển vào
từ cánh đồng mọc lên
con trai
con gái

Nghĩa Bình
một lưỡi mác
vẳng tiếng trống Quang Trung
xác xe tăng trên đường Mười Chín
mọc nhửng làng dừa
mẹ ơi muối đâu Sa Huỳnh
phải mồ hôi làm nước biển
mẹ ơi đường ngọt từ đâu
phải mồ hôi đọng
mẹ ơi các con từ đâu
phải từ sữa mẹ
mẹ ơi Qui Nhơn từ đâu
mảnh trời chim yến
mẹ ơi Nghĩa Bình từ đâu
phải từ máu thắm

Không
đất này mọc lên
từ
nước mắt ! …

15.4.1985
VĂN CAO


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Văn Cao với Quy Nhơn (II)

II./ Sự thật về chùm thơ "Quy Nhơn" của Văn Cao:      (Bài viết của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo).
(Coi nguyên bổn ở đây)
      Cuối tháng 3-1985, tỉnh Nghĩa Bình (cũ) mời anh Văn Cao, Nguyễn Thuỵ Kha và tôi vào thăm và sáng tác nhân dịp 10 năm giải phóng. Nhận được giấy mời, anh Văn mừng lắm vì đã hơn 40 năm anh không có dịp trở lại miền Trung. Nhưng thời gian này sức khoẻ anh không đựoc tốt. Sợ không thể đi được vào đầu tháng Tư như đã dự định, anh nằm trên giường bệnh viết một bài thơ về Qui Nhơn, nói nỗi niềm của anh với thành phố biển mà anh chưa một lần ghé thăm, với ý định là nhờ tôi và Nguyễn Thuỵ Kha mang vào tặng tỉnh Nghĩa Bình thay cho lời  cảm ơn chân thành  của anh. Chúng tôi đưa in bài thơ “Qui Nhơn” cùng với bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên”chân dung tự hoạ của anh trên “tờ rời” chuẩn bị cho chuyến bay vào Qui Nhơn thiếu anh Văn. Nhưng đến khi Thanh Thảo từ nghĩa Bình ra đón thì anh Văn bỗng khoẻ ra, và tất cả chúng tôi bay vào Qui Nhơn (có cả chị Băng vợ anh Văn) vào ngày 7-4-85.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Hãy cảnh giác với thông tin sai sự thật!

VỀ VIỆC MỘT SỐ NGƯỜI TỤ TẬP
GẦN ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC
Theo bản tin của TTXVN (lúc 20:20:00, ngày 05/06/2011):
      Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
       Đó là thông tin sai sự thật.
      Trên thực tế, sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
      Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
      Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về./. 
 (Coi nguyên bổn: click vô đây )

Sự đa dụng của cái dù

(Ở Beijing cách nay vừa tròn 2 năm)
Media banned from Tiananmen Square 

Barred from Tiananmen Square - 04 Jun 09

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Hiện tượng lạ của năm 2011

ĐÂY LÀ HIỆN TƯỢNG
CHÚNG TA CHỈ THẤY MỘT LẦN TRONG ĐỜI MÌNH

1./ Lịch tháng Bảy năm 2011:
CN
 Hai
Ba
Năm
Sáu
Bảy





1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31






     5 ngày thứ Sáu, 5 ngày thứ Bảy và 5 ngày Chủ Nhật. Điều này chỉ xuất hiện một lần trong 823 năm. Nó được gọi là "những bị đựng tiền".

2./ Năm 2011 này còn có những ngày rất đặc biệt: 1/1/11, 1/11/11, 11/1/11, 11/11/11

3./ Và thêm không kém phần ly kỳ nữa như sau: Lấy hai con số cuối cùng cuả năm sinh của bạn (ví dụ sinh năm 1980 thì lấy số 80) cọng với số tuối cuả bạn năm nay (sinh 1980 thì năm nay là 31 tuổi), kết quả sẽ luôn luôn là 111 (80+31=111). Đúng cho tất cả mọi người trên thế giới. 
 Bạn thử với năm sinh và số tuổi của bạn coi!

(Do bạn Than Ta sưu tầm và "nhắn gửi")

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Văn Cao với Quy Nhơn (I)

I./ Văn Cao với Quy Nhơn:
       (Bài viết của Trần Xuân Toàn trên Phương Mai.- 1995.- Số 10 (1.518).
(Coi nguyên bổn ở đây)
      Lần đầu tiên tôi đến thăm Văn Cao vào một chiều thu tháng Tám trên căn gác nhỏ, 108 Yết Kiêu - Hà Nội. Anh bạn họa sĩ mà tôi mới quen biết, anh Hòa, ở trường Đại học Mỹ thuật gần đấy, là cháu của nhạc sĩ, đã dẫn đường cho tôi.
       Tiếp chúng tôi là bác Băng - vợ nhạc sĩ - một con người cởi mở, vui tính. Bấy giờ đang trưa nắng. Văn Cao còn đang nghỉ trên chiếc đi-văng bên cạnh bàn. Chúng tôi chào hỏi và nói chuyện làm ông tỉnh giấc. Nghe giới thiệu có người ở Bình Định ra thăm, Văn Cao trở mình ngồi dậy một cách khó khăn, nhưng không cho ai đỡ cả. Đấy là một ông già đầu tóc bạc phơ, loã xoã như bờm sư tử. Chỉ sau đó, trong câu chuyện với nhau, tôi mới thật sự cảm nhận ra được một Văn Cao như đã từng nghe biết: hoạt bát, tinh anh, đầy nghị lực.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Ôi trí thức Việt Nam

       Trên "Bauxite Việt Nam", một trang Blog "Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức", ở bài "Ôi báo chí Việt Nam" của Nguyễn Quang A (với ghi chú "Tác giả gửi trực tiếp cho BVN") có viết như thế này:
      "Ông Phó bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đương nhiệm, ông Dương Thế Hùng đã không trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh trong đợt bầu cử này, tuy ông được tái cử."
      Thú thiệt, tôi không hiểu nổi "đã không trúng cử...", tức là thất cử rồi thì sao còn "tuy ông được tái cử.", tức là được trúng cử trở lại lần nữa, nghĩa là sao?
      Bài viết của một trang "của người trí thức" (chắc chắn phải do một trí thức viết ra hay ít nhất phải do một trí thức duyệt cho đăng) than "Ôi báo chí Việt Nam", mà viết 1 câu như vậy (chắc chắc 100% không phải lỗi do "cậu đánh máy" rồi) thì tôi đây cũng phải bắt chước mà than rằng là "Ôi trí thức Việt Nam"!
Coi ảnh chụp màn hình trang mạng đã dẫn:
(hoặc click vô đây để coi rõ hơn)