Ngày 23 tháng 8 năm 2012, tui có một entry "Trận chiến đẫm máu giữa “quân giải phóng Miên Nam” và “lính đánh thuê Đại Hàn" tại đèo An Khê (Bình Định) năm 1972" trên blog của mình, trên cơ sở: - Tui biết có sự việc, vì lúc bấy giờ tôi đang sông cách đó không quá 15 cây số đường chim bay. - Căn cứ vào lời kể của cả 2 bên tham dự trận huyết chiến đó là cựu chiến binh sư đoàn Mãnh hổ Đại Hàn và cựu chiến binh sư đoàn 3 Sao vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thế nhưng, sau đó hơn 2 năm, một người quen, cũng là một nhà báo của đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Gia Lai đã hồi hưu bảo rằng "Thông tin không chánh xác vì cái "bia chiến thắng" gốc của bọn Đại Hàn dựng đã bị chánh quyền ta đập bỏ từ hồi 1975 rồi, còn cái "bia chiến thắng" mà tụi cựu binh Đại Hàn khoe đấy là đồ xạo. Ai lại để nó dựng bia "chiến thắng" như vậy, trong khi bộ đội ta mới là người chiến thắng, mà giả dụ nó có thắng thiệt, ta cũng không công nhận cũng phải phá bỏ, ai lại ngu, lại để bị sỉ nhục như vậy. Sau khi thấy thông tin của chú tui đã đến tận nơi, mang cả máy quay phim, thẻ nhà báo, có nghĩa là rất đầy đủ bộ lệ, đồ nghề của phóng viên truyền hình hẳn hoi để hỏi người dân quanh đó, họ đều bảo "hồi trước thì có, nhưng sau nầy chánh quyền đập rồi, đập từ ngay sau khi giải phóng".
Mặc dầu vậy tui cũng không tin lời nhà báo, dù đó cũng là người quen, trừ khi mình xác minh được sự thiệt rõ ràng. Ngày 24/8/2016, nhơn chuyến du hành "dọc đường gió bụi" đi ngang qua đèo An Khê, tui đã hỏi thăm một đồng bào, người địa phương sở tại, được cho biết rằng cái bia đấy vẫn còn và tụi Đại Hàn vẫn thường xuyên đến thăm viếng. Địa danh nầy tại đỉnh đèo An Khê, thuộc thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Vị trí của nó trên bản đồ quân sự trước đây: Và đây là video ghi lại cuộc nói chuyện nầy:
Thế mới biết để xác minh một sự thiệt không hề đơn giản!
Cảm ơn video này
Trả lờiXóacho tôi được nghe tiếng nói chính gốc củ mì "Bình Định"và được nhìn đoạn đường quốc lộ 19 với ánh nắng vàng.
Anh cũng dân xứ Nẫu?
XóaTinh thần đồng đội của ROK Army quả là đáng trân trọng.
Đã là sự thiệt thì không thể nào che cho hết được.
Anh nhỉ!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaChữ Đại Hàn cũng ảnh hưởng của chữ Hớn (chữ Nhựt Bổn cũng vậy).
Trả lờiXóaDo hổng biết đọc chữ Đại Hàn nên cái “chiến thắng bia” của lính sư đoàn Mãnh Hổ lập để ghi “chiến tích” của nó ở đèo An Khê năm 1972 vẫn được nhà nước ta giữ lại để “ghi công” cho họ (sư đoàn Mãnh hổ).
(3 chữ Đại Hàn trên, đọc theo san Hớn Việt là “CHIẾN THẮNG BI”.)
Tháng 4/2023 tôi đã lên điểm cao 638 và đã chụp hình bia chiến thắng của Đại Hàn. Bia này hiện tại còn nguyên vẹn. Mặt sau còn có cả chữ Hán nữa
Trả lờiXóa