“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

”CÁN” khác với “CHÈN” như thế nào?

         Sáng ngày 10/7/2015 tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, “MỘT VIỆC ĐÁNG TIẾC NGOÀI SỰ CHỈ ĐẠO CỦA UBND TỈNH (lời của đ/c Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh, ở đây) mà hầu hết báo chí của Nhà nước ta đều đưa tin là có “MỘT PHỤ NỮ BỊ MÁY XÚC CHÈN QUA NGƯỜI" (ở đây , ở đây , hoặc ở đây);

          Tôi cho rằng việc báo chí dùng động từ “CHÈN” như vậy là trật lất, rất trật, mà phải là “CÁN” mới đúng (ở đây ). Nếu là "CHÈN" thì phải là "NGƯỜI CHÈN MÁY" (Tỉ như "lấy thân chèn pháo" vậy), còn "MÁY" thì phải là "MÁY CÁN NGƯỜI". Nhưng có người (trong đó có nhà báo Lưu Nguyễn) cho rằng tôi trật và yêu cầu tôi giải thích. Tôi xin được giải thích như sau:

          Theo hầu hết các tự điển tiếng Việt thì:

      - Động tự CHÈN
Đưa thêm một vật gì đó vào khe hở để giữ chặt lại ở một vị trí cố định
          chèn bánh xe          chèn cửa cẩn thận           
Cản lại, ngáng lại, không cho vượt lên
         xe trước chèn không cho xe sau vượt lên
         cầu thủ chèn bóng trái phép  
Đưa thêm kí tự hoặc hình ảnh xen vào một vị trí nào đó của văn bản được soạn thảo trên máy tính
         chèn thêm một vài kí tự vào giữa văn bản          chèn hình ảnh vào cuối trang

     - Động tự CÁN:  
Ép cho mỏng đều bằng trục lăn
         cán bột làm bánh          kĩ thuật cán thép
(Tàu, Xe) lăn đè lên trên người hoặc động vật
         bị xe cán chết

          Như vậy thì mọi người thấy trong trường hợp trên dùng động tự “CHÈN” là hoàn toàn sai; trừ khi các đồng chí nhà báo của ta COI CON NGƯỜI CHÚNG TA LÀ CÁI VẬT DÙNG ĐỂ CHÈN BÁNH HAY XÍCH XE, XÍCH MÁY thì không kể, nhưng trong trường họp nầy thì cái “CHÈN”DANH TỰ:

      - Danh tự CHÈN:
Vật dùng để chèn bánh xe, thường làm bằng gỗ, hình trụ, đáy tam giác
         chuẩn bị sẵn chèn khi xe lên dốc 
Thanh hoặc tấm thường bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép, dùng để chêm vào khoảng trống giữa vì chống và chu vi đào ban đầu của hầm lò.

P/s: Nếu cán là một danh tự thì nó có nghĩa như sau:
      - Danh tự CÁN :
Bộ phận dùng để cầm, nắm ở một số dụng cụ, đồ vật, thường có hình trụ
        cán cuốc         cán dao         cán cờ

Coi Video clip ghi lại hình ảnh sự việc
để biết là "CÁN" hay "CHÈN"