Coi Clip này để thấy câu mắng: "ngu như trâu" chưa hoàn toàn đúng và không phải chỉ "con" người mới biết "một cây làm chẳng nên non" hay câu chuyện ngụ ngôn "bó đũa", mà ít nhất, có một "con" khác cũng biết được điều ấy!
“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Không có chức mà vẫn có quyền
Không có chức mà vẫn có quyền
Một nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều năm lăn lộn làm ăn ở nước ta đã nhận xét:"bên cạnh một chính phủ đang điều hành đất nước bằng công cụ luật pháp, còn có một thành phần vô chính phủ hoạt động song hành tuy không có chức mà vẫn có quyền, nhờ có mối quan hệ gắn bó với nhiều nhân vật có thế lực". Sau đây là bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức bàn về vấn nạn này trên "Tuần Việt Nam", vào ngày 25/08/2010 lúc06:00 GMT+7.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Chê thầy hay trách trò?
-Thầy: Không dạy và không phải dạy vẽ.
-Trò: Vẽ trong khi thầy giảng bài.
-Thầy: Sao em không theo dõi bài giảng?
-Trò: Dạ em ký họa thầy để tặng thầy!
-Thầy: !!!???
Và đây là kết quả không mong đợi việc giảng dạy của thầy:
-Trò: Vẽ trong khi thầy giảng bài.
-Thầy: Sao em không theo dõi bài giảng?
-Trò: Dạ em ký họa thầy để tặng thầy!
-Thầy: !!!???
Và đây là kết quả không mong đợi việc giảng dạy của thầy:
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010
Nghe bài hát "Bản tình cuối" và "Quê hương"
1./"Bản tình cuối"
(sáng tác: Ngô Thụy Miên, trình bày: Ỷ Lan)
Mưa có rơi và nắng có phai
trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta đã yêu và ta đã mơ,
mơ trăng sao đưa đến bên người.
Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào
một lần gặp gỡ nhưng tình đã xa xưa.
Mây có bay và em có hay
ta ngại ngùng yêu em lần đầu.
Ta đã say hồn ta ngất ngây
men yêu thương đã thấm cuộc đời.
Một lần nào đó bước bên em âm thầm
một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người.
Yêu em ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ.
Bên em bên em ta hát khúc mong chờ.
Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say
Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay
Mưa đã rơi và nắng đã phai
trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say
qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ
Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu.
Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người
2./"Quê hương"
(sáng tác: thơ Đỗ Trung Quân; nhạc Giáp Văn Thạch, trình bày: Thu Hiền)
Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày,
Quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay,
Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng,
Quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông,
Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che,
Quê hương là đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi,
Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
Quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay,
Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng,
Quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông,
Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che,
Quê hương là đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi,
Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
(theo ĐTQ bài thơ này có tựa là "bài hoc đầu cho con" và câu cuối nguyên gốc chỉ là "Quê hương nếu ai không nhớ,..." -không có "sẽ không lớn nổi thành người"(!?)
Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010
Báo Bình Định đã biết "lịch sự"!
Báo Bình Định
đã biết "lịch sự" hơn 2 năm trước đây!
Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010
Thầy tu ca hát!
1./ Thầy Chùa và Cha Xứ cùng
"nam thanh nữ tú" hát "Thanh niên ca" Khi tổ quốc cần:
2./ Thầy chùa THÍCH PHÁP NHƯ hát tình ca:
Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn
1./
2./
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
Đức Phật muôn năm!
"Từ ngày 05/08 đến ngày 08/08/2010 tại chùa Long Khánh, số 141 Trần Cao Vân, TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra khoá tu Hương Hội Hè lần thứ 4, dành cho các Thanh thiếu niên tuổi từ 10 đến 25, với nhiếu nội dung phong phú, bổ ích.
Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010
Sát nhân nhưng không bất nhân!
Coi video clip này!
Một lính Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam, đã bắn chết một bộ đội Việt Nam và lục soát trong túi áo người bộ đội này thì thấy có tấm hình chụp người bộ đội với con gái của anh ta. Người lính Mỹ đã giữ tấm hình đó.
Sau nhiều năm, người cựu chiến binh Mỹ đã tìm được người con gái của anh bộ đội trong tấm hình đó và anh đã trở lại VN để trả lại cho cô gái tấm hình của cha cô.
Người cựu chiến binh Mỹ và người con gái trong tấm hình, được báo trước nhiều ngày, đã gặp nhau.
Không cùng chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ,... Một người là con gái cuả kẻ thù mà mình đã hạ sát, còn người kia là kẻ thù đã giết cha mình; người cựu chiến binh Mỹ và người phụ nữ Việt nam, không nói với nhau bằng lời mà biểu lộ cảm xúc bằng bằng những giọt nước mắt với vòng tay ôm chặt đã làm cho người xem phải xúc đông khóc theo.
Người cựu chiến binh Mỹ bao năm đã xem người con gái trong ảnh như con mình và người phụ nữ Việt nam, khi gặp lại kẻ giết cha mình đã không thấy hận thù vì cô đã tìm thấy nơi người cựu chiến binh Mỹ kia tấm lòng của một người cha......
Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010
ĐH Quốc gia HN liên kết với trường dỏm
Giải mã sự thật về Irvine University
Trường Đại học này nằm trong một cao ốc cho thuê chỉ có năm nhân sự (kể cả hiệu trưởng).
Chương trỉnh học chỉ bằng phân nữa số tín chỉ của các trường đại học khác đặc biệt là không được các tổ chức kiểm định chất lượng chứng nhận. Đây chỉ là loại doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp.
Gần đây, báo chí Việt Nam đưa tin khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức liên kết với Trường Irvine University (sau đây viết là IU) của Mỹ đào tạo 300 cán bộ giảng dạy lấy bằng thạc sĩ. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng IU là một trường ĐH dỏm, “cơ sở sản xuất bằng cấp” (diploma mill). ĐH Quốc gia Hà Nội đã có thông cáo báo chí phản bác thông tin trên là không chính xác. Ông Thomas Nguyễn ở Bolsa, Little Saigon đã tìm đến trụ sở của IU và tường thuật cho báo Pháp Luật TP.HCM sự thật về IU như sau.
Theo địa chỉ IU, 10900 183rd Street, Suite. #330 Cerritos, CA 90703, chúng tôi cố công tìm hiểu thực trạng về cơ sở và tổ chức của IU. Chúng tôi được ông Ronald Johnson - Hiệu trưởng của trường tiếp đón, ông rất thân thiện và hiếu khách, niềm nở trao cho chúng tôi danh thiếp với nội dung như sau:
Mr. Ronald Johnson, M.A.Ed.Director of Administrations and Student Services Ông đưa chúng tôi đi tham quan tất cả tiện nghi phòng ốc và cơ ngơi của trường IU một cách nhiệt tình và ấm tình người. Sau đây là những thông tin cụ thể của trường này do ông Ronald Johnson cung cấp.
Tên của IU (hàng dưới cùng) nằm khiêm tốn trong bảng địa chỉ của tòa nhà cho thuê.
Chỉ có năm người, rộng gần 300 m2
Tổng số nhân sự cơ hữu của trường gồm năm người, trong đó một hiệu trưởng và bốn nhân viên (hai người Á Đông và ba người Mỹ).
Trường rộng gần 300 m2 ở góc trái của tầng ba (được thuê từ một tòa nhà ba tầng chuyên cho thuê văn phòng như ở Việt Nam với tên gọi là “Cerritos Professional Center”). Diện tích ấy được ngăn làm hai phòng học, mỗi phòng có sáu bàn và 12 ghế cho học viên. Trường có hai phòng hành chính, thư viện có bốn máy vi tính, vài trăm cuốn sách và một phòng họp với sáu ghế. Phòng họp này cũng là phòng học khi cần và phòng ăn nhỏ với bốn ghế để ăn trưa.
Chương trình đào tạo nhẹ như lông hồng
Chương trình chuẩn để đào tạo bậc cử nhân ở các trường ĐH tại Mỹ đòi hỏi sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 120-128 tín chỉ tùy theo học Bachelor of Art (BA) hay học Bachelor of Science (BS). Muốn học lên thạc sĩ phải thi GMAT với ngành quản trị kinh doanh (MBA) hoặc thi LSAT khi muốn học luật và phải học thêm từ 30 đến 40 tín chỉ nữa. Nhưng ở IU, chỉ yêu cầu 60 tín chỉ cho tất cả chương trình từ cử nhân. Còn thạc sĩ, chỉ cần học thêm 30 tín chỉ nữa là xong. Đại để là muốn trở thành thạc sĩ tại IU thì chỉ cần học 90 tín chỉ, chỉ bằng 3/4 số tín chỉ cần hoàn thành một bằng cửa nhân tại Mỹ. Thêm điều rất tiện lợi cho các học viên IU là không cần thi GMAT khi học thạc sĩ MBA và không cần thi LSAT khi muốn học luật.
Ông Ronald Johnson cũng cho tôi biết là ông vừa mới giảng dạy tại vài trường ĐH ở Hà Nội và TP.HCM hai tháng và vừa về California tuần qua.
Tốt nghiệp sẽ được dạy ĐH Việt Nam
Chúng tôi hỏi ông Johnson giá học phí và tốt nghiệp như thế nào? Ông ta bảo: “Mỗi tín chỉ giá 200 USD, học theo chương trình online hoặc lớp chiều tối, cuối tuần. Xong 30 tín chỉ với giá 6.000 USD sẽ thi lấy bằng thạc sĩ. Nó rất phù hợp cho đào tạo từ xa như Việt Nam! Không cần đến Mỹ học và thi cũng có bằng MBA, MA về Tesol mà chỉ tốn khoảng 6.000 USD trọn gói” (MBA: Thạc sĩ quản trị kinh doanh hay MA Tesol: MA of Teaching English to Speaker of Other Language: Thạc sĩ Anh văn). Chúng tôi hỏi nếu học xong, ông có thể tìm cho tôi một việc làm không? Ông Ronald Johnson trả lời rất thân tình: “Tôi hứa với các anh sẽ tìm cho các anh một chân dạy tại các trường ĐH ở Việt Nam. Tôi mới giảng dạy bên ấy vài tháng và vừa mới về, bên đó rất cần giáo sư ĐH!”.
Sau cánh cửa là văn phòng và trụ sở 300 m2 của IU.
Trường không được công nhận chất lượng
Một nét độc đáo của nước Mỹ là nền kinh tế thị trường mở và tự do nên bất kỳ ai cũng có thể thành lập tổ chức để kinh doanh ngay cả trong giáo dục, miễn sao chịu đóng thuế và lệ phí cho chính phủ đầy đủ là sẽ được chấp thuận. Chính điều đó, có rất nhiều trường ĐH tư chỉ kinh doanh bằng cấp và chỉ để có lợi nhuận. IU là một trong những trường ĐH tư trong số đó.
Để thành lập IU, ông hiệu trưởng hay một người nào đó chỉ cần làm đơn xin thành lập trường như là xin thành lập một đơn vị kinh doanh bất kỳ như một tiệm nail hay bán nước sinh tố và được Bureau for Private Postsecondary Education thuộc Department of Consumer Affairs cấp chứng nhận kinh doanh mà không cần các tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lượng ĐH công nhận.
Chúng tôi đã tìm kiếm và kiểm tra tất cả chương trình được cấp phép giảng dạy của IU trên trang web chính phủ Mỹ: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx thì không thấy có bất kỳ chuyên ngành nào của trường IU được công nhận.
Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010
Ấn tượng liên hoan QT võ cổ truyền VN:
Tối 1.8, tại sân vận động TP.Quy Nhơn đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan quốc tế võ cổ truyền VN lần thứ III với sự tham dự của ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh cùng các vị lãnh đạo tỉnh Bình Định....
Nhưng "ấn tượng nhất"... có lẽ là: Ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ VH-TT & DL thắp đuốc khai mạc, từ "đuốc mồi" được rước về từ bảo tàng Quang Trung, nhưng mấy lần thắp vẫn không cháy! Sau đó ngọn đuốc được thắp sáng do một thanh niên bắt thang trèo lên và đốt bằng.... bật lửa!
Nhưng "ấn tượng nhất"... có lẽ là: Ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ VH-TT & DL thắp đuốc khai mạc, từ "đuốc mồi" được rước về từ bảo tàng Quang Trung, nhưng mấy lần thắp vẫn không cháy! Sau đó ngọn đuốc được thắp sáng do một thanh niên bắt thang trèo lên và đốt bằng.... bật lửa!
Ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL thắp đuốc khai mạc
nhưng không cháy!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)