“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Người hay quỷ đây?

 5 vụ bạo hành trẻ em kinh hoàng nhất năm 2010
(LĐO) – Bảo mẫu, cô giáo, thậm chí ngay cả cha mẹ đẻ cũng “ra đòn” không thương tiếc đối với con em mình. Năm 2010, dư luận đã bàng hoàng khi chứng kiến quá nhiều vụ bạo hành trẻ em y như thời trung cổ. Laodong.com.vn xin điểm lại 5 vụ bạo hành kinh hoàng nhất.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Cơm và phở !!!

Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ... gạo tẻ.
Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và.... no lâu hơn.
Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào.
Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm, ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".
Một số lý do hài hước sau đây, góp phần giải thích việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
Ðàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
Ðàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong có nhiều cơ hội phải thu dọn và rửa bát đĩa.
"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào.
Cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn mà thôi.
"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tí hành, tí bánh hoặc thêm tí ớt cho mặn nồng.
Cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi!".
Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định, cơm thì do bà nấu cơm quyết định.
Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.
Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.
Một lý do nữa là "phở" nhiều Nước, còn "Cơm" thì Khô queo.

Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn"

  (Bài của tác giả: Trần Huy Thuận, nguyên bản tại http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-22-lanh-dao-va-su-tinh-ngo-luc-ve-vuon-  Xuất bản: 25/12/2010 04:00 GMT+7) 

Loài người đôi khi thua các loại động vật khác ở đức hy sinh vì cuộc sống cộng đồng. Không ít người cứ leo lên vị trí lãnh đạo là chỉ muốn hưởng thụ hơn người, quyền lực hơn người.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

BÊN CẦU

Nhánh rong phiêu giạt bên cầu
Vời trông con nước về đâu cuối trời
Hỏi mây
Mây nép lưng đồi
Hỏi người
Người ngẩn ngơ soi bóng mình.
                     TRƯỜNG NGHỊ

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Công bố những tư liệu lịch sử cần phải theo một lộ trình thích hợp...

"Lịch sử là phải đúng sự thật, trung thực và chính xác, tuy nhiên việc công bố những tư liệu lịch sử cần phải theo một lộ trình thích hợp..." (Phát biểu tại buổi tiếp các thành viên BCH Hội Khoa học lịch sử Việt Nam của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - Trích bản tin thời sự trên VTV )
"Hội phải tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, phản biện trong những vấn đề liên quan đến lịch sử, phải tiếp cận sự thật lịch sử, có định hướng dư luận để mỗi người dân có thể nhận thức rõ hơn từng vấn đề được nêu ra" (Trích bản tin trên báo Văn hóa )

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao gần 4000 hội viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng các nhà nghiên cứu lịch sử trong cả nước vì đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng, có tác dụng to lớn và hết sức có ý nghĩa góp phần làm cho mỗi người Việt Nam tự hào về lịch sử, truyền thống của dân tộc và đã tiếp thêm sức mạnh có ý nghĩa sống còn cho cả dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, nhờ những công trình nghiên cứu về 4000 năm lịch sử của đất nước, đã bồi đắp và tiếp thêm sức mạnh cho mỗi tâm hồn Việt Nam và đã hun chí cho con người Việt Nam vượt qua bao thử thách để quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường. Chính những công trình nghiên cứu lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bản lĩnh, có ý chí và một dân tộc hội đủ chí thông minh, bản lĩnh, ý chí và lòng tự hào dân tộc thì làm bất cứ việc gì cũng thành công.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ mong muốn, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tiếp tục những nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những di sản, lịch sử còn ẩn chứa trong tâm hồn, nguồn cội của dân tộc Việt Nam để quảng bá, giới thiệu cho các thế hệ tiếp theo, nếu việc này bị xem nhẹ là sẽ tạo ra nguy cơ đối với sự tồn vong của dân tộc. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng hoan nghênh nỗ lực của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong việc tiếp cận với sự thật lịch sự, đồng thời khẳng định, đã là lịch sử thì phải đúng sự thật, trung thực và chính xác. Đối với những vấn đề trước đây công bố chưa chính xác thì khi đã có đủ tư liệu, cần có bước đi thích hợp để đính chính lại lịch sử.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ủng hộ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xây dựng quỹ để tài trợ cho các hoạt động của mình, đồng thời đề nghị Hội làm thủ tục cần thiết để Chủ tịch nước có thể trao tặng Huân chương cho Hội.
Tác giả : Trung Kiên


VH- Tại buổi tiếp đoàn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam do GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội dẫn đầu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh:
Những đóng góp của các nhà sử học là vô giá, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học lịch sử Việt Nam phải tự hào về những đóng góp đối với đất nước, dân tộc. Cùng với đó, Hội phải tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, phản biện trong những vấn đề liên quan đến lịch sử, phải tiếp cận sự thật lịch sử, có định hướng dư luận để mỗi người dân có thể nhận thức rõ hơn từng vấn đề được nêu ra, bởi khoa học lịch sử là phải chính xác, trung thực.                       
THANH LÂM
Ảnh chụp mà hình trên vtv.vn và báo Văn hóa

 

Nhắn gửi bạn bè "tayson12ab"

 (Trích Email của Trần Ngọc Luyện)
Chào các bạn,
Luyện có công việc hơn 10 ngày ko post bài lên blog, sợ các bạn chê lười nhưng thật ra là về Quy Nhơn. Ở Quy Nhơn trong những ngày mưa lụt (23 tháng 10 AL, ông tha mà bà ko tha, hihi). Luyện có gặp bạn bè tayson12ab uống cafe sáng ở chổ cổng sân bay, nhậu với anh em đôi ba lần thật vui (ko dám uống nhiều dù chơi tẹt ga, hihi), có đàm đạo với Trần ngọc Châu với "nỗi buồn nhân thế". Một số bạn đề nghị tết này họp mặt vào ngày mùng 9 tết Tân Mão. Luyện chưa thông báo tin này trên taysonquynhon's Blog, chỉ mới email đến anh em xin ý kiến vậy thôi. Rất mong tin các bạn.
......
Mùa Giáng Sinh và năm mới 2011 lại tới nữa rồi, sao nhanh quá! Chúc các bạn đón một mùa Giáng Sinh ấm áp, tràn đầy tình yêu thương và một năm mới an khang, thịnh vượng. Love
P/s: L có upload hình mới chụp cùng các bạn ở panel Ảnh tayson12ab trên taysonquynhon's Blog.
Trần Ngọc Luyện

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

 Bản đăng trên Tuần Việt Nam không biết vì sự cố gì, đã bị mất mà không có thông báo, chỉ còn một cái title trên VietNamNet:

 Nhưng tôi còn giữ được bản sao lưu:

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Ngày "hiệp kỵ" nhà Tây Sơn.

Ngày hôm qua, rằm tháng 11 âm lịch năm Giáp Dần (nhằm ngày 20/12/2010), tại Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt đã tổ chức lễ hiệp kỵ (ngày giỗ hiệp, giỗ chung - như là giỗ tổng hợp) cho nhà Tây Sơn.
Số là sáng hôm qua, mình có việc cần gặp người bạn vong niên của mình, vốn là một nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh ở quê nhà, nhưng gọi cell phone mãi mà không được. Đến sáng nay mới được anh cho biết là lúc mình gọi phone anh đang dự lễ hiệp kỵ nhà Tây Sơn nên phải tắt cell phone. Qua đó, được anh cho biết lễ giỗ được "cúng chay 50% nhưng đãi mặn 100%", có nghĩa là cúng Tam Kiệt bằng cỗ chay, cúng quân thần bằng cỗ mặn; còn cỗ đãi cho quan khách và đồng bào đến dự bằng cỗ mặn 100%.
Nhân đây, mình xin đăng lại bài thơ "Tây Sơn cảm hoài" của bạn Đỗ Kinh Thi:         
              TÂY SƠN CẢM HOÀI 
      Mỗi lần thăm lại Điện Tây Sơn.
     Như vẫn đang nghe trống trận dồn.
     Áo vải, chân trần truy đuổi giặc,
     Thần công, hỏa hổ phá tan đồn.
     Xiêm quân Xoài Mút chưa hoàn vía,
     Thanh đế Đống Đa tiếp vãi hồn.
     Giếng nước cây me luôn ngọt mát.
     Cờ đào còn đó ngợp Trường Sơn.
ĐỖ KINH THI 
(Sài Gòn)

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Nghĩa của từ "TỰ DO"

Cách đây mấy hôm, anh bạn vong niên của tôi, một nhà báo, nhà thơ, và cũng là một blogger, gửi cho tôi 1 cái message qua cell phone, nhờ tôi giải dùm nghĩa của từ "tự do".
Khái niệm và nhận thức về từ "tự do" này rất chi là uyên áo. Sự hiểu biết, uyên bác và lịch duyệt thì không thể nào sánh được với anh nên tôi chỉ chép lại định nghĩa của từ này ở một vài từ điển để anh "tham khảo"!
Trả lời qua cell phone, bằng "lời" thì tốn "nhiều tiền", "bằng chữ" thì dài quá cho nên phải mượn chỗ này vậy!
 Nghĩa của từ "TỰ DO":

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

ĐI HAY VỀ !?

"Đi hay về ! … đều cùng một nghĩa như nhau … " . Với những người đa mang tâm sự, với những người rời xứ, xa quê nghe thấy cả trăm cay nghìn đắng. Tàu chuyển bánh, ngoảnh mặt lại, hỏi nơi nào mới đích thị QUÊ HƯƠNG !? Quê hương, nơi ta thở, nơi ta có sẻ chia của những người cùng nỗi niềm, cùng lẽ sống. Quê hương – Tổ quốc, ơn trời đừng là giằng xé của “ Kiều Phong nơi Nhạn môn quan “ trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung …
Trường Nghị

Đường thi (7)

TÂY SƠN CẢM HOÀI
       Mỗi lần thăm lại Điện Tây Sơn.
     Như vẫn đang nghe trống trận dồn.
     Áo vải, chân trần truy đuổi giặc,
     Thần công, hỏa hổ phá tan đồn.
     Xiêm quân Xoài Mút chưa hoàn vía,
     Thanh đế Đống Đa tiếp vãi hồn.
     Giếng nước cây me luôn ngọt mát.
     Cờ đào còn đó ngợp Trường Sơn.
ĐỖ KINH THI
(Sài Gòn)

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Chuyện "Đầu thai" có thật ở Việt Nam!

Tôi lạnh sống lưng khi Tiến cầm tay tôi lắc lắc và chỉ ra con sông gần nhà: "Ngày trước cháu chết ở kia kìa". Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA), chuyện của Tiến không có gì lạ cả.

Đường thi (6)

              NGẮM NHỚ XUÂN CHIỀU
     Lao xao vài cánh én.
     Khách đứng ngắm trời mây.
     Xế tỏa choại lưng núi.
     Chiều loang choán ngọn cây.
     Hương đồng tràn tóc ấy.
     Cỏ nội lướt môi này.
     Lũ bướm len cành lượn.
     Lòng quê nào dễ khuây.
  ĐỖ KINH THI 
(Sài Gòn - 02/12/2010) 

           (BÀI HỌA CỦA KHANG THI)
     Chờ xuân về! Hỏi én.
     Sao? nắng ẩn ngàn mây.
     Gió cuốn tê hồn lá.
     Đông về buốt cội cây.
     Bâng khuâng chiều xứ lạ.
     Lặng lẽ bóng trăng này.
     Dám hỏi người đồng cảm.
     Tìm đâu nguồn lãng khuây?
  KHANG THI 
(03/12/2010)

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Đi hay về!

        Nơi tôi làm việc... có những ngọn đồi thoai thoải, rộng hàng trăm mẫu.
       Cứ mỗi độ đông về, sau những cơn mưa đầu mùa, cỏ non bắt đầu cựa mình xanh biếc vùng trời là từng đàn ngỗng trời cả hàng ngàn con từ phương Bắc vượt ngàn dặm về trốn lạnh.
       Đàn ngỗng trời mà còn nhớ nơi đề về hàng năm... huống gì người Việt tha hương. Nhưng về rồi  hai ba tuần lại thấy bồn chồn trong dạ vì những đổi khác không tên... không thể nào tìm lại được ngày cũ như đàn ngỗng trời đã tìm được mỗi lần về.
       Đến khi có người hỏi  "Chừng nào về lại Mỹ?" mới thấy giật mình mà nghĩ...  "Đi VN hay về VN?  - Đi Mỹ hay về lại Mỹ?"
       Thôi thì...  "ĐI HAY VỀ CÙNG MỘT NGHĨA NHƯ NHAU!" Vậy!!!
TCT