(Xin giới thiệu toàn văn bài viết của Bác sỹ Phạm Doãn Luyện đăng trên blog bsphamdoan)
Từ lâu trước đây tôi không quan tâm gì lắm, về thế giới của những
người đã chết, dù rằng tôi không phải là người Marxist. Tôi nghĩ, cứ
chết rồi sau 49 ngày là đi đầu thai. Từ khi có chuyện của cô Phan Thi Bích Hằng , rồi có những Đàn giải oan (ở đây, đây, và đây) qui
mô của thày Nhất Hạnh, tôi thấy mình dần dần thay đổi quan niêm về thế
giới của người chết. Vậy là số người chết còn bị kẹt lại cõi trung ấm
nhiều hơn mình tưởng. Phật giáo Tây tạng gọi cõi trung ấm là cõi của
linh hồn sau khi chết.
Chiến tranh Việt nam, làm chết rất nhiều người ở
tuổi thanh niên. Đối với những người tuổi trẻ, khi khát vọng sống còn
rất mạnh mẽ, khi sự luyến tiếc cột buộc với thế giới còn rất cao, thì
khi chết khó có sự siêu thoát được. Nghề của tôi phải gắn bó nhiều với
cái chết, nên tôi cũng có nhiều kinh nghiêm về sự chết, về chuyện ma.
Hồi mới ra trường, về làm tại một phòng cấp cứu Nhi, tôi đã có cảm giác
kinh hoàng trong đêm đầu tiên, khi nằm ngủ một mình trong phòng trực. Cứ
nhắm mắt lại thì thấy có cả bầy con nít kéo đến. Đêm đầu tiên đó, tôi
không dám ngủ, thức trắng. Trở ra ngồi tại bàn làm việc, thì mấy cô Y tá
ngạc nhiên: Không có bệnh nhân nặng, bệnh ổn hết rồi, sao thày không đi
ngủ? Tôi chỉ ngồi im, chẳng lẽ lại nói thày đang sợ ma! Ở thời điểm đó,
trong cái tự hào của trí thức khoa học tôi xếp tất cả những hiện tượng
ma quỉ vào phạm trù obsession (ám ảnh). Lúc đó, dù là tin có linh hồn,
nhưng tôi không nghĩ linh hồn người chết lại bám víu quá nhiều vào thế
giới trung ấm (thế giới sau chết, trước khi đầu thai). Bây giờ, với khả
năng của chị Bích Hằng, cùng với rất nhiều người có năng lực tương tự,
tôi tin rằng, phải chú ý nhiều hơn đến thế giới này.