Hơn mười lăm năm về trước, Mẹ chờ con tan học ở cổng trường để đón đưa con zìa nhà ... Trong Mẹ bao nhiêu viễn cảnh tươi đẹp như mơ!
Bây giờ, Mẹ cũng chờ, cũng đợi,... cũng ở trước cổng, nhưng là cổng sở làm của con để chờ con tan sở.
Mẹ ngẫm nghĩ điều gì mà đăm chiêu thế kia?
Phải chăng,... ? Mẹ trầm ngâm nghĩ về nỗi nhọc nhằn của con trong môi trường nhộn nhịp đầy khói bụi khi nhìn dòng người cùng xe cộ tất tả ngược xuôi, chen chúc, tranh lấn nhau lên tận hè đường:
Phải chăng,... ? Mẹ bồn chồn, ngồi đứng không yên khi đường phố đã lên đèn mà vẫn chưa thấy bóng dáng con:
Rồi... Mẹ cũng reo vui được khi đồng sự của con ra về trông thấy và chào mừng Mẹ!
Rồi... Con cũng đã rời sở làm, đưa Tía Mẹ về, rồi cả nhà cùng đi ăn crème Nhựt Bổn:
“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
Bạn học của cha rồi lại bạn học của con!
Tuần qua phải đi dự lớp update kiến thức "Bồi dưỡng kỹ năng dạy học". Là học viên "cao tuổi nhứt" - cái này ngày trước kêu bằng "cao niên nhứt", được làm bạn học, mà về niên kỷ, những bạn ấy thuộc hàng các em, các cháu.
Rất thú vị là trong số "bạn học xuân xanh ấy" có một bạn, nữ đứng thứ 3 từ trái sang (hình trên), mà 47 năm trước mình từng là bạn học với thân phụ của cô ấy, người đầu tiên bên trái (hình dưới).
Một điều thú vị nữa là mươi năm trở lại đây, khi đi học mình luôn được "phong" là "người hiếu học" và là "học viên cao tuổi nhứt":
P/s: Nhắn gởi các bạn lớp Bồi dưỡng kỹ năng dạy học, các bạn có thể coi trực tiếp trên net hoặc tải về PC:
A./ Các video clip về lớp học:
I./ Toàn cảnh buổi lễ bế giảng: Click vô đây
II./ Các tiết thao giảng trình diễn kỹ năng dạy học: 1: ở đây. 2: ở đây. 3: ở đây. 4: ở đây. 5: ở đây. 6: ở đây. 7: ở đây. 8: ở đây. 9: ở đây. 10: ở đây. 11: ở đây. 12: ở đây. 13: ở đây.
B./ Các hình ảnh về lớp học: Click vô đây
Rất thú vị là trong số "bạn học xuân xanh ấy" có một bạn, nữ đứng thứ 3 từ trái sang (hình trên), mà 47 năm trước mình từng là bạn học với thân phụ của cô ấy, người đầu tiên bên trái (hình dưới).
Một điều thú vị nữa là mươi năm trở lại đây, khi đi học mình luôn được "phong" là "người hiếu học" và là "học viên cao tuổi nhứt":
P/s: Nhắn gởi các bạn lớp Bồi dưỡng kỹ năng dạy học, các bạn có thể coi trực tiếp trên net hoặc tải về PC:
A./ Các video clip về lớp học:
I./ Toàn cảnh buổi lễ bế giảng: Click vô đây
II./ Các tiết thao giảng trình diễn kỹ năng dạy học: 1: ở đây. 2: ở đây. 3: ở đây. 4: ở đây. 5: ở đây. 6: ở đây. 7: ở đây. 8: ở đây. 9: ở đây. 10: ở đây. 11: ở đây. 12: ở đây. 13: ở đây.
B./ Các hình ảnh về lớp học: Click vô đây
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Tàn dư "văn hóa nô dịch, đồi trụy và phản động"!
Sau bao "chiến dịch bài trừ văn hóa nô dịch, đồi trụy và phản động", tôi đã hưởng ứng và tham gia thực hiện một cách quyết liệt và triệt để bằng cách tập trung tất cả các loại sách vở, là tàn dư của thời Mỹ-Ngụy, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để đốt cho bằng hết.
Những tưởng như vậy đã quét sạch rồi. Nhưng, quả đúng như ông bà ta đã dạy: "Bói ra ma, quét nhà ra rác", tuần rồi, dọn dẹp lại đống sách vở cũ thì thấy vẫn còn sót lại mấy cuốn. Chúng nó đây nè:
Mấy chục năm về trước, Phan Trường Nghị, thằng bạn học từ thời còn "để chỏm", kể chuyện hồi mới được giải phóng, có ông cán bộ văn hóa ở Miền Bắc XHCN về, nghe nó có mấy tập thơ thời tiền chiến của các thi sĩ đang sống, làm việc và công tác ngoài đó, nhưng ở ngoãi không cho xuất bản nên đến gặp nó để mượn đọc. Được nó cho mượn, ổng mừng lắm. Tôi không tin là thiệt mà cho đó là một bài kiểm tra về sự cải tạo nhận thức tư tưởng và giác ngộ của thanh niên vùng mới giải phóng, nên tôi đã khuyên nó nên biếu hẳn cho ổng hoặc lấy về mà đốt đi.
Bởi vậy, mặc dầu cũng thấy tiên tiếc mấy cái "tàn dư" trên nhưng tôi vẫn quyết tâm đem đi đốt bằng hết. Có điều trước khi "hỏa táng" có chụp lại mấy tấm hình để gọi là làm kỷ niệm và chứng tích về sự giác ngộ triệt để của mình!
P/s: Hình ảnh về chiến dịch "bài trừ văn hóa nô dịch, đồi trụy và phản động" ở Sài Gòn sau ngày Miền Nam được giải phóng:
Mấy chục năm về trước, Phan Trường Nghị, thằng bạn học từ thời còn "để chỏm", kể chuyện hồi mới được giải phóng, có ông cán bộ văn hóa ở Miền Bắc XHCN về, nghe nó có mấy tập thơ thời tiền chiến của các thi sĩ đang sống, làm việc và công tác ngoài đó, nhưng ở ngoãi không cho xuất bản nên đến gặp nó để mượn đọc. Được nó cho mượn, ổng mừng lắm. Tôi không tin là thiệt mà cho đó là một bài kiểm tra về sự cải tạo nhận thức tư tưởng và giác ngộ của thanh niên vùng mới giải phóng, nên tôi đã khuyên nó nên biếu hẳn cho ổng hoặc lấy về mà đốt đi.
Bởi vậy, mặc dầu cũng thấy tiên tiếc mấy cái "tàn dư" trên nhưng tôi vẫn quyết tâm đem đi đốt bằng hết. Có điều trước khi "hỏa táng" có chụp lại mấy tấm hình để gọi là làm kỷ niệm và chứng tích về sự giác ngộ triệt để của mình!
P/s: Hình ảnh về chiến dịch "bài trừ văn hóa nô dịch, đồi trụy và phản động" ở Sài Gòn sau ngày Miền Nam được giải phóng:
Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014
Nụ cười "kiên trung, bất khuất" của bị cáo trước tòa án!
1./ Original 04/08/2010: Hiên ngang và tươi cười trước án tử hình
Đồng chí Nguyễn Văn Khỏe, cựu Phó Bí thư huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh bị truy tố với ba tội danh: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” với số tiền nhận hối lộ lên đến 1,4 tỷ đồng và 5.000 USD và khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình. Nhưng vẫn:
a./ Tươi cười thoải mái khi đến và ra khỏi phòng xử án:
b./ Hiên ngang (giữ được tác phong của 1 người lãnh đạo) trước vành móng ngựa, khi trả lời thẩm vấn:
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
NHÂN XƯNG ĐẠI DANH TỪ "đồng chí" ĐÃ TRỞ THÀNH "THÂM CĂN CỐ ĐẾ"!
Chuyện là như vầy. Số là trên album ảnh “Đền thờ Nguyễn Trung Trực (TP.Rạch Giá, Kiên Giang)“ của Khổng Xuân Hiền trên FB, tôi có cái comment: “...Ngày 14/7/2013, đồng chí Nguyễn Văn Thiện, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đã đến thăm và khảo sát
...”
Vậy là tôi liên tiếp nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại từ bạn
bè, thân hữu: “Quã! mầy đứng vào đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đội ngũ những người lãnh đạo Nhà nước, Nhân dân và Xã hội ta hồi nào
vậy”. Tôi rất ngạc nhiên (tuy thực tế chưa được vậy nhưng cũng rất mừng
trong bụng) hỏi lại căn cớ thì được các bạn trả lời là do thấy tôi kêu
ông Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên BCH TƯ Đảng ta, Bí thư tỉnh ủy Tỉnh ta là
đồng chí ở cái comment nói trên!
Thì ra là như vậy. Còn may là tôi
chưa “ghi tâm, khắc cốt” đến độ gọi anh hùng Nguyễn Trung Trực là đồng
chí như một đồng chí nào đó đã khắc vô bia đá “đồng chí Ngô Thì Nhậm”!
Quả thiệt, cái đại danh từ "đồng chí" nó trở thành "thâm căn cố đế" ở
gần như tuyệt đại đa số cán bộ công chức, viên chức Nhà nước Việt Nam
XHCN. Mặc dù tôi làm việc trong bộ máy nhà nước chỉ 18 năm và đã nghỉ
việc rời khỏi bộ máy này những 20 năm; mặc dù tôi chưa bao giờ được đứng
trong hàng ngũ đồng chí của những đồng chí cán bộ Đảng và Nhà nước ta;
ấy vậy mà khi đề cập đến quý vị ấy, một cách tự nhiên như một phản xạ,
tôi đều dùng nhân vật đại danh từ “đồng chí” thay vì “ông” hoặc “ngài”.
Gần 20 năm tu dưỡng, học tập và rèn luyện: “Ăn có thể như nhà tu, ở có
thể như ở tù, nhưng nói thì quyết phải theo như lãnh đạo” nó đã có kết
quả như thế!
Dưới đây là vài hình ảnh của một thời từng "điều khiển"
và từng là "diễn giả" trên mấy "diễn đàn hội nghị" đã góp phần tạo nên sự "ghi tâm,
khắc cốt" cái nhân xưng đại danh từ "đáng yêu" nói trên.
Lúc điều khiển hội nghị (năm 1990) |
Khi là "diễn giả" (năm 1993) |
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Lời cảm ơn và giới thiệu:
Vừa nhận được, qua đường bưu điện:
Thi phẩm "THƠ TÌNH VIẾT TRÊN BAO THUỐC LÁ" của Anh TRẦN DZẠ LỮ
Qua đây, xin kính gởi đến anh TRẦN DZẠ LỮ lời cảm ơn chân thành nhất và xin được giới thiệu cùng mọi người Thi phẩm "THƠ TÌNH VIẾT TRÊN BAO THUỐC LÁ của Thi sỹ TRẦN DZẠ LỮ:
Thi phẩm "THƠ TÌNH VIẾT TRÊN BAO THUỐC LÁ" của Anh TRẦN DZẠ LỮ
Do tác giả gởi tặng:
Qua đây, xin kính gởi đến anh TRẦN DZẠ LỮ lời cảm ơn chân thành nhất và xin được giới thiệu cùng mọi người Thi phẩm "THƠ TÌNH VIẾT TRÊN BAO THUỐC LÁ của Thi sỹ TRẦN DZẠ LỮ:
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
Một họa sĩ gốc "Đất Võ Trời Văn" lập nghiệp và thành danh nơi "Thần Kinh Thanh Lịch"
Đó là Họa sỹ Đặng Mậu Tựu:
Với chất liệu sơn dầu, 29 bức tranh của họa sĩ Đặng Mậu Tựu có thể là một câu thách đố những ai thích cảm nhận chiều sâu và sự tinh tế của nghệ thuật đương đại.
Hiện tại, họa sĩ Đặng Mậu Tựu đang thực hiện triển lãm tranh "NHỮNG MẢNH RỜI KÝ ỨC", gồm 29 bức, lấy cảm
hứng từ những suy nghĩ, cảm nhận về ký ức của chính tác giả đã khai mạc chiều 07/04 và dự kiến kéo dài cho đến 14/4/ 2014 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng. Đây là lần đầu tiên TTNT Lê Bá Đảng kết nối để tổ chức triển lãm cho một cá nhân. Triển lãm này cũng là hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2014.
Với chất liệu sơn dầu, 29 bức tranh của họa sĩ Đặng Mậu Tựu có thể là một câu thách đố những ai thích cảm nhận chiều sâu và sự tinh tế của nghệ thuật đương đại.
Tự nói về “Những mảnh rời ký ức”, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cho biết: “Tôi không cảm thấy mình quên, cũng không thấy mình nhớ, mà trong cái mơ hồ, tất cả đều là hình như… Hình như là khúc quành của dòng sông, là cánh đồng mùa xuân, là mưa ở một góc thành phố, là sắc rêu phong ở bờ tường thành cổ, là câu chuyện buồn vui dang dở, là hạnh phúc đầy tràn, cả những niềm đau quặn thắt ở nơi những thân phận đầy bi thương mà mình đã gặp, cả những giấc mơ nửa chừng, có cả bạn bè, những người thân yêu và những người thù ghét mình… Tất cả đều không trọn vẹn, có cái còn nhìn rõ, có cái vụn vỡ tan hoang. Và rồi tôi đã nhặt nó để tái hiện, không chắp lại thành khuôn hình vốn có mà cứ nguyên vậy để chiêm nghiệm, xuýt xoa tiếc nuối hay ân hận, ăn năn với những cảnh cũ việc xưa...”.
Giới thiệu với mọi người họa phẩm "Hồn nhiên sơn cước", một trong số 29 bức tranh sơn dầu mà họa sĩ Nguyễn Mậu Tự đang trưng bày tại triển lãm:
P/s: Cũng xin được giới thiệu thêm với quý thân hữu, họa sĩ Đặng Mậu Tựu là người em bà con bên vợ của tôi:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)