“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Đúng là "Văn dĩ tải đạo" (cả 道 lẫn 盜 )!

 Hay "gà nhà bôi mặt đá nhau"!
Hay không phải "nẫu nói xấu ta" mà là "ta đá ta"!

       Original Post: 29/2/2012:

- Bên này nói: "...“nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn” đạo văn của các nhà thơ Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, và các nhà nghiên cứu Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng…" (Coi chi tiết và đầy đủ ở đây). 
- Bên này nói lại (Update 01/4/2012): Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn không đạo văn.
(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây).

- Bên kia nói: "Vừa qua trên báo Tiền Phong ngày 19/2/2012 có đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” của tác giả Minh Tâm (MT). Bài viết dựng nên nhiều chi tiết không đúng sự thật, đánh lừa người đọc, nhằm xuyên tạc bôi nhọ cá nhân nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn xung quanh tác phẩm Đào Tấn Thơ và Từ (NXB Sân Khấu 2003)." (Coi chi tiết và đầy đủ ở đây hoặc ở đây).  

       Update: 08/3/2012:

       Update: 08/3/2012:   
   Nhà văn Lê Hoài Lương: "... Xin khép lại bài viết bằng nhận xét của nhà thơ Thanh Thảo in trong cuốn “Góp nhặt dọc đường”: “Gọi Vũ Ngọc Liễn là “Nhà Đào Tấn học” không chỉ vì Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đào Tấn, mà chính vì Ông đã chọn Đào Tấn và nghệ thuật Tuồng của Cụ Đào như một nghiệm sinh của mình. Vũ Ngọc Liễn đọc Đào Tấn, học Đào Tấn, nghiên cứu Đào Tấn và cuối cùng Ông chiêm nghiệm Đào Tấn, rồi có thể Ông thiền Đào Tấn, thường khi là với một nụ cười lặng lẽ. Nó mất của Ông cả đời. Và được cho Ông cũng cả đời người”.
      Ông đã cười khi biết mình bị bôi nhọ. Và tôi viết bài này trả lời cho câu hỏi nhiều phẫn nộ, bức xúc của bạn bè khắp nơi khi thấy ông bị xúc phạm!" (Coi chi tiết và đầy đủ ở đây) 

       Update: 02/9/2012: 
    Cuối cùng rồi Giải thưởng Nhà nước cũng được trao cho nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn vào ngày 2.9.2012: 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]