Nguyên văn như sau:
Truyện cười, truyện tiếu lâm in bằng chữ quốc ngữ thì chư vị thấy đã nhiều, nhưng ít ai biết người xưa không chỉ kể chuyện tiếu lâm mà còn dùng chữ Nôm chép lại và in để “phát hành” rộng rãi.
Tôi xin hầu chư vị một tràng cười, thông qua việc giới thiệu cuốn Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) được in vào năm Khải Định 1 (1916), tại nhà in Phúc Yên. Hai cuốn này có mang ký hiệu VNv.269 và VNb.98, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản do tôi phiên âm từ bản Nôm, vì thế, nếu có đưa về blog cá nhân hoặc trích dẫn, xin đề rõ nguồn. Nếu quý vị bỏ phiếu hay bấm nút cho truyện nào, xin cứ thoải mái thể hiện ở ngay dưới bằng comment thì là tôi càng vui. Toàn truyện gồm 37 truyện, ở cả dưới đây:
.1. Trúng tửu
2. Tử viết (Thầy Khổng Tử nói rằng)Tôi xin hầu chư vị một tràng cười, thông qua việc giới thiệu cuốn Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) được in vào năm Khải Định 1 (1916), tại nhà in Phúc Yên. Hai cuốn này có mang ký hiệu VNv.269 và VNb.98, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản do tôi phiên âm từ bản Nôm, vì thế, nếu có đưa về blog cá nhân hoặc trích dẫn, xin đề rõ nguồn. Nếu quý vị bỏ phiếu hay bấm nút cho truyện nào, xin cứ thoải mái thể hiện ở ngay dưới bằng comment thì là tôi càng vui. Toàn truyện gồm 37 truyện, ở cả dưới đây:
.1. Trúng tửu
Có một thầy đồ dạy học, học trò hỏi rằng: “Thưa thầy Đại học chi đạo nghĩa là gì?”. Thầy giả cách say rượu nói rằng: “Thầy đang say rượu, mai tỉnh thầy bảo”. Thầy về hỏi vợ, vợ bảo rằng: “Đại học là tên sách, chi đạo là đạo lý trong sách ấy”. Sáng hôm sau thầy gọi trò bảo rằng: “Các anh không ai biết gì cả, đương lúc người ta say rượu mà lại hỏi, bây giờ sao không hỏi đi”. Học trò hỏi rằng: “Thưa thầy Đại học chi đạo nghĩa là gì?”. Thầy cứ nói như lời vợ. Học trò lại hỏi đến câu: Tại minh minh đức. Thầy vội vàng ngã ra, nói rằng: "Ta lại trúng tửu".
Có một thầy đồ dạy học trò sách Luận ngữ. Sáng hôm nào cũng có một cô con gái đi chợ qua đấy. Nghe học trò người nào cũng nói rằng: “Tử viết”, cô ta không biết là ý gì mà mình cứ đi qua thì học trò nói “Tử viết”. Một hôm, cô ta thấy một cậu đang rửa mặt ở cầu ao, hỏi rằng: “Tử viết là nghĩa thế nào hả cậu”. Cậu ta mới bị thầy đánh, đương tức, nói rằng: “Tử viết là tượng vào cô”. Cô ta hầm hầm đến nơi thầy, dang tay tát một cái thật mạnh, nói rằng: “Thầy quen Tử viết với tôi hử”.
3. Cùng thập vạn
Có một phú ông bảo người bần hàn rằng: “Ta giàu mười vạn rồi”. Người ấy nói rằng: “Ta cũng có mười vạn, lấy gì làm lạ”. Phú ông sợ lắm, hỏi rằng: “Mười vạn ở đâu”. Người ấy nói rằng: “Ông có tiền mà không tiêu, tôi muốn tiêu mà không tiền, thế thì khác gì nhau”.
4. Ăn cho ích vào thânCó hai vợ chồng thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: “Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn cơm nguội mà dái to như thế này”. Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói. Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.
5. Kiện trời
Có một người về nhà hưu trí vì đã làm “lại” lâu năm. Có một người họ bần cùng lắm, tưởng bác lại ta thiên quan thiên lộc, đến hỏi vay tiền. Bác lại nói rằng: “Tôi tính hay rượu, được đồng nào cũng vào cái miệng cả, chú có bảo tôi làm đơn đi kiện thì được, chớ tiền tôi không có”. Người ấy nói rằng: “Tôi nhờ bác làm hộ cái đơn kiện trời, làm sao tôi ở lành mà phải bần cùng mãi”. Bác lại lấy giấy viết ngay, rồi đốt đi để kiện trời. Trên thiên đình thấy đơn, phát nộ lôi đình, định hôm sau sai Đại thánh bắt. Tối Thổ công báo mộng rằng: “Mai trời sai Đại thánh bắt mày”. Chú ấy sợ lắm, sáng lại nói ngay cho bác nghe. Bác lại rằng: “Khoản [đãi] cho lão ba tiền rượu thì xong”. Chú ấy biện rượu về, bác lại ngồi uống rượu, thấy đại thánh đến ngõ, bác lại nói to rằng: “Đại thánh đánh trời còn không tội, huống chi ta!”. Đại thánh sợ đi ngay. Hôm sau, trời tức quá, sai Lão tử đi bắt. Tối Thổ công lại báo cho biết, chú ấy lại nói với bác lại. Bác lại nói rằng: “Khoản [đãi] ba tiền rượu nữa thì xong”. Lúc Lão tử đến ngõ, lại ta nói to rằng: “Lão tử ở trong lòng mẹ bảy mươi năm còn không tội, huống chi ta”. Lão tử sợ chạy mất. Hôm sau trời sai Phật bà đi bắt. Tối Thổ công lại báo mộng cho biết. Chú ấy lại nói với bác lại, bác lại nói rằng: “Ba tiền rượu cho lão thì xong”. Lúc Phật bà đến ngõ, bác lại nói to rằng: “Phật bà trái ý bố mẹ không lấy chồng còn không tội, huống chi ta”. Phật bà lại chạy mất. Hôm sau trời sai Lục đinh lục giáp đi bắt. Thổ công lại báo mộng cho biết, chú ấy lại nói với bác lại. Bác lại nói rằng: “Lần này phải một quan tiền rượu để lão đi thay cho”. Rồi say tít nằm đấy. Lục giáp lục đinh bắt, giải đi lên thiên đình. Trời truyền mua một nghìn quan tiền vạc dầu để bỏ lại ta vào. Lại ta nói với quỷ sứ rằng: “Năm trăm quan cũng đủ chết tôi, còn năm trăm thì mua đồ nhắm rượu để giải phiền, vì các anh em việc quan khó nhọc, tôi thì sẽ phải tội”. Quỷ sứ nghe êm tai, mua ngay rượu thịt cùng uống no say, rồi nằm bất tỉnh nhân sự. Bác lại tâu trời rằng: “Tội tôi một nghìn quan tiền vạc dầu mới đáng, chớ năm trăm quan thì nhẹ”. Lại ta rằng: “Bẩm, quả chỉ có năm trăm quan thôi”. Trời ra xem, thấy năm trăm quan thôi, giận lắm, nói rằng: “Thằng này ở thiên đình cũng bắt được tội gian, huống chi ở dương thế”. Tha cho nó về, rồi bắt tội quỷ sứ.
6. Tằm anh đã đói chưaMột phú ông có hai con gái xinh lắm. Một hôm thành gia thất chị, bố sai em đi xem người nào may khéo, để may nhiều quần áo lịch sự, mà may trong ba hôm xong. Cô ta đi đến một người bảo như thế. Người thợ thấy cô ta xinh, muốn chim. Khi cô ả đến giục thì anh ta ngẩn mặt ra, không nói đến sự may. Cô ta hỏi rằng: “Sao anh ngẩn mặt thế”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ tôi có việc cần, chưa có thể may được”. Cô ta hỏi rằng: “Việc gì”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ con tằm tôi nó đói, phải cho nó ăn bồ hôi người mới no được”. Cô ta hỏi: “Thế ăn bồ hôi tôi có được không?”. Anh ta nói rằng: “Tốt quá”, rồi dắt cô ta vào phòng, lấy cái “ấy” ra, di từ trên đến chân, rồi từ chân lại di đến trên, sau anh ta ấn ngay vào. Cô ta về một phút, lại đến hỏi rằng: “Tằm anh đã đói chưa?”.
7. Huynh đệ nhãn (Anh em nhìn)Ba anh em cùng cận thị, đến chơi một nhà, thấy treo cái biển có chữ: Nghinh thanh đường. Anh cả nói rằng: “Hẳn chủ nhân có bệnh di tinh, cho nên có chữ Di tinh thất”. Anh thứ hai nói rằng: “Anh trông nhầm, không phải thế, chủ nhân là người đạo học, cho nên có chữ Đạo tình đường”.
Hai anh em bàn nhau mãi không biết ai phải. Anh thứ ba bảo rằng: “Để tôi xem mới thật”. Giương mắt nhìn đến nửa giờ, nói rằng: “Hai anh nhầm cả, có biển đâu?”.
8. Cái gìXưa có một anh chàng ngu ngơ, vợ đi đâu cũng đi đấy để giữ “cái của vợ”, sợ rơi mất. Vợ nói thế nào cũng không nghe, cứ quyến luyến không bỏ một bước. Vợ tức quá. Một hôm nhặt một hòn đá để vào mình, rồi đi chợ. Anh chồng đi sau. Đến một cái ao, nó bảo chồng về, không về thì nó vứt cái ấy ra ao. Chồng không về, nó cầm hòn đá vứt ngay mà nói rằng: “Bảo mãi không nghe thì để làm gì, không vứt cho xong”, rồi giả cách đi chợ. Chồng tưởng thật, vội vàng xuống tát ao cạn, rồi cởi áo lội ao để tìm. Cá vô số không bắt, cứ tìm mãi “cái gì” mà không thấy. Có một chị đi đến đấy, thấy thế hỏi rằng: “Bác tìm gì vậy, sao cá nhiều thế mà không bắt?”. Anh ấy nói rằng: “Tôi tìm “cái này” chớ thiết gì cá”. Chị ta nói rằng: “Bác cho tôi bắt cá có được không”. Anh chàng nói rằng: “Được, nhưng mà có thấy “cái gì” thì phải giả tôi”. Chị ấy chả biết “cái gì” là gì, chỉ cốt bắt cá cho nên ừ liền. Rồi vén áo xuống ao bắt cá. Ai ngờ chị ta cúi chổng mông để hở “cái gì” ra. Anh kia xem thấy, vội vàng chạy lại nắm lấy “cái ấy” mà kêu lên rằng: “Ha ha ha, Đây rồi! Của tôi đây rồi! Mày để tao tìm mãi từ sớm đến giờ”. Nói rồi trách chị kia rằng: “Sao chị tệ thế, chị bắt được mà không giả tôi”. Chị kia kêu lên: “Bỏ ra, ô hay chửa”. Anh ta không bỏ, cứ giữ khư khư lấy. Chị bảo “của chị”, anh bảo “của anh”. Đang lôi thôi thì vợ về đến đấy, thấy thế vội vàng tốc quần lên bảo rằng: “Của nhà ta đây kia mà. Ô nhầm! Bỏ bác ấy ra chứ”. Anh nọ trông lên thấy “của mình” đâu vẫn đấy, mới bỏ chị kia mà nói rằng: “Ô hay, của bác ấy cũng như của ta nhỉ!”.
9. Phúc nội toàn vô (Trong bụng không có gì hết)
Một người học trò gần đến ngày thi, lo buồn lắm, vợ bảo rằng: “Xem chàng làm văn khó thế, chả khác gì đàn bà sinh sản”. Chồng rằng: “Đàn bà sinh sản dễ hơn”. Vợ rằng: “Sao biết”. Chồng rằng: “Đàn bà sinh sản còn có ở trong ruột, chứ ta thì trong ruột cũng không”.
10. Bốn hào
Một ông quan ba, cai tàu thủy, chủ nhật nào cũng thấy tên quân kia không đi chơi, mới hỏi rằng: “Làm sao mày không đi chơi”. Tên quân ấy bẩm rằng: “Anh em bạn tôi đi chơi, người thì vào cao lâu, người thì đi xem hát, lương tôi một tháng có mười đồng, còn phải nuôi bố mẹ vợ con, lấy gì mà đi chơi, đi chơi không chỉ buồn thêm!”. Ông quan nói rằng: “Tao cho mày bốn hào mà đi chơi”. Cậu quân thích lắm, đi được mấy phố vào nhà tiểu tiện. Đương tiểu có cái khăn mặt rơi, trần liền tầng trên. Một bà đầm nói rằng: “Cầm cho tôi”, rồi lại bảo đến chơi nhà. Tên quân y lời, đến thấy nhà cửa lịch sự lắm, chỉ có mình bà đầm ở nhà. Bà đầm vào, cởi quần áo, lên giường, làm thật thoả thích, xong rồi cho bốn hào, bảo chủ nhật sau lại đến. Chiều về quan ba hỏi rằng: “Hôm nay mày đi chơi đâu?”. Tên quân nói rằng: “Tôi vào cao lâu nhà hát, lại còn bốn hào”. Quan lấy làm lạ, hỏi rằng: “Tại làm sao mà thế”. Tên quân nói thật. Quan biết ngay là nhà mình, vợ mình rồi, tức lắm, bảo nó rằng: “Chủ nhật sau lại cho mày bốn hào đi chơi”. Tên quân không biết ý quan thế nào, tưởng yêu mà cho, mừng lắm. Chủ nhật sau, tên quân mới đi xong, quan theo liền tên quân. Vào nhà cởi quần áo xong thì nghe thấy tiếng gọi cửa. Bà đầm vội vàng ấn người trần trục ấy vào trong tượng đá ở phòng sau, rồi ra đón chồng. Chồng vào tìm hết cả nhà không thấy ai. Chồng lên giường với vợ vậy. Lúc ra rồi, vợ lại đem tên quân lên giường vui thú một hồi lâu nữa, rồi cho mấy hào đi chơi, bảo chủ nhật nào cũng đến. Chiều nó về, quan hỏi, nó cũng nói trước sau như thế. Quan hối rằng sao mình không khám tượng đá. Chủ nhật sau lại cho nó bốn hào đi chơi, rồi đi theo nó. Vào nhà vừa xong thì quan gọi cửa ngay. Bà đầm vội quá, ẩn nó vào đồng hồ ở trên giường. Quan vào khám ngay tượng đá, bà đầm giật mình, sợ chồng biết rồi, may không thấy ai. Chồng cứ tức đầy ruột mà không dám nói. Lúc ra đi rồi, bà đầm gọi tên quân ra chơi xong lại cho nó mấy hào, chiều về quan hỏi, nói lại nói sự thật. Quan tức điên tiết lên, nhưng không làm thế nào được. Đến chủ nhật, lại cho nó bốn hào đi chơi, rồi đem một đội quân theo sau, vây kín cả nhà, đi ngõ sau vào, không gọi cửa, sợ vợ biết. Vợ thấy chồng vào, lo lắm, không biết làm thế nào. Nhân thể có một cái hòm để gửi cho hai con gái làm bà “xơ” ở nước khác, bỏ ngay tên quân ấy vào trong hòm. Chồng tìm khắp cả nhà cũng không thấy gì. Bà đầm hỏi rằng: “Quân đi đâu thế?”. Quan ba rằng: “Đi tuần”. Bà đầm rằng: “Có cái hòm gửi cho con, bảo quân mang ra tàu”. Tên quân kia ở trong hòm sợ lắm, không biết người ta đem mình đi đâu. Đến nhà thờ, hai bà “xơ” mở hòm ra, thấy một người trần trùng trục, vội vàng kêu rầm lên. Chị rằng: “Ma”, em rằng: “Đi lấy lửa”. Tên quân rằng: “ấy chết, xin hai cô im ngay đi, đừng nói mà lộ chuyện thì nguy. Ông bà thấy hai cô tu ở đây khổ sở lắm cho nên sai tôi đến để hai cô giải phiền”. Hai cô ấy lấy ngay quần áo “xơ” cho nó mặc”. Được năm tháng, vô số bà “xơ” có thai. Bà “xơ” chính tức lắm, đi tìm khám thấy nó là đàn ông, bắt nó trói ở cửa nhà thờ, ra vào lại đánh mấy ba toong. Đến chiều tối có anh thợ sắt đi qua, hỏi rằng: “Sao bác bị trói”. Nó nói rằng: “Có gì đâu, mấy trăm bà “xơ” ép một mình tôi, tôi cố không thể được, cho nên các bà ấy trói tôi mà đánh”. Thợ sắt ta tưởng thật, nói rằng: “Tôi cởi bác ra, bác trói tôi vào có được không?”. Nó mừng lắm nói rằng: “Được”. Lúc bà ra trông không rõ, cứ đánh mấy ba toong. Thợ sắt nói rằng: “Thưa bà, bao nhiêu tôi cố cũng [có] thể được”. Càng nói, bà “xơ” càng đánh, đánh mãi đến chết. Cả các bà “xơ” đều phải tội. Còn tên quân kia ra gặp chủ, chủ viết giấy gọi về hầu quan cai tầu. Quan hỏi thì nó nói thật như thế. Quan tức quá, nói rằng: “Vợ ông mày “ấy”, con ông mày “ấy”, còn hậu môn ông mày “ấy” cả nữa, cho khắp cả nhà nhân thể”.
11. Cẩn tắc vô ưu (Cẩn thận thì không lo)
Một anh chàng rể ở nhà phú ông, làm việc gì bố vợ cũng bảo rằng: “Cẩn tắc vô ưu, con ạ!”. Chẳng rể không hiểu là gì. Một hôm hỏi người khác: “Cẩn tắc vô ưu, là gì?”. Người ta xỏ rằng: “Cẩn tắc là chửi bố anh, vô ưu là chửi mẹ anh”. Anh ta tức tắm, bố vợ lại nói rằng: “Cẩn tắc vô ưu, con ạ!”. Anh ta hầm hầm mặt, nói rằng: “Ông cẩn tắc tôi, thì tôi cẩn tắc ông, ông vô ưu tôi, thì tôi vô ưu ông”.
12. Tranh toạ (Tranh nhau chỗ ngồi)
Mắt bảo lông mày rằng: “Tao còn phải trông hòm nhiều việc, mày thật là vô dụng. Làm sao mày lại trên tao”. Lông mày bảo mắt rằng: “Dẫu vô dụng thật, nhưng mà không có tao ở trên mày, thì trông mày còn ra cái gì nữa”.
13. Thế có điên ông không?
Ông lão nghiện rượu, xưa nay ở tỉnh chỉ uống rượu ty, không mấy khi được rượu ngon mà uống, nghe nhà ông thân gia ở nhà quê vẫn có rượu lậu ngon lắm, rắp tâm về chơi, xin bữa chén. Chẳng may về thì ông thân gia đi vắng, bà thân gia thết cơm nhưng không dám đem rượu lậu ra. Ông lão nghiện rượu, đêm nghĩ trong lòng tính rằng: chắc ngày mai ông thông gia về được uống rượu ngon. Xưa nay nhà quê lấy đâu làm hào phóng. Ông này nằm gian nhà ngoài, giáp liền buồng bà chủ nhà nằm. Đêm bà chủ đi tiểu vào các nồi đình, nhân có khách nằm gần đấy mà tương tồ tồ ra thì e bất lịch sự, cho nên phải nhịn hơi đi ti tỉ mà thôi. Ông lão nằm nhà ngoài nghe thấy nước chảy tong tỏng, tưởng trong nhà đang cất rượu. Mới lẩm bẩm rằng: “ờ, có thế chứ, rượu còn đương cất, sáng ngày mai ta được nếm hẳn thôi”. Bà chủ nhà ở trong kia, nghe thấy bật cười, bật hơi mới hóa ra tồ tồ, tồ tồ một tràng dài. Ông này tưởng vò đổ. Than rằng: “Thôi, vò đổ rồi, thế có điên ông không”.
14. Sợ vợ
Một lũ mười người đều khổ phải vợ nghiệt ác, hội nhau lại uống máu ăn thề, bảo nhau rằng: “Từ giờ không ai được sợ vợ nữa”. Vợ các người ấy nó biết. Nó lại bảo nhau đến tận chốn hội ấy. Các anh đang uống rượu, trông thấy thất thần, bỏ chạy cả, chỉ còn một anh ngồi trơ ra đấy, chín anh kia chỉ bảo nhau rằng: “Anh ấy cả gan thật, chúng ta không bằng, phải tôn anh ấy làm đại huynh”. Một chốc các chị kia về cả rồi, mới chạy lại, hóa ra sợ quá, chết ngất đi.
15. Xin đừng thả ra mà hại chúng tôiMột ông nhà cũng tầm thường, có một con gái yếu ớt, lấy một anh hàng cơm sức lực. Nhà anh này chỉ phòng cho người buôn gà thuê. Lấy nhau được ít lâu thì người vợ xanh gày lắm. Bố thấy con như vậy, biết chừng thương con yếu ớt, phải tay người phàm phu. Một hôm gọi người chàng rể lại nhà cho ăn cơm uống rượu, rồi bảo nhỏ rằng: “Này con, vợ con yếu ớt lắm, con nên bớt đi”. Anh rể lỗ mãng, không biết là gì. Hỏi lại rằng: “Thưa ông bớt gì?”. Ông rằng: “Đáng mười làm năm chứ”. "Thưa ông, mười gì, năm gì?”. Ông rằng: “Đáng cả, làm nửa chứ”. Anh ta bây giờ mới hiểu, xin nghe rồi về. Đêm vào ấy vợ, theo lời ông nhạc, chỉ cho vào có một nửa mà thôi. Vợ lấy làm khó chịu mới hỏi rằng: “Làm sao hôm nay lại nửa đời nửa đoạn thế”. Chồng rằng: “ấy, ông bảo chỉ làm nửa thôi”. Chị kia tức quá nói rằng: “Khéo, việc gì đến ông, cứ làm cả đi, mặc kệ ông”. Ông nọ khăng khăng rằng: “Ông bảo không nghe thế nào được, chỉ làm một nửa, còn một nửa giữ lại”. Chị ta điên ruột thét lên rằng: “Ông giữ để làm gì, ông giữ để ông ăn à”. Ông bố tối hôm ấy đến chơi thấy không có đèn, chắc là con với rể đi nằm rồi, toan đi về, nhưng lại nghe trong buồng nói lầm rầm, cho nên mới ở lại, nghe thấy con mình nói thế, tức quá, hét to lên rằng: “Thì mày cứ (thả) cả ra cho nó chết có được không?”. Các người buôn gà nghe thấy ông cụ nói thế, tưởng cụ thả cả gà của mình ra, vội vàng tay giữ lấy lồng nói: “Lạy cụ, cụ lấy con nào thì lấy, xin cụ đừng thả cả ra mà hại chúng tôi”.
16. Từ rày suốt sáng không ngủ nữa
Một anh tính sợ vợ, một hôm nằm chiêm bao, tự nhiên bật nực cười. Vợ nó lay dậy, hỏi rằng: “Chiêm bao thấy gì mà cười”. Chồng nói rằng: “Thấy lấy được vợ bé”. Vợ hận lắm, đánh m•i chồng, chồng nói rằng: “Chuyện chiêm bao có phải việc thật đâu mà làm thế”. Vợ bảo rằng: “Muốn chiêm bao gì thì chiêm bao, chiêm bao thế thì không được”. Chồng nói rằng: “Từ giờ tôi không dám chiêm bao thế nữa”. Vợ nói rằng: “Sao rồi cứ chiêm bao thế ai biết đâu”. Chồng rằng: “Thôi, từ rày, suốt sáng không ngủ nữa”.
17. Tại anh thầy địa lý
Một thầy địa lý, một thầy phủ thủy, một thầy bói ế hàng, bảo nhau đi phương khác kiếm ăn. Đi từ sáng đến gần tối, chả biết vào đâu, mà thầy nào cũng đói cả. Thầy địa lý sực nhớ, gần đến có nhà quen mới bảo hai thầy kia rằng: “Ngày xưa tôi có để một ngôi địa lý cho cái nhà ở trong làng này. Nhà nó bây giờ cũng phong lưu, anh em mình cố đến đấy, thế nào cũng được một bữa no say. Nhưng tôi bảo hai ông rằng: Giá đến đấy người ta có mời ăn thì ta phải làm cao mới được, đừng làm bộ đói mà họ khinh”. Ba thầy cố đi, một lúc đến nơi. Chủ nhà mừng lắm, ra đón vào, sai người nhà làm cơm thết đãi. Ba thầy nhất định từ, chủ nhà không nghe. Cố ý mời mãi. Ba thầy cứ một mực rằng: “Xin thôi, chúng tôi đã cơm rượu ở ngoài hàng cả rồi, chỉ đến phiền ông ngủ một tối, sáng mai anh em xin đi sớm”. Chủ nhà nghĩ thật, thôi không mời nữa, bảo người nhà sửa giường, trải chiếu để các thầy đi ngủ.
Ba thầy buồn quá, đành phải nhịn đói đi nằm. Nhưng mà thầy kia cứ trách rằng: “Chỉ tại anh thầy địa lý cả”. Rồi nói rằng: “Việc gì mà lại xui nhau làm khách, để hóa ra bây giờ đói không ngủ được”. Thầy địa lý thấy nói lôi thôi, sợ nhà người ta biết, mới bảo rằng: “Thôi các ông cứ nằm im đấy, chốc nhà nó ngủ yên, tôi xuống bếp lục xem may ra có cái gì ăn, thì tôi sẽ gọi”. Tính bác thầy bói háu đói mà lại tham ăn, nghe thấy nói thế, nghĩ bảo dạ rằng: Hắn đi có gì hắn ăn một mình thì làm sao, mới vội vàng lẳng lặng xuống bếp một mình, chẳng may phải cái cuốc ở tường, cán cuốc nó bổ vào đầu đau quá, hốt hoảng ngỡ người đánh, kêu tru lên rằng: “Tôi lạy ông, ông tha cho tôi, sự này tại anh thầy địa lý”.
18. Ra ngoài đi chơiMột người đi chơi xa, dặn con ở nhà, có ai hỏi thì nói rằng: “Bố tôi đi chơi vắng”. Nhưng sợ quên, nó không nói được như thế, lấy bút viết cho cái tờ bảo rằng: “Ai hỏi thì mày cứ đưa cái tờ này ra”. Con cầm tờ bỏ vào túi áo, mấy ngày chẳng thấy ai hỏi đến, tối sẵn có ngọn đèn, lấy cái tờ ra xem, chẳng may giấy cháy mất. Hôm sau có khách lạ, hỏi rằng: “Thầy mày có nhà không?”. Thằng con ngẩn ngơ sờ vào trong túi, không thấy tờ, nói rằng: “Mất rồi”. Khách giật mình, hỏi rằng: “Mất bao giờ”. Nói rằng: “Hôm nọ”. Hỏi rằng: “Làm sao mất”. Nói rằng: “Cháy”.
19. Hai bên cùng nhầm
Có bốn anh cùng sợ vợ, một hôm cùng rủ nhau đi hát nhà trò. Đến nhà cô đầu, bốn anh chia nhau ngồi bốn nơi mà đánh chén, nghe hát. Vợ một anh đến dò ở ngoài cửa, trông thấy chồng mình ngồi tựa án thư về đằng ngoài cửa, mới ẩn cửa vào. ở trong kia thấy động, vội vàng tắt cả đèn, rồi anh nọ chạy đến chốn anh kia, anh kia chạy đến chốn anh nọ. Thành thế ra chốn anh chồng chị ấy ngồi lúc trước bây giờ hóa ra anh khác đến ngồi. Chị ta cứ lẳng lặng vào chốn cạnh án thư, nắm tóc anh kia lôi ra. Anh kia xưa nay vẫn thường bị vợ nắm tóc như vậy, cho nên cũng tưởng chị nọ là vợ mình đến bắt về thì cứ không dám nói, sợ lặng để chị lôi đi, còn chị nọ vẫn quen thói nắm tóc chồng, chắc anh này là chồng mình thì cứ việc mà lôi đi. Lôi về đến nhà, chị ta mới ấn đầu chồng xuống tận đất rồi đánh, đánh cho anh ấy một thôi một hồi, tối cả mặt mũi rồi bỏ ra hỏi rằng: “Từ giờ còn đi hát nữa không”. Anh kia nghe thấy tiếng, ngẩng mặt lên trông thấy chị nọ, mới ngẩn người ra, thẹn quá, mới nguýt chị kia mà bảo rằng: “Khéo chị đếch này”. Chị này cũng thẹn, trông anh kia mà nói rằng: “Khéo anh đếch này”.
20. Nịnh nhà giầuCó anh nịnh nhà giầu nói rằng: “Hôm nọ tôi nằm chiêm bao thấy ông sống lâu một nghìn năm”. Anh nhà giầu nói rằng: “Chiêm bao thấy sống thì hóa chết, cũng là triệu bất thường [điềm chẳng lành]”. Anh nịnh vội lái lại rằng: “Tôi nói nhầm. Tôi chiêm bao thấy chết một nghìn năm”.
21. Úm ba la, ba ta cùng khỏi
Một chị, chồng đi vắng, ở nhà ngồi cắt củ từ, thấy củ hay hay, mới tê mê tẩn mẩn lấy một củ cho vào chốn ấy, không ngờ lấy ra không được, phát sốt điên cuồng cả người lên. Đến lúc chồng về, chị ta giả cách ngộ cảm, lên giường đắp chăn nằm. Anh chồng thấy vậy, ngẩn người ra, vẫn định về làm khoản ấy, ai ngờ về vợ lại như thế, buồn mình mới ra ngoài sân, nghịch chó cái cho đỡ buồn, nghịch thế nào mà tự nhiên anh ta mang con chó lên giường, cũng đắp chiếu kín nằm rên khư khử. Ai hỏi thì nói trá rằng đau bệnh. Kỳ thực cậu ta bị chó cái giữ, lôi ra không được, cho nên phải ôm chó cái lên giường. Thành thế ra chồng nằm rên một giường, vợ nằm rên một giường. Hai vợ chồng cùng bị bệnh cả. Người nhà thấy vậy sợ lắm, chạy đi kể chuyện với ông thầy pháp ở bên cạnh nhà: “Không biết làm sao hai vợ chồng tự nhiên phát bệnh như thế, để thầy xem có phép gì cứu được không”. Ông thầy bảo rằng: “Ma làm đấy, phải cúng thì mới khỏi”. Người nhà mời ngay ông ta đến cúng hộ cho. Ông thầy đến, vào thăm chồng, hỏi bệnh ra làm sao, người chồng nói nhỏ vào tai rằng: “Ông có cúng thì cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên nó phát sốt như vậy, còn tôi thì không phải bệnh”, mới nhỏ to kể thật chuyện mình cho thầy nghe. Ông thầy lại vào thăm người vợ, thì người vợ nói sẽ rằng: “Ông có cúng xin ông cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên phải đau bão làm vậy, còn như tôi thì không phải gì cả”. Cũng kể thật cả chuyện mình cho ông thầy nghe. Ông thầy biết rõ rằng, hai bên cùng phải một bệnh mà bên nọ giấu bên kia, song cũng cứ làm thinh như không, ra sân đặt đàn để cúng. Nhưng mà chỉ tơ tưởng chuyện hai vợ chồng nhà chủ, cho nên tê tê buồn buồn, sẵn thấy có chai rượu ở trên bàn, đem xuống để ngay cái ấy vào miệng chai, chẳng may không lôi ra được, cứ chịu chết đứng ở ngoài sân, hai tay ôm lấy chai rượu. Chị kia trông thấy bật cười đến nỗi băng cả củ từ ra, con chó cái thấy củ từ, nghĩ là miếng thịt chạy ra đớp. Thầy pháp tưởng chó đến cắn mình, sợ quá sun lại, chai rơi xuống đất. Thế là ba người cùng khỏi cả. Bởi vậy, thầy pháp ra trước đàn bắt quyết mà niệm chú rằng: “úm ba la, ba ta cùng khỏi”.
22. Anh mù cười
Người mù cùng các anh bạn ngồi chơi. Các người trông thấy sự lạ, buồn cười, đều cười cả. Người mù thấy cười cũng cười, các người hỏi rằng: “Anh trông thấy gì mà anh cười”. Người mù nói rằng: “Các anh cười, chắc là sự hay, không có nhẽ đánh lừa tôi, nói một đường ra một nẻo”.
23. Làm một cái sốt đi
Có hai vợ chồng tối hôm ba mươi tết nấu bánh chưng, cắt nhau coi nồi bánh. Chồng chỉ canh từ tối đến nửa đêm. Vợ thì nửa đêm đến sáng. Khi chồng đã canh xong lượt mình, rồi đánh thức vợ thay canh để ngủ. Vợ bất đắc dĩ phải dậy, ra ngồi bếp lửa canh nồi bánh. Ngồi một mình, nghĩ gần nghĩ xa, tê mê tẩn mẩn thế nào lại gọi bảo chồng rằng: “Còn thức đấy hay đã ngủ rồi”. Chồng thức khuya quá giấc cho nên cũng chưa ngủ được, thấy vợ gọi mới nói rằng: “Còn thức, gọi gì”. Vợ rằng: “Dậy làm một cái sốt đi”. Chồng mơ mơ màng màng, tưởng vợ hỏi mình có muốn ăn một cái bánh chưng sốt không, mới nói rằng: “ấy chết, cái sốt để mai cúng tổ tiên trước”. Vợ thấy chồng nghe không ra, lại nói rằng: “Không cái méo mó kia mà”. Chồng vẫn yên chí là vợ nói bánh chưng, lại nói rằng: “Ấy đừng! Phải tội, cái méo mó để thành [tâm] cúng ông thổ công đấy”.
24. Sao văn tế
Thầy đồ ngồi dạy học, chủ nhà vợ chết, nhờ thầy làm văn tế. Thầy đồ sao ngay văn tế bố. Chủ nhà trách thầy rằng: “Viết nhầm”. Thầy nói rằng: “Văn ở sách có khi nào nhầm, nhà anh nhầm thì có, đây tôi không nhầm rồi”.
25. Con gái thật thà
Một người đàn bà hóa, có một con gái mới lớn lên, độ mười bảy mười tám, tính thì thật thà. Một hôm nhà thuê thợ ngói, mẹ sắp đi chợ, bảo con rằng: “Con ở nhà trông nhà, bác phó có bảo gì thì con làm nhé”. Thợ ta nghe thấy chực sự chi chi mấy cô ta. Lúc bà chủ nhà đi vắng, thợ ta một tay cầm ngói, một tay cầm vôi, gọi cô con gái rằng: “Cô ơi, cô lại đây, tôi nhờ cô một việc cần”. Cô kia vội vàng chạy lại, hỏi rằng: “Việc gì”. Thợ rằng: “Hai tay tôi có việc cả, nhờ cô vén hộ tôi cái quần một tí, để tôi đi tiểu”. Cô ta không làm. Thợ rằng: “Bà đã bảo thế mà, cô không làm thì rồi tôi thưa bà cho cô”. Cô ta e bà mắng, phải vén quần hộ thợ ta. Thợ ta rằng: “Cô cầm hộ tôi cái này, không có tôi tiểu ra cả quần, ở đây tôi không có quần thay thì làm thế nào?”. Cô ta cầm ngay lấy cái ấy, (cái ấy) của thợ ta to lên. Thợ rằng: “Tôi bắt đền cô. Cái này có thế đâu, hôm nay tôi không xong việc là tại cô, cô làm thế nào cho khỏi đi". Cô ta sợ quá, van lạy mới nói rằng: “Bác bảo gì tôi cũng xin nghe”. Nó mới đem cô ấy vào buồng, ấn cái ấy vào cái kia của cô ấy.
Chiều mẹ về hỏi rằng: “Hôm nay thợ bảo con làm gì không?”. Con kể chuyện lại mẹ nghe. Mẹ mắng rằng: “Cha vạn đời mày, mày để người ta “ấy” mày rồi”.
26. Tàng sừ (giấu cày)
Một người đi cày ở ngoài đồng, vợ gọi về ăn cơm, bảo rằng: “Ta còn giấu cái cày đã”. Nói thật to. Đến lúc về, vợ bảo rằng: “Giấu cày sao không nói sẽ chứ, nói to thế người ta biết nó có lấy mất không”. Chồng ăn xong, chạy ra xem, quả nhiên mất cày, chạy về nói vào tai vợ sẽ nói thầm rằng: “Mất cái cày rồi”.
27. Rậm râu
Có người rậm râu đi đường, đứa trẻ con nói rằng: “Người kia không có miệng”. Người ấy tức quá, vạch ngay râu mắng rằng: “Chẳng miệng là cái của mẹ mày đây ư?”. Đứa trẻ con khóc chạy về mách mẹ, mẹ bảo rằng: “Người ta mắng ai ấy đấy, không phải nói mẹ mày đâu, mẹ mày làm gì có rậm như thế”.
28. Nhả ngay ra không thì chết
Một anh phải lòng một chị nhà thổ. Chị nọ lấy hai cái lông cho anh ta làm của tin. Anh kia nhận lấy, quý hóa không biết chừng nào, làm một cái túi bỏ vào, đêm ngày đeo ở trước mình. Một hôm đi chơi ở ngoài phố, nhớ đến nhân tình, mở túi ra xem, gió bay mất. Anh ta vội vàng chạy theo gió, chạy đến ngã ba, thấy một anh thợ giầy, miệng ngậm hai chỉ tóc, anh mất của chỉ vào mặt bảo rằng: “A, mày chực nuốt sống của ông à. Muốn sống nhả ngay ra không thì chết”.
29. Tưởng là gì
Có hai bác tính sợ vợ, cùng ở gần nhà. Một hôm bác nọ sợ vợ đi vắng, ở nhà trời mưa, có quần vợ bay, quên không cất vào để mưa ướt cả. Khi vợ về, nó mắng cho một trận sỉ nhục, rồi nó đánh cậu ta tối cả mặt mũi lại. Bác bên cạnh thấy bác kia bị vợ xử tệ như vậy, mới lẩm bẩm rằng: “Mẹ kiếp, chẳng phải tay ông”. Vợ ông nghe thấy trừng mắt hỏi rằng: “Phải tay ông thì ông làm gì hả? Ông làm cái gì?”. Chồng rằng: Phải tay ông thì ông cất trước lúc trời mưa chứ gì”. Vợ rằng: “Tưởng là gì?”.
30. Anh ăn tham
Có một anh tính tham ăn. Một ngày có người mời đi ăn cỗ, anh ta đi ngay. Đến lúc gióng bàn, anh ta vội vàng cầm đũa chẳng đợi ai mời, gắp lấy gắp để. Khi tan tiệc về nhà, vợ hỏi: “Đi ăn cỗ hôm nay có những ai?”. Bảo rằng: “Tao vội ăn quá, đến lúc ngoảnh mặt lên họ đi đâu cả”. Vợ trách mấy câu rồi bảo rằng: “Mai có đi ăn cỗ nhà ông Lý thì buộc chỉ vào áo, hễ lúc nào tôi giật hãy gắp, còn lúc nào không thì để đũa xuống bàn”. Đến sáng hôm sau, đi ăn cỗ thì cứ làm y như lời vợ dặn.
Khi tiệc đương nửa chừng, vợ buồn đi đồng, cứ để chỉ đấy, có con gà đi kiếm ăn, vừa đến đấy vướng chỉ vào chân, giật mãi không gỡ được. Anh ta tưởng vợ giật, cứ cúi đầu gắp liên chi hồ điệp. Sau gắp không kịp, lấy cả đồ ăn mà đổ vào bát mình cho kỳ hết mới thôi.
31. Thầy đồ
Có một nhà giàu, nuôi thầy đồ dạy học trong nhà để dạy con gái. Thầy thấy cô con chủ nhà cũng dễ thương, thì cứ ngấp nghé, nhưng cô ta vô tình. Cứ đến bữa cơm, bưng lên để thầy ăn, thì thầy lại hỏi rằng: “dục”. Như thế đã năm sáu lần mà cô ta không hiểu ra ý làm sao. Liền đem lời ấy hỏi bố. Bố biết ý thầy nhưng để bụng, bèn dặn con rằng: “Hễ lần sau thầy có hỏi thế, con nói là “hữu dục”. Thầy lại hỏi rằng: “Tại hà xứ?”. Cô ta chẳng hiểu thế nào, lại vào hỏi bố. Bố bảo: “Lần sau thầy hỏi thế, thì con bảo “Tại Táo quân tiền”. Quả nhiên lần sau thầy lại hỏi, cô ta bảo rằng: “Tại Táo quân tiền”. Tối hôm ấy, thầy đồ yên trí là học trò mình đã bằng lòng, liền xuống bếp thấy người đắp chiếu nằm đấy thì chắc rằng học trò mình, còn bàn là ai, chạy lại sờ vú.
Chẳng may ông chủ biết trước, đã giả tảng nằm đấy. Thấy thầy sờ vú, liền trừng mắt lấy củi vừa đánh vừa nói rằng: “Này dục này!”. Thầy đồ phải bữa đau, bỏ cả sách cả cặp mà đi thẳng.
32. Sướng hàng dầu, đau thợ hoạn, hạn anh nồi rang
Có một người đàn bà, tính hám lợi, sinh được một người con gái đã lớn, ai bảo gì có lợi thì cũng nghe. Có anh hàng dầu biết thế, định khi người chồng đi vắng, đem ngay gánh dầu đến nói rằng:
“Giá bác bảo con gái bác cho tôi gì, thì mỗi cái gì, tôi mất cho một bát dầu”. Chị kia thấy nói thế mừng lắm, bằng lòng ngay.
Hai người đem nhau vào buồng, còn chị kia ở ngoài, chực sẵn đong dầu. Trước còn thấy gọi “đong... đong...” sau gọi đốc [thúc một] thôi: “đong! đong! đong! đong!”. Chị kia đong không kịp, dốc cả nồi của anh ta vào nồi của mình. Anh ta ở trong buồng ra, thấy gánh dầu mất cả, nghĩ ra một kế, cứ ngồi dựa hiên. Chị kia hỏi rằng: “Sau bác không về?”. Anh ta nói rằng: “Bác cho tôi ngồi tí đá”. Một lúc chồng về, anh hàng dầu đứng lên nói rằng: “Thưa ông, bà ở nhà mua của tôi gánh dầu, bảo đợi ông về ông giả tiền”. Chồng hỏi vợ rằng: “Nhà còn dầu, mua làm gì”. Vợ biết bị xỏ, không biết nói làm sao. Anh chồng bảo anh hàng dầu rằng: “Thôi bác bằng lòng đem bán chốn khác vậy”. Anh hàng dầu nói rằng: “Không mua sao không bảo trước. Bây giờ đã gần tối, tôi còn bán cho ai được nữa”. Anh chồng bất đắc dĩ phải đưa bọc phần việc làng cho anh ta, rồi đánh vợ. Vợ khóc thổn thức ra ngồi ngõ. Hàng dầu ta [...] phần đi một ít đường, gặp anh thợ hoạn lợn. Thợ hoạn hỏi rằng: “Bác đi ăn cỗ đâu mà có phần thế”. Hàng dầu nói rằng: “ấy, trong làng này có anh chàng chết, ai đem phó [viếng], bất cứ nhiều ít mà nói tử tế, thì vợ anh ta mời uống rượu mấy cho phần nữa”. Anh hoạn lợn tính tham ăn, mua ngay năm quả cau đem vào, thấy chị kia đương khóc ngoài ngõ, mới hỏi rằng: “Thôi, chẳng may bác trai bỏ đời về sớm, tôi cũng lấy làm ái ngại lắm, gọi là có năm quả cau đến phó bác ấy”. Anh chồng ở trong nhà đương tức mình, lại thấy anh thợ hoạn nói bậy, cầm đòn gánh ra đánh một hồi. Thợ hoạn đau quá, chạy được một thôi đường, lại gặp anh bán nồi rang, chắn đường hỏi rằng: “Làm sao bác chạy thế?”. Thợ hoạn tức quá nói xỏ rằng: “ấy, đường có quan quân, gặp ai cũng đánh, bác không chạy mau thì chúng nó đánh chết”. Anh bán nồi rang tưởng thật, cắm cổ mà chạy, xóc quá đến nỗi nồi rang hóa ra tan tành mất cả.
33. Đòi ăn
Có anh đi kiết, đến xin thuốc của ông lang bên cạnh và dặn rằng: “Hễ bao giờ tôi khỏi thì xin ông sang đánh chén”. Cách được một tháng, không thấy anh ta sang lấy thuốc, mà cũng không đả động gì đến chuyện ăn cả, hễ hỏi anh ta thì anh ta nói dối rằng hãy còn khó đi lắm. Ông lang tức lắm, định lúc nào anh ta đi đồng thì đứng nấp một bên. Khi anh ta đi xong, ông lang vội vàng chạy ngay lại, lấy tay chỉ vào bãi phân mà trách anh ta rằng: “Đồ xỏ lá, đi phân như thế mà không cho ông ăn”.
34. Râu quai nón
Một hôm một ông râu quai nón cưỡi ngựa đi làm thuế không thể nào đi ngựa được, phải dắt vào quán để nhờ nhà hàng giữ hộ. Như mà ở trong quán không ai, chỉ thấy một ông thầy bói ngồi đấy mà thôi. Ông Chánh mới buộc ngựa bên cạnh mà bảo ông thầy bói rằng: “Tôi gửi ông thầy con ngựa này. Tôi vào trong làng gần đây. Chốc nữa tôi ra, tôi lấy”. Thầy bói nói rằng: “Ông là ai mà ông lại gửi ngựa tôi”. Chánh tổng nói rằng: “Tôi là Chánh tổng”. Thầy bói nói rằng: “à, ông Chánh đấy ư? Như mà tôi làm sao được, ngộ chốc nữa có người nào đến bảo là ông Chánh đòi ngựa thì tôi biết làm thế nào?”. Ông Chánh nói rằng: “Ông thầy đừng ngại. Tôi râu quai nón, bây giờ tôi để ông sờ xem hãy. Chốc nữa tôi lại lấy ngựa, ông sờ lại y như thế, giả ngựa tôi, mà không thì thôi, ông không cho lấy”. Ông thầy thuận. Ông Chánh đem râu lại cho mà sờ, sờ thấy râu tốt, khen mãi, cầm mãi lâu rồi mới buông ông Chánh đi. Lúc ấy có một bà lão bắt ốc ở sau quán, nghe thấy thế, lập tâm để lấy con ngựa ấy. Nó chực ông Chánh đi một lúc lâu rồi nói lấy tay bịt mũi bắt chước tiếng ông Chánh mà nói mấy thầy bói rằng: “Nào, xin ông con ngựa nào!”. Thầy bói nói rằng: “Ông Chánh đấy có phải không?”. Bà lão nói rằng: “Phải, Tôi đây. Tôi đi làm thuế về đây”. Thầy bói nói rằng: “Vậy thì ông cho tôi xem râu vậy nào”. Bà lão lại gần, tốc ngược lên cho ông thầy sờ râu. Ông thầy sờ mới khen mãi, rồi nói rằng: “Ông Chánh đây! Quý hóa quá. Đâu mà lại có râu quý thế này”. Rồi lại sờ râu mình mà nói rằng: “Râu tôi cũng khá, như mà so mấy râu ông thì còn kém xa. Ha... ha... Ông này đã ăn tò canh, đã đánh chén ở trong làng rồi mới ra đây, thế mà chẳng lấy phần cho tôi. Công mình giữ ngựa từ bao giờ đến giờ. Ông Chánh thực tệ quá!”.
35. Được cả đơn lẫn kép
Một chị có chồng, phải lòng anh bên cạnh. Một hôm chồng đi vắng, chị ta đón nhân ngãi về nhà. Đương trò chyện trong màn, sực thấy anh chồng ẩn cửa về. Anh nọ vội vàng chạy ngay xuống chân giường, còn chị kia thì giả cách đau bụng kêu ran ở trong màn, gọi chồng bảo rằng: “Có mau mà dắt tôi ra đằng sau đi đồng, không thì chết mất”. Chồng vội vàng dắt vợ vào nhà trong. Vào đến nơi chị nọ làm bộ cố rặn mà nói rằng: “Mày không ra mau thì chết cả tao mấy mày bây giờ”. Anh kia nghe thấy thế vội vàng chạy ra đi về nhà. Chẳng may sân nhà nó lắm rêu, ngã đánh oạch một cái bằng trời giáng. Anh ta lập tức lấy ngay rêu viên lại đứng dậy chạy vào bảo chồng chị kia rằng: “Tôi ở bên nhà nghe thấy bác gái kêu đau bụng từ sớm đến giờ mà chưa yên. Đây tôi có viên thuốc hay lắm, đem để bác gái uống thử xem có khỏi không?”. Rồi cho chị kia viên thuốc mà nhai ngay đi.Chị kia mới nhai đã kêu khỏi rồi. Anh chồng không biết lấy gì giả ơn, hôm sau mua cặp gà lễ tạ.
36. Học khôn
Một anh ngu ngơ, lấy được vợ xinh lắm. Bố mẹ thấy chàng rể thế, định đem con gái mình để gả cho người khác, thế mà anh ngu ấy cũng không biết. Người làng mới bảo rằng: “Sao anh không đi học khôn đi”. Anh ta nghe sáng hôm sau đi thật sớm. Ra đến đồng, nghe mấy thằng chăn trâu hát rằng: “Thanh thanh ngồi đống cỏ gianh, hơn ngồi chiếu cao”. Anh ta học mãi. Đi một lúc lâu chẳng thấy gì, chỉ thấy một thằng bắt ếch nói rằng: “Thập thò chẳng lo mà chết”. Anh ta học mãi. Đi gần đến tối, gặp hai anh học trò nói rằng: “Thôi mai ta lên huyện”. Anh ta lại học lấy cả. Ngày học được ba câu.
Hôm sau người làng lại bảo rằng: “Hôm nay nhà bố mẹ vợ anh đem vợ anh gả cho người khác. Sao anh không chịu”. Anh ta mới biết nhà vợ ở bất nhân. Đi đến nhà vợ. Bố mẹ vợ cho ngồi ở ngoài sân ăn cơm mấy người hèn hạ. Anh ta nhớ câu thứ nhất, nói rằng: “Thanh thanh ngồi đống cỏ gianh hơn ngồi chiếu cao”. Cả nhà vợ sợ quá, cũng nói rằng: “Sao bảo nó ngu mà nó biết nói thế”. Người nào cũng thập thò trông ra. Nó nhớ câu thứ hai, nói rằng: “Thập thò chẳng lo mà chết”. Các cụ ăn cỗ ở trong nhà nghe thấy nó nói thế, thất kinh hồn vía, bảo mời nó vào ngồi trong nhà. Nó ăn cơm uống rượu no say đâu vào đấy, nhớ câu thứ ba, nói nữa rằng: “Thôi mai ta lên huyện”. Cả nhà vợ sợ quá, tưởng nó đi thưa, vội sai người lại nhà nó xem tình ý làm sao. Nguyên bố vợ tên là Đực, mẹ vợ tên là Béo, con giai tên là Kềnh, thằng nhỏ tên là Gầy. Thằng nhỏ tưởng lấy giấy làm đơn. Anh ngu bắt được con rận đực, nói rằng: “Thằng đực này tệ thật”. Thẳng nhỏ nghe tưởng nó viết tên ông mình vào đơn. Sau anh ngu lại bắt được con rận béo, nói rằng: “Con béo này hại ông”. Thằng nhỏ tưởng nó viết tên bà chủ mình vào đơn. Sau anh ngu lại bắt được con kềnh, nói rằng: “Thằng kềnh cũng đáo để”. Thằng nhỏ nghe tưởng nó viết tên cậu chủ mình vào đơn. Sau anh ngu lại bắt được con rận gầy, nói rằng: “Còn thằng gầy này, ông cũng thịt cả”. Thằng nhỏ tưởng nó viết tên mình vào nữa, vội vàng kêu to lên rằng: “Lạy ông tha tôi ra. Ông đừng viết tên tôi vào đơn. Tôi có làm gì đến vợ ông đâu!”. Anh ngu phì cười nói rằng: “Mày về bảo ông bà mày đem giả vợ tao thì tao tha”. Thằng nhỏ chạy về nói rằng: “Lạy ông, lạy bà! Tôi đến nhà ấy, tôi thấy anh ấy lấy giấy làm đơn. Trước là anh ấy viết tên ông. Sau anh ấy viết tên bà. Sau anh anh ấy viết tên cậu tôi. Sau nữa anh ấy viết tên tôi. Tôi kêu lạy anh ấy, anh ấy bảo rằng: Mày về bảo ông bà mày giả vợ tao thì tao tha. Xin ông bà đừng gả cho người khác mà chết cả ông bà, cả cậu tôi. Sau nữa chết cả tôi. Xin ông bà đem gả vợ anh ấy cho anh ấy, không có thì nguy mất cả tôi nữa. Xin ông bà nghĩ lại cho”.
37. Nói ngang
Có anh con giai trong làng hay nói ngang. Một ngày kia [ra] đình uống rượu, thấy các cụ bàn việc làng, mình chả biết câu gì nói, tự nhiên thưa ngay rằng:: “Cửa đình làng ta đất còn nhiều, xin giồng ít tre để khi nào đình để lấy mà giữ đình, còn những gốc tre đực thì làm mấy cái gông để khi nào thiếu thuế thì gông các cụ. Tôi thiết tưởng như thế lợi dân lắm”. Các cụ đỏ mặt tía tai, mắng rằng: “Ô hay, thằng cha này say rượu nói càn. Đầu gì đuôi gì chưa biết lại cứ tập tọng bàn suông". Anh tắc, lỉnh đi về, tức quá, lẩm bẩm nói rằng: “Các cụ lại khinh mình thế”. Rồi xin nhà năm quan tiền để đi xem cái ấy ra thế nào.
Đi cả ngày, gặp đàn bà con gái, ai cũng đòi thuê tiền để xem, mà ai ai cũng mắng không nghe, mới đến hàng bà già bán nước năn nỉ thuê xem. Bà lão nói rằng: “Như thế không khó. Đem đủ năm quan tiền thì cho xem hết cả”. Rồi bảo anh ta vào mà tốc cho xem, vừa đái vừa đánh rắm. Anh ta nhận hết từ đầu đến đuôi rồi nói rằng: “May có cái của bà, không các cụ làng tôi bắt nạt mãi tôi”. Tông tốc ra đình thưa mấy các cụ rằng: “Các cụ bảo tôi không biết hay sao?”. Các cụ nói rằng: “Anh biết à?”. Anh ta kể rằng: “Hôi rình rầm, cầm râu ba tấc, ngậm nước phun người, thúng thắng ho chứ gì ?!".
* Những chữ trong ngoặc vuông là do chúng tôi thêm vào cho rõ nghĩa.
Nguyễn Xuân Diện phiên âm từ bản chữ Nôm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]