“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

"HỠI LOÀI NGƯỜI MÀ TÔI YÊU QUÝ, HÃY CẢNH GIÁC"(*)

Hay KHÔNG PHẢI bà Elena Truong  "ĐẠO VĂN" mà ông Thân Trọng Sơn VU KHỐNG VÀ LĂNG MẠ NGƯỜI KHÁC!

((*) "HỠI LOÀI NGƯỜI MÀ TA YÊU QUÝ, HÃY CẢNH GIÁC" là "lời kêu gọi" của ông Thân trọng Sơn, ở đây.)
 Lời phi lộ:  Vốn là một độc giả và cũng là thân hữu của tập san văn học "Quán Văn" cũng như nhà văn Nguyên Minh cùng nhiều anh chị em trong "Quán Văn"; vào thượng tuần tháng 11/2019 vừa qua, tôi có dịp đến Sài Gòn dự ra mắt tập san văn học Quán Văn số 69.  Tại đây, tôi được nghe có chuyện "lùm xùm" về việc tiến sĩ Elena Truong "đạo văn" bản dịch sang tiếng Pháp bài thơ "Còn gặp nhau" của thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương do một ông Thân Trọng Sơn nào đó đưa lên vu khống trên trang facebook cá nhân của ông ta. Không những vu khống vợ chồng Elena Truong mà Thân Trọng Sơn còn "chia sẻ" cho đến những 60 facebookers là "fans" của ông ta nhằm lôi kéo và xúi giục nhiều người lăng mạ vợ chồng Elena Truong. Tôi có gặp vợ chồng "cặp đôi" nhà văn Trương Văn Dân và Elena Trương để hỏi chuyện, tôi được:
- Elena Truong bảo rằng, vốn người Ý - Đại - Lợi nhưng chị Elena khá sùng mộ đạo Phật, Đức Phật đã dạy: "Kẻ hung dữ hại người hiền, cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước miếng. Nước miếng ấy chẳng lên trời, lại rơi xuống mình.", nên chị chẳng cần  đôi co, tranh cãi. những người có hiểu biết tất sẽ biết đâu là sự thật, đâu là "vu khống".
- Còn Trương Văn Dân thì kể, qua trao đổi bằng email với Thân Trọng Sơn anh đã có giải thích cho ông ta biết: anh dịch bài thơ "Còn Gặp Nhau" của Tôn Nữ Hỷ Khương từ tiếng Việt sang tiếng Ý rồi Elena dịch từ tiếng Ý sang tiếng Pháp, họ là những người sáng tác, chẳng qua khi thấy một bài thơ hay, muốn giới thiệu cho người ngoại quốc biết được cái hay và giá trị nhân văn  của văn chương Việt Nam. Vợ chồng anh chị thực hiện sáng tác qua tác phẩm của mình, đâu cần phải thể hiện gì, danh tiếng gì qua lãnh vực dịch thuật, mặc dầu anh chị hoàn toàn đủ kỹ năng thực hiện điều ấy, đâu cần phải lấy danh, lấy tiếng gì trong lãnh vực đó. Tiếc thay, Thân Trọng Sơn không những không trao đổi để làm rõ vấn đề mà còn trích dẫn không đầy đủ những nội dung nầy đưa lên facebook của ông ta, nhằm đả kích vợ chồng anh ta. Còn tác giả tập "Thơ và Đời" khi lấy bài của vợ chồng anh chị đã đăng trên trang mạng "Xứ Nẫu" chừng 6 năm về trước, đã không có ý kiến của vợ chồng anh ta và còn  có thông tin giới thiệu chưa chuẩn xác, như nói rằng bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Ý cũng là của Elena Truong, trong khi thực tế bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Ý là của Trương Văn Dân. (Thực tế vốn Việt ngữ của Elena chỉ ở mức giao tiếp đơn giản, không đủ và không có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Ý bài thơ đó được.).
Thấy chuyện "bất bình" tôi khá khó chịu. Tuy không rành Pháp ngữ, vì tiếng Pháp với tôi chỉ là sinh ngữ 2, được học trong thời Trung học đệ nhị cấp, nên tôi đã tìm hiểu qua các bậc "cao minh" am tường Pháp ngữ và xem xét lại chi tiết sự việc trên những chứng cớ thực tế. Nay có chút thời gian, tôi đưa lên đây để mọi người tường minh và có đôi điều góp ý cùng anh Trương Văn Dân và Elena Truong.

     A./ CĂN CỨ: Dựa vào những dữ kiện ông Sơn đã căn cứ để xác định và đăng trên face book cá nhân của ông ta để xem xét vấn đề:
          1./ "VỀ MỘT CHUYỆN KHÔNG VUI", ở đây.
          2./ "HỠI LOÀI NGƯỜI MÀ TÔI YÊU MẾN", ở đây.
          3./ TRANG WEB "Xứ Nẫu Online" đã đăng bài thơ dịch sang Pháp ngữ của Elena https://xunauvn.org/2013/11/12/bai-tho-con-gap-nhau-cua-ton-nu-hy-khuong/ Đã gỡ bài (không tồn tại).
          4./ Tập "THƠ VÀ ĐỜI" của Tôn Nữ Hỷ Khương, có đăng bài dịch sang Pháp ngữ của Elena Truong, căn cứ theo trích dẫn của ông Thân trọng Sơn, ở đây.
                Cụ thể:
                Và đây là:

     Bản so sánh và đối chiếu trên cho thấy 2 bản dịch không hoàn tòan giống nhau và chi tiết những từ tiếng Pháp mà Thân Trọng Sơn dùng đã lỗi thời hoặc dùng sai (click vô đây để coi).

     B./ NHẬN XÉT:
          1./ Vì đây là một bản dịch, chứ không phải là một sáng tác, từ một bài thơ gốc duy nhất, nên việc có một số từ giống nhau ở nhiều người dịch khác nhau là điều có thể xảy ra bình thường. Nguyên tác viết là "lá" thì người dịch cũng phải dịch là "lá", không thể khác được! Trừ khi 2 bản dịch một tác phẩm của 2 người khác nhau vào 2 thời điểm khác nhau lại hoàn toàn giống nhau thì mới có thể quả quyết là người dịch sau copy của người dịch trước.
          2./ Với những căn cứ như trên mà Thân Trọng Sơn đăng lên trang facebook cá nhân và chia sẻ cho rất nhiều người là "fan" của ông ta nhằm lôi kéo và kích động nhiều người thóa mạ vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Truong là hành vi "vu khống và xúc phạm danh dự người khác". Hành vi nầy đã vi phạm pháp luật của nhà nước Việt nam.
          3./ Tưởng cũng cần nói thêm là tác giả tập thơ "THƠ VÀ ĐỜI TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG" đã đăng bản dịch bài thơ "Còn gặp nhau" lấy từ trang Web "Người Xứ Nẫu" mà không có sự đồng ý của vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Trương, chưa kể một vài chi tiết nêu không chính xác "là Elena dịch bài thơ "Còn gặp nhau" bằng tiếng Việt sang tiếng Ý" là một việc làm sai trái của tác giả tập sách "THƠ và Đời". Đồng thời Thân Trọng Sơn lại căn cứ vào mấy chi tiết không đúng thực tế đó để công kích vợ chồng nhà văn Trương văn Dân. Thân Trọng Sơn còn chép lại từ tập sách trên không chính xác, tỉ như, câu 10, bản dịch của Elena Trương là "abontdent tant de" thì Thân Trọng Sơn "chép" lại là "abontdent que de".

     C./ ĐỀ NGHỊ: Với những căn cứ trên, để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, là một trong số những quyền nhân thân cơ bản của con người (được ghi nhận không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận.), tôi đề nghị vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Truong khởi kiện Thân Trọng Sơn ra tòa án về tội "vu khống" (theo điều 156 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam) và yêu cầu bồi thường thiệt hại vì danh dự, nhân phẩm bị xâm hại (theo điều 592 Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam).

     D./ CƯỚC CHÚ:
          1./ Ảnh chụp màn hình lời kêu gọi "HỠI LOÀI NGƯỜI MÀ TA YÊU QUÝ, HÃY CẢNH GIÁC" trên facebook của Thân Trọng Sơn: https://www.facebook.com/son.than.10/posts/2421962424536696 )





































         2./ Ảnh chụp màn hình "VỀ MỘT CHUYỆN KHÔNG THỂ VUI" trên facebook của Thân Trọng Sơn:( https://www.facebook.com/son.than.10/posts/2420190661380539 )




Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

LỊCH SỬ VÀ NHƠN VẬT LỊCH SỬ.

Như đã hứa, ở đây:
https://www.facebook.com/thudung.to…/posts/1614678518647288…
Tui xin gõ tiếp:

1./ Sử sách chưa phải là lịch sử. Ngoài sách sử còn có dã sử, truyện sử, ngay cả việc dạy lịch sử trong nhà trường cũng phải theo sách giáo khoa lịch sử, được soạn theo quan điểm của đương triều, tức nhiên "chánh triều/quyền" đương đại không bao giờ cho học trò biết được đúng những điều như sự thiệt của lịch sử, không cần kể ra, mọi người đều biết quá rõ!. Tương tợ, gia phả của các dòng họ hay gia đình cũng rứa mà thôi. Cho nên, có sử sách nào là "chánh thống" và "phi chánh thống".
Ngay cả cuốn "Hoàng Lê Nhất thống chí", theo GS Dương Quảng Hàm, cũng chỉ là quyển "lịch sử tiểu thuyết".
Nói như vậy không có nghĩa là ta sổ toẹt hết tất cả, mà ta phải biết tham khảo, tư duy và chọn lọc để thấy chi tiết nào trong "rừng sử sách" ấy là hợp lý và tiệm cận với sự thiệt nhứt. Tỉ như, lịch sử Việt Nam đương đại, có "cậu bé đuốc sống Lê Văn Tám hay không?! vậy.
Phần nầy xin mời coi thêm "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802" của Tạ Chí Đại Trường, phần Mở đầu và Chương 1.

2./ Đặc biệt, "ngụy triều" Nguyễn Tây Sơn, sau khi bị triều Nguyễn Gia Miêu tiêu diệt, sách vở, của cải, tiền tài, vật dụng của "ngụy" đều bị "chánh triều" tịch thu: "Ngày Mậu Dần, thâu phục Kinh Đô. Giặc nghe đại binh đến, bỏ chạy cả, lấy được hết thảy thuyền và khí giới; đại binh kéo thẳng vào Phú Xuân, Quang Toản đem đồ quý báu bỏ thành chạy ra Bắc; Ngài ngự vào thành coi khắp các cung khuyết, lấy được 13 cái ngụy ấn, 33 bản ngụy sách; niêm phong kho tàng, tịch biên tiền của, cấm quân không được nhiễu hại, để cho yên dân." (Quốc Triều Chánh biên của Quốc sử quán triều Nguyễn).
Lại nữa, triều Nguyễn Gia Miêu cai trị từ 1982 đến 1945, rồi từ 1945 đến nay, là chánh quyền đương đại,mà những cuốn sách sử như "Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802" (của Tạ Chí Đại Trường cũng bị cấm đọc đến những 20 năm từ sau 30/4/1975) thì đâu là những sử liệu "chánh thống" và khả tín!

3./ Một điều nữa là họ tên của các nhơn vật lịch sử ngoài việc không thống nhứt do cách đọc âm Việt từ chữ Hớn đã khác nhau thì còn việc biên chép cũng có khác nhau. Tỉ như ông Ngô Thì/Thời Nhậm/Nhiệm thì sử nhà Nguyễn Gia Miêu ghi là:
"Tháng 2, giải ngụy Thượng Thơ Ngô Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan đem về Bắc thành. Quan Bắc thành tâu rằng: "Ngụy quan ra thú thời tha, đã có minh chiếu rồi, xin tha cho bọn Ngô Nhậm khỏi giết, nhưng phải đánh đòn để cho biết xấu". Truyền chỉ đem bọn ấy đến trường học phủ Phụng Thiên, kể tội mà đánh; Nhậm bị đánh chết". (Quốc triều Chánh biên của quốc sử quán triều Nguyễn).

4./ Đối với trường hợp của nhơn vật Võ(Vũ) văn Dũng(Dõng), chữ Hớn đều viết như nhau: 武 文 勇.
Cũng có thể "Ngụy triều Tây Sơn" có 2 ông Dũng/Dõng, đều là 2 nhơn vật kiệt xuất.

a./ Ông Dũng/Dõng ở Hải Dương, chỉ có thành tích đi sứ sang Tàu, ngoài ra chưa thấy công trạng gì đặc sắc và cũng chỉ phục vụ cho "ngụy triều" sau nầy, chưa phải là bậc khai quốc công thần. Ông nầy không bị "chánh triều" bắt hay giết hoặc "chiêu hồi chánh triều". Sử của "chánh triều" (chắc ăn nhứt) không ghi, vì đối với nhơn vật tầm cỡ như ông Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định thì họ đã biên chép ra rồi.
Phân tách thêm e sẽ đụng chạm đến gia phả, hậu duệ của ông và những người ủng hộ nhơn vật nầy!

a./ Ông Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định, thì "Quốc triều chánh biên" biên chép khá nhiều:
- "Ngài nghe Tư Khấu giặc là Võ Văn Dõng giết cha con Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Ngài dạy các tướng rằng: "giặc chém giết nhau, có thể thừa cơ được"."
- "Tháng 5, quân ta đến gần thành Quy Nhơn; Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng đi đến tỉnh Quảng Nghĩa, nghe quân ta giữ tại xứ Tân Quan, đều bỏ thuyền lên bộ, kéo đi hơn 20.000 quân, Diệu ở ngoài đèo Bến Đá giả làm thanh thế, Dõng đem quân đi xuống Chung Xá mưu lên đánh quân ta;..."
- "Nguyễn Quang Toản đem lính Thuận Hoá vào cứu. đóng tại sông Trà Khúc, thường dục các tướng tới xâm. Trần Viết Kiết nói rằng: "bây giờ trái gió, đánh thủy không đươc"; bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng xin Quang Toản về Thuận Hóa, Quang Toản trở về, Diệu, Dõng cũng về Quảng Nam, giao Nguyễn Văn Giáp giữ Trà Khúc ..."
- "Năm Tân Dậu thứ XXII, tháng giêng, quân thủy ta đánh giặc ở cửa Thi Nại. Nguyên trước khi Võ Văn Dõng đem hai chiếc thuyền hiệu Định Quốc và hơn 100 chiếc thuyền chiến, đậu ngang cửa biển; lại lập hai đồn bên cửa biển: bên tả tại Nhạn Châu, bên hữu tại núi Tam Tòa; hai đồn ấy đều đặt súng lớn để chống cự quân ta. Đến bây giờ các đạo quân ta đều sắm đồ hỏa công đủ hết; canh ba đêm 16, Ngài sai Nguyễn Văn Trương chèo thuyền nhỏ lén vào nơi Hổ Cơ đốt đồn thủy giặc; Võ Di Nguy đem mấy chiếc thuyền lớn xông tới, Văn Duyệt theo sau; Nguy bị đạn chết, Duyệt không ngó đến, càng gắng sức đánh, từ giờ Dần đến giờ Thân đốt phá hết thuyền giặc; ai cũng khen trận ấy là "Võ công đệ nhất"."
- "Người xã Ngọ Xá (thuộc huyện Nông Cống) là Phạm Ngọc Phát, Phạm Ngọc Thụy bắt Võ Văn Dõng và ba người bộ hạ, giải đến Hành tại, Ngài truyền đóng xiềng nghiêm giam."

Như vậy, nhơn vật Dũng/Dõng ở Tây Sơn - Bình Định là có thiệt 100%, là 1 danh tướng thuộc hàng khai quốc công thần của "ngụy triều". Ông đã bị "chánh triều" bắt nhốt, không thấy nói đưa đi cải tạo hay giết chết, nếu có thì họ đã kể ra rồi, tỉ như ông Nhậm/Nhiệm bị làm nhục và đánh cho chết họ cũng đã kể vậy.
Như vậy, kết hợp với thiệt tế ông từ trần khi về già, có mồ mả ở quê hương, thì việc ông trốn thoát, không bị hành hành hình, cũng là chắc cú 100% vậy.

Còn việc ông nầy có là "tướng cướp" mà chắc chắn là cướp ở đây là "những tên trộm cướp nhân đức" như dân chúng đặt cho (Coi "Lịch sử nội chiến ..." của Tạ Chí Đại Trường).Tất nhiên chỉ "cướp" và "giặc" khi Nguyễn Tây Sơn chưa tụ nghĩa và sau khi Nguyễn Gia Miêu thắng cuộc.

p/s: Tui có sẵn bản "Quốc Triều Chánh biên ..." và "Lịch sử nội chiến ..." vị nào chưa có hoặc cần tham khảo thêm ở đây:

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

CẦN CHÚ Ý!

ĐỂ "SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO PHÁP LUẬT" PHẢI BIẾT:

  

1./ “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (điều 69 Hiến pháp năm 2013).


2./ "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."
(điều 4 Hiến pháp năm 2013)


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

5 ÔNG CHỦ NUÔI 1 ĐẦY TỚ !

        Việt Nam ta có tổng số dân, từ trẻ mới lọt lòng đến người chưa tắt thở, khoảng 90 triệu người;
        Trong đó: có 55 triệu người trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 60 tuổi; trong số nầy có 11 triệu người ăn lương nhà nước, (gồm có khoảng 3 triệu người "sáng cắp ô đi, tối cắp về" và 3 triệu người phải "cầm tay chỉ việc").
          Như vậy, cứ khoảng 5 ông chủ của ta phải nuôi 1 ông đầy tớ.
          Mà mấy ông đầy tớ nầy không những hạch sách, nạt nộ, thậm chí đánh đập, hành hạ, nếu chủ không làm vừa ý ổng, lại còn thường xuyên chôm chỉa của ông chủ nữa!       Coi ở đây

           CÒN TRONG ĐÁM ĐẦY TỚ THÌ:
        
          a./ 16 "viên" phục vụ cho 17 :cán": ở đây.

          b./ 2 "viên" phục vụ cho 44 "cán": ở đây và ở đây



Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Về "chiến thắng bia" của ROK Army tại đèo An Khê!

     Ngày 23 tháng 8 năm 2012, tui có một entry "Trận chiến đẫm máu giữa “quân giải phóng Miên Nam” và “lính đánh thuê Đại Hàn" tại đèo An Khê (Bình Định) năm 1972" trên blog của mình, trên cơ sở: - Tui biết có sự việc, vì lúc bấy giờ tôi đang sông cách đó không quá 15 cây số đường chim bay. - Căn cứ vào lời kể của cả 2 bên tham dự trận huyết chiến đó là cựu chiến binh sư đoàn Mãnh hổ Đại Hàn và cựu chiến binh sư đoàn 3 Sao vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

     Thế nhưng, sau đó hơn 2 năm, một người quen, cũng là một nhà báo của đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Gia Lai đã hồi hưu bảo rằng "Thông tin không chánh xác vì cái "bia chiến thắng" gốc của bọn Đại Hàn dựng đã bị chánh quyền ta đập bỏ từ hồi 1975 rồi, còn cái "bia chiến thắng" mà tụi cựu binh Đại Hàn khoe đấy là đồ xạo. Ai lại để nó dựng bia "chiến thắng" như vậy, trong khi bộ đội ta mới là người chiến thắng, mà giả dụ nó có thắng thiệt, ta cũng không công nhận cũng phải phá bỏ, ai lại ngu, lại để bị sỉ nhục như vậy. Sau khi thấy thông tin của chú tui đã đến tận nơi, mang cả máy quay phim, thẻ nhà báo, có nghĩa là rất đầy đủ bộ lệ, đồ nghề của phóng viên truyền hình hẳn hoi để hỏi người dân quanh đó, họ đều bảo "hồi trước thì có, nhưng sau nầy chánh quyền đập rồi, đập từ ngay sau khi giải phóng".

     Mặc dầu vậy tui cũng không tin lời nhà báo, dù đó cũng là người quen, trừ khi mình xác minh được sự thiệt rõ ràng. Ngày 24/8/2016, nhơn chuyến du hành "dọc đường gió bụi" đi ngang qua đèo An Khê, tui đã hỏi thăm một đồng bào, người địa phương sở tại, được cho biết rằng cái bia đấy vẫn còn và tụi Đại Hàn vẫn thường xuyên đến thăm viếng. Địa danh nầy tại đỉnh đèo An Khê, thuộc thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
   Vị trí của nó trên bản đồ quân sự trước đây:
     Và đây là video ghi lại cuộc nói chuyện nầy:

     Thế mới biết để xác minh một sự thiệt không hề đơn giản!




Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

KHI "VĂN NHÂN" NƠI" VÕ ĐỊA" ĐẤM NHAU !

 (Qua việc khen chê tác phẩm “Văn nhân Bình Định - một góc nhìn” )

- THỬ:  chưa thấy "viết thị", chỉ thấy được cái nầy.

- BỈ: "viết phi", tui đã có bày tỏ ý kiến của mình, ở đây.

- BỈ: "viết phi", thậm chí "viết thậm phi", ở đây. Bởi mấy lẽ:
   1./ Ngay cái danh xưng tổ chức của nẫu mà gọi cũng không trúng thì nội dung, chất lượng của nẫu làm sao mà chánh xác được. Làm gì có cái gọi là "Phân hội Văn học" mà nó là "Chi hội", trừ khi muốn "bôi bác", cho cả cái "Chi Hội" ấy của nẫu có cái mùi chất bài tiết đặc của động vật. Nếu như vậy, vô hình trung là cho cả tất tần tật các hội viên trong Chi Hội văn học của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định sao?
   2./ Mấy tác phẩm của nhà văn chống cộng Võ Phiến đã được cho xuất bản ở trong nước cũng nêu không trúng, thì tui đồ rằng việc dẫn chứng sự chống cộng của nhà văn Võ Phiến, chẳng qua "bên bỉ" cũng chỉ được học thuộc lòng thôi chớ nào đâu biết ông ta sai lầm như thế nào?
   Hai tác phẩm của nhà văn Tràng thiên, tức Võ Phiến được Nhà nước ta cho xuất bản ở nước CHXHCN Việt Nam, đây nè:
   3./ Đem cả nhân thân của nẫu, mà ác thay lại là lãnh vực "nhạy cảm", tức là "chánh trị" "tôn giáo", mà điều nầy chỉ được "nghe nói", mới "nghe nói" mà đã kết tội, quy chụp rồi suy diễn cho nẫu là "nhà văn XHCN" linh hồn cờ vàng.
 
4./ Với sơ sơ mấy dẫn chứng nêu trên đã cho thấy rằng, khi "VĂN NHÂN" nơi "VÕ ĐỊA" mà đấm nhau thì ghê gớm lắm, nẫu sẵn sàng dùng tất cả mọi đòn, mọi thế, thậm chí đâm cả vô những chỗ nhạy cảm nhứt, để hạ đối phương!

P/s: Tham khảo thêm: "Văn dĩ tải đạo" (cả lẫn )!



Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

CẢM ƠN ĐỨC PHẬT ĐÃ CẦU SIÊU CHO CON!


          Tối 15-11, Lễ tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2015 đã diễn ra tại Hà Nội. Hơn 600 ngọn nến được thắp sáng để tưởng niệm các nạn nhân xấu số. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các vị lãnh đạo thắp nến và đọc kinh Nam mô A Di Đà Phật để cầu siêu cho nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông:

          Thường thì gặp việc gì mà ngoài khả năng giải quyết, xử lý của mình, chúng ta mới "cầu Trời, khấn Phật". Ai dè Phó thủ tướng chánh phủ ta cũng thắp nến, đọc kinh để cầu vãng sanh cho các nạn nhơn bị tai nạn giao thông, thiệt là cảm động quá đi!
          Khiến tui nhớ lại một giấc mơ cách nay suýt soát 2 năm:

          NA MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

          Có người nhờ ĐỨC PHẬT làm lễ cầu siêu để ĐỘ cho một người thân bị chết vì tham gia giao thông trái luật. 
          ĐỨC PHẬT hỏi :
- Hòn đá rơi xuống đáy sông thì có cầu siêu để ĐỘ cho hòn đá nổi lên được không ??? 
NGƯỜI ĐÓ trả lời :
- Con chưa từng thấy !!!
          ĐỨC PHẬT lại hỏi :
– Dầu mỡ nổi trên mặt sông thì có cầu siêu để ĐỘ cho dầu mỡ chìm xuống đáy sông được không ??? 
          NGƯỜI ĐÓ trả lời :
- Con chưa từng thấy !!!
          ĐỨC PHẬT nói tiếp :
- Đúng vậy !!!
          ĐỨC PHẬT lại hỏi :
- Ngươi có sợ chết vì tai nạn giao thông không ???
          NGƯỜI ĐÓ trả lời :
- Con sợ !!!
          ĐỨC PHẬT nói tiếp :
- Vậy ngươi hãy tham gia giao thông đúng luật và kêu gọi mọi người cùng tham gia giao thông đúng luật !!! 
          NGƯỜI ĐÓ trả lời :
- Con sẽ làm theo lời ĐỨC PHẬT dạy. Nếu con tham gia giao thông đúng luật mà vẫn bị CHẾT vì tai nạn giao thông là do kiếp trước con chạy xe trái luật tông chết người lành, nay bị quả báo??? không có cách gì thoát được NGHIỆP sao ??? 
          ĐỨC PHẬT nói :
- Có! Nếu hàng ngày ngươi san lấp ổ gà, dắt người già qua đường ..v…v… Thì nghiệp dữ giảm đi, nghiệp lành tăng lên. Nếu có bị tai nạn giao thông thì không chết mà chỉ trầy xước cùng lắm là gãy chân thôi!!! 
          NGƯỜI ĐÓ nói :
- Cảm ơn Đức Phật đã cầu siêu cho con, ĐỘ cho con khỏi chết vì tai nạn giao thông.

          NA MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! 
 (Ghi chép lại một giấc mơ hôm 22/11/2013)




Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

BÀI HỌC LỊCH SỬ

Đố mọi người biết bọn chúng là ai và ai đã nói những điều nầy?
 

         "...  Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

          Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

          Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

          Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

          Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

          Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

          Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. ..."







Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NHẬT TUẤN!

          Qua báo Tuổi Trẻ Online lúc 08/10/2015 08:00 GMT+7, được biết nhà văn Nhật Tuấn, bào đệ của nhà văn Nhật Tiến, đã từ giã cõi đời vào lúc 18g ngày 6-10 tại TP.HCM do chứng phù nề hành tá tràng.

          Ngày 10/10/2015, lúc 10 giờ, sẽ cử hành lễ động quan và hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

          Cầu mong nhà văn Nhật Tuấn được yên giấc nghìn thu!
***
***** 
         Là người sanh ra và lớn lên ở miền Nam, tôi chỉ mới biết đến nhà văn Nhật Tuấn từ năm 1994, khi nhà xuất bản Văn học xuất bản tập truyện "Quê nhà Quê người" của ông viết chung với nhà văn Nhật Tiến.
          Nhà văn Nhật Tiến, bào huynh của ông, với những Thềm hoang (Đời nay, 1961 - Giải thưởng Văn chương toàn quốc 1962), Chim hót trong lồng (nhật ký, Huyền Trân, 1966), Lá chúc thư (Huyền Trân, 1971), Thuở mơ làm văn sĩ (Huyền Trân, 1973)… đã trở thành là một phần không thể thiếu trong tuổi học trò trong trẻo của chúng tôi.

           Rồi lại nghe thêm chuyện "lùm xùm" quanh "Quê nhà Quê người" của 2 anh em ông:
            Sau đó, trên blog cá nhơn "Thời 2 Đ: Thời đồ đểu, điên đảo, điếm đàng, đĩ điếm, đơn độc" của ông, ông có "30 tháng 4 - chuyện bây giờ mới kể", Có mấy chi tiết mà bào huynh của ông phải "đính chính""sự kiện  xẩy ra đã gần 40 năm, chuyện nhớ sai cũng là bình thường nhưng cũng  xin đính chính để tránh gây ngộ nhận."

           Trước giờ di hài của ông được trở về với tro bụi, tôi xin mạn phép được dẫn lời một facebooker:

            "Nhà văn Nhật Tuấn thuộc nhóm trí thức đi từ Bắc vào Nam, ở cả sáng tác văn học và báo chí của ông, chúng ta đều thấy tính phóng khoáng của người từng trải, phải sống giữa “thời đồ đểu” (chữ của ông); thấy cả giọng bất mãn của một người có lòng, biết yêu thương con người; và thấy cả sự tức giận của một con người có chí khí, thẳng tay tố cáo những cái xấu đang diễn ra trong nước."

           Như một nén nhang lòng thay lời vĩnh biệt , kính tiễn ông về cõi vô biên!
          




Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

CHỈ CẦN "MẤY ỔNG THÔNG CẢM"!

            AI DÁM BẢO THỦ TỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CỦA NHÀ NƯỚC TA LÀ LỎNG LẺO HAY QUAN LIÊU, ... AI DÁM BẢO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TA LÀ "LÀM KHÓ CHO DOANH NGHIỆP!

           HÃY COI ĐÂY: "... Cho xây dựng trước giấp phép cũng có, mấy ổng thông cảm, mấy ảnh nói thôi cứ làm đi rồi giấy phép sẽ cấp sau, cho nên mình thấy đấy là 1 cái rất là tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp …"