“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Lăng mộ của anh hùng Mai Xuân Thưởng toạ lạc ở đâu?

Hay là thông tin không xác thực, một cách cẩu thả, vô trách nhiệm của nhiều cơ quan Nhà nước hữu trách và đơn vị truyền thông lớn!

     Thực tế và chánh xác là lăng mộ của anh hùng Mai Xuân Thưởng, vị thủ lĩnh của phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Bình Định, toạ lạc tại chân ngọn núi Ngang (Hoành Sơn), thuộc địa phận thôn Hoà Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
     
     Ấy vậy mà, không hiểu sao có rất nhiều tư liệu hoặc sách báo của các cơ quan chức năng hữu trách của Nhà nước trong quản hạt - thậm chí cả Sở Văn hoá và "cơ quan của đảng bộ đảng CSVN tỉnh Bình Định" -, các đơn vị truyền thông lớn đều ghi rằng lăng Mai Xuân Thưởng toạ lạc tại thôn Hòa Sơn thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn! Trong khi xã Bình Tườngxã Bình Hòa, tuy cùng thuộc huyện Tây Sơn, nhưng cách nhau đến ngót 20 km và một xã ở bờ nam còn xã kia lại ở bờ bắc của con sông Côn.

     Xin ghi lại vài dẫn chứng điển hình:

          1./ Sách "BÌNH ĐỊNH DANH THẮNG & DI TÍCH" của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường và Sở Văn hoá & Thông tin tỉnh Bình Định - Ấn hành năm 2000.
    

          2./ Báo BÌNH ĐỊNH - 15:16', 20/12/ 2006 (GMT+7):
Coi nguyên bổn ở đây
           3./ Trang mạng "Học kì trong Quân đội":
Coi nguyên bổn ở đây
          4./ Trang mạng "Wikipedia":
Coi nguyên bổn ở đây
          5./ Trang mạng "Tri thức Việt":Coi nguyên bổn ở đây

P/s: Coi thêm:  "Tướng Nguyễn Cao Kỳ bị bộ đội ta bắt sống"; "Cờ Tổ quốc nào đây?""BTV Kim Ngân hay Bee.net sai chánh tả!"; "Báo Bình Định đã biết "lịch sự"!"; "Thông tin trên báo chí Việt Nam"; "Hỡi ôi báo chí Việt nam"

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Đổi rừng lấy điện: Lợi bất cập hại!

Các bạn học cũ của tui đến tham quan Hồ Định Bình:

 
Một đứa "tức cảnh sanh tình":
                     Một khoảng bầu trời, một khoảnh mây
                     Ta về ghé lại... phút giây này
                     Rộn ràng nhà cửa người xe... đó
                     Vỏn vẹn núi sông chim cá... đây!

                                                   KT

Một thằng "ngứa mồm,  đáp lại":
                     Cũng đất nước nầy, cũng khói mây,
                     Ta ở "Quảng" về... ghé lại đây!
                     Rung rinh nhà cửa, người xe... lắc,
                     Chếnh choáng sông hồ, chim cá... đâu?
                                                   BC
 Khiến tui nhớ lại cái phóng sự "Đổi rừng lấy điện: Lợi bất cập hại!" (của một bạn "đồng môn" thời Trung học đệ nhị cấp):



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Quân khốn nạn! Dám gỡ bỏ tượng Lê-Nin.

     Theo nguồn tin của hãng thông tấn UPI (Coi chi tiết ở đây) và BBC News Asia (Coi chi tiết ở đây).

     Ngày 14/10/2012, tại Ulan-Bator, thủ đô Mông Cổ, đã gỡ bỏ bức tượng đồng cuối cùng của Vladimir Ilych Lenin (Влади́мир Ильи́ч Ле́нин) và sẽ đem đi bán đấu giá với giá khởi điểm khoảng $ 280.

     Thiệt là khốn nạn! Còn khốn nạn hơn nữa khi trong bài phát biểu 10 phút tại buổi lễ, viên Thị trưởng thành phố Ulan-Bator là Bat-Uul Erdene dám "tố cáo" Vladimir Ilyich Lenin và các đồng chí cộng sản của Người là "những tên sát nhân" (nguyên văn: "..., He denounced Lenin and his fellow communists as "murderers")
Coi Video ghi lại cảnh tượng này:
P/s: Ở Thủ đô Hà Nội chúng ta cũng có 1 tượng Lê-Nin ở công viên Lê Nin (trước đây là vườn hoa Chi Lăng), đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Có du khách nước ngoài nhận xét "ngạc nhiên khi nó vẫn còn đứng" (nguyên văn: "Surprised that it is still standing"). Coi chi tiết ở đây.

    Xin lưu ý: Ở Mông Cổ, tượng bán thân của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn tại vị (Trong khi tượng toàn thân của Lê-nin đã bị gỡ bỏ)

     Phải nên biết rằng: "Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản." (Coi chi tiết ở đây.)

    Coi thêm:  Một sự kiện có liên quan (Ukraine đã kéo đổ tượng của lãnh tụ cách mạng Nga Vladimir Lenin) ở đây.
 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Bình Định - Khai thác titan: lợi ích rất ít, làm hư hại cầu đường, gây ô nhiễm môi trường,... chỉ được xử lý "chung chung", và "Để lại hậu quả kinh hoàng"!

        Đến lượt: (update 03/04/2014), Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Định phải thốt lên: "Xót cho bà con mình". Vì "Khai thác Titan ở Bình Định: Để lại hậu quả kinh hoàng" ở đây.

       Sau khi:  - (update 17/04/2013), Thanh tra Chính phủ chỉ kiến nghị xử lý ở mức "chung chung": "Công tác quản lý sử dụng đất, khai thác titan tại Bình Định đã bị buông lỏng trong một thời gian dài": Chi  tiết: ở đây. Rồi còn thêm nhiều chuyện nữa mà báo chưa nói: ở đây.

                      - (update 02/10/2012), theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Gây ô nhiễm môi trường trầm trọng:  

          Theo ông Võ Minh Thành, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các khu vực khai thác titan đều vượt 4,5 - 6,2 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Kết quả phân tích các mẫu nước thải tại nhà máy tuyển tinh của Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, xưởng nghiền zircon và mương khai thác của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại khoáng sản Ban Mai có tổng hoạt độ phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.(Coi chi tiết và đầy đủ ở đây)

      Với diễn biến, Từ:
      Lợi ích rất ít:  (Coi chi tiết ở đây) 
      Rồi  hư hỏng cầu đường:  

     Làm "phức tạp xã hội" (hay "hết quan còn dân, chỗ nào còn thì mót")
  
 Đến: mấy bài có liên quan ở Blog này: - 1./"Bình Định: Khế ngọt titan!" 2./"Xới tung bờ biển để lấy titan" 3./"Bình Định: chấm dứt khai thác titan tại hai khu công nghiệp"  4./"Tận thu titan ở Bình Định ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt là chưa có cơ sở"  5./Chảy máu” titan thô, thiệt hại tính bằng triệu đôla" 6./"Tạm dừng" sau "chấm dứt" 8 tháng?"  7./"Bình Định: Khai thác titan lợi ích rất ít"